Thiền định
NGUYÊN TẮC CỦA MỘT TU SĨ YOGI
Hiểu đúng về thực hành “đời sống Yoga” : Yoga là một cuộc sống tự kỷ luật bản thân dựa trên nguyên tắc sống giản dị, nghĩ thanh cao. Theo Yoga cổ đại có mặt hơn 5000 năm trước từ Ấn độ, Swami Vishnu-Devananda đã phối hợp 5 nguyên tắc chính để tạo nên một nguyên tắc toàn diện cho toàn bộ hệ thống trong cơ thể/ tâm trí và linh hồn đạt được trạng thái cân bằng và hợp nhất.
Sự Thật Về Năng Lượng Gốc | Dòng Chảy Năng Lượng Vũ Trụ Prana
Theo Phật giáo cổ xưa thì tất cả mọi thứ chúng ta thấy trên thế giới này đều là ảo ảnh điều này không loại trừ việc bản thân thể xác vật lý của mỗi chúng ta cũng chỉ là ảo ảnh. Thật vậy với những nỗ lực tột cùng của khoa học lượng tử hiện đại, nhân loại cuối cùng cũng đã tìm ra được các loại hạt hạ nguyên tử có kích thước nhỏ hơn nhiều lần hạt quark, chỉ như những bóng ma những hạt neutrino nhỏ, nhẹ đến mức không thể đo lường bằng máy gia tốc hạt. Càng phóng chiếu vào trong thế giới hạt nguyên tử đó, con người chỉ thấy những đại dương sóng - những tầng sóng của năng lượng, hằng hà sa số những đại dương sóng năng lượng là thứ tạo nên cơ thể mỗi chúng ta, cũng là thứ tạo nên vạn vật, tạo nên ý thức và cảm xúc, chúng sáng tạo nên vũ trụ bao la này.
Thiền định trong Yoga cổ điển
Trong Yoga cổ điển, việc thực hành Yoga có mối liên hệ trực tiếp với việc thực hành Thiền Định. Asana (tư thế) đầu tiên của Yoga cũng chính là tư thế ngồi thiền định. Xuất xứ của Yoga là Thiền Định và Thiền Định cũng là Yoga.
Thiền quán là gì?
Thiền quán (Thiền Minh Sát), hay còn gọi là ‘Vipassana’ trong tiếng Pali, là danh từ ghép hai từ khác là: “Vi” - “bằng nhiều cách khác nhau” và “passana” - “thấy”. Vì vậy, nguyên chữ “Vipassana” có nghĩa là “thấy bằng nhiều cách khác nhau”, và khi được dùng trong ý nghĩa về “Thiền” thì “Vipassana” có nghĩa là: “thấy mọi đối tượng hay hiện tượng là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta).
Thiền Định là gì?
Thiền định hay còn gọi là thiền chỉ (Samatha bhavana) là một thực hành Phật giáo để làm dịu tâm, phát triển sự tĩnh lặng thông qua chánh niệm. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở để có thể nhận thức rõ ràng các suy nghĩ, hành động và mọi diễn biến xung quanh khi chúng phát sinh và biến mất.
Nguồn gốc của Thiền
Theo một số học giả, thiền ban đầu giống như một hình thức pha trộn của Đạo giáo và Phật giáo Đại Thừa truyền thống, trong đó các thực hành thiền định phức tạp của Đại Thừa đã gặp phải sự đơn giản dường như vô nghĩa của Đạo giáo Trung Quốc để rồi tạo ra một nhánh mới của Phật giáo là Thiền Tông.