Nguồn gốc của Thiền
01
05/2023

Nguồn gốc của Thiền

Theo một số học giả, thiền ban đầu giống như một hình thức pha trộn của Đạo giáo và Phật giáo Đại Thừa truyền thống, trong đó các thực hành thiền định phức tạp của Đại Thừa đã gặp phải sự đơn giản dường như vô nghĩa của Đạo giáo Trung Quốc để rồi tạo ra một nhánh mới của Phật giáo là Thiền Tông.

Phương pháp thực hành thiền định từ nhiều ngàn năm cổ xưa trước cả thời Đức Phật Thích Ca. những kiến thức này đã có từ xa xưa mà ở kinh vệ đà không ấn định được cốt mốc thời gian chính xác, vì đã lưu truyền qua nhiều thế hệ thông qua dòng truyền thừa không gián đoạn. Còn có thể đo đếm thời gian thì từ hơn 5000 năm trước, trường phái thiền đã xuất phát từ đạo Hindu của Ấn Độ, nhưng nguyên thuỷ nó được gọi là bộ môn Yoga, ngày nay mọi người lại xem tập Yoga như một bộ môn thể dục cho sức khoẻ đơn thuần, nhưng thực tế Yoga là Thiền, thiền là cốt lõi của việc thực hành Yoga, để đi đến cân bằng thân tâm trí kết nối với chân ngã với bản chất bình an, phúc lạc, đủ đầy tuyệt đối bên trong. 

 

 

Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn.

Thiền tông còn được gọi là Phật Tâm tông, Tổ sư Thiền hay Tối Thượng thừa. Đây là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông được Đức Phật Thích-ca đích thân truyền cho Ma-ha Ca-diếp làm Sơ tổ qua sự kiện "Niêm Hoa Thị Chúng", rồi từ đó mà tổ tổ tương truyền. Cho đến khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma, lúc ấy là Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ, đưa phép Thiền vào Trung Quốc, trở thành Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tông phái này được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc với tên gọi là Thiền tông, và qua Triều Tiên với tên gọi là Seon (선), hay Nhật Bản là Zen (禅).

 

 

Thiền tông không chủ trương bác bỏ hay bãi bỏ kinh sách nhưng cũng không khuyến khích quá chấp nhặt vào kinh sách. Kinh sách được dùng làm phương tiện để tham khảo chứ không phải mục đích đến của các hành giả Thiền tông. Mục đích tối thượng của người tu tập theo Thiền tông là liễu ngộ Phật tính, thấu suốt bản tâm thanh tịnh của chính mình, thoát khỏi sinh tử luân hồi và sống với bản tâm thanh tịnh ấy, nếu có nhân duyên thì hoằng hóa giúp người cũng tu tập ngộ đạo như mình, làm lợi lạc quần sinh.

Theo một số học giả, thiền ban đầu giống như một hình thức pha trộn của Đạo giáo và Phật giáo Đại Thừa truyền thống, trong đó các thực hành thiền định phức tạp của Đại Thừa đã gặp phải sự đơn giản dường như vô nghĩa của Đạo giáo Trung Quốc để rồi tạo ra một nhánh mới của Phật giáo là Thiền Tông.

Các bài giảng của Bodhidharma đã khai thác một số tiến triển đã có trong tiến trình, chẳng hạn như sự hợp lưu giữa triết học Đạo Lão với triết học Phật giáo. Các triết lý ban đầu Đại Thừa của Madhyamika (khoảng thế kỷ 2 SCN) và Yogacara (thế kỷ thứ 3 SCN) cũng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của thiền.

Dưới sự hướng dẫn của Tổ phụ thứ sáu, Huệ Năng (Huineng: 638-713), thiền đã bỏ hầu hết những thứ của Ấn Độ, để trở thành của Trung Quốc và giống như thiền mà chúng ta đang nghĩ đến.

Thời kỳ vàng son của thiền phát triển mạnh vào thời nhà Đường, 618-907 SCN, và các bậc thầy của thời kỳ này vẫn “nói chuyện” với chúng ta thông qua các công án và những câu chuyện ý nghĩa.

Thiền đã được truyền sang Việt Nam và Hàn Quốc rất sớm, có thể là ngay từ thế kỷ thứ 7 và Nhật Bản vào thế kỷ 12. Nó được phổ biến ở phương Tây bởi học giả người Nhật Daisetz Teitaro Suzuki (1870 – 1966), mặc dù nó đã được tìm thấy ở phương Tây trước đó. Eihei Dogen (1200-1253), không phải là vị Thiền sư đầu tiên ở Nhật Bản, nhưng ông là người đầu tiên thiết lập một dòng truyền thừa tồn tại cho đến ngày nay.

 

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger