Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp
Reiki - Y Học Năng Lượng vi tế
-
Đối tượng nào học Reiki?
Reiki - Y Học Năng Lượng vi tế
Q:Đối tượng nào học Reiki?
A:- Reiki thích hợp cho người lớn, nam cũng như nữ ở mọi lứa tuổi.
- Người cao tuổi còn sức khoẻ tốt cũng như đang đau bệnh nên tập REIKI.
- Trẻ em cũng có thể thụ giáo và tập Reiki.
Đóng -
Học và vận dụng Reiki có dễ dàng và tốn nhiều thời gian không?
Reiki - Y Học Năng Lượng vi tế
Q:Học và vận dụng Reiki có dễ dàng và tốn nhiều thời gian không?
A:Học đơn giản trong 4 ngày là có thể tự thu năng lượng và vận hành Reiki. Sau khi khai mở lần đầu thì Reiki tồn tại suốt đời
Mỗi ngày dành 10 – 30 phút để thu năng lượng và điều chỉnh Reiki cho bản thân và gia đình. Luyện tập thường xuyên thì nâng cao hiệu quả điều chỉnh càng cao.
Đóng -
Tại sao Reiki phù hợp cho người Việt?
Reiki - Y Học Năng Lượng vi tế
Q:Tại sao Reiki phù hợp cho người Việt?
A:- Ý thức giữ gìn sức khoẻ của người dân Việt Nam còn chưa cao.
- Mạng lưới y tế tập trung vào việc sử dụng thuốc và các biện pháp y tế để chữa bệnh hơn là phòng bệnh.
- Số lượng người có khả năng tài chính đáp ứng các biện pháp trị bệnh đắt tiền chưa cao.
- Không gian dành cho cộng đồng chưa nhiều.
- Môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề.
Đóng -
Có bao nhiêu lớp Reiki?
Reiki - Y Học Năng Lượng vi tế
Q:Có bao nhiêu lớp Reiki?
A:Hiện Giáo trình dưỡng sinh Reiki được chia làm hai phần:
1. Reiki cơ bản bao gồm
- Hiểu biết cơ bản về nguồn gốc cũng như cơ sở lý luận của Reiki
- Hiểu biết về đối tượng có thể thực hành Reiki
- Được khai kênh cơ bản.
- Hướng dẫn các phương pháp thực hành Reiki để tự điều chỉnh và điều chỉnh cho người khác.
- Ứng dụng cơ bản của Reiki.
2. Reiki nâng cao
- Ứng dụng nâng cao của Reiki trong đời sống hàng ngày như kiểm tra phong thủy, xem ngày phù hợp, kiểm tra đối tác.
- Bổ sung các biểu tượng nâng cao.
Đóng -
Reiki cơ bản và nâng cao có cần học cách nhau không?
Reiki - Y Học Năng Lượng vi tế
Q:Reiki cơ bản và nâng cao có cần học cách nhau không?
A:Về lý thuyết thì bạn cần 21 ngày để tự hòa hợp với nguồn NL của reiki nhưng thực tế thì bạn có thể học thực hành Reiki cơ bản và nâng cao trong 2 ngày liên tục. Tuy nhiên nếu không cần gấp thì nên học giãn cách để bạn tự thực hành và cảm nhận rõ sự khác biệt về năng lượng của 2 cấp độ.
Đóng
Yoga
-
Tôi cần chuẩn bị gì để bắt đầu tập Yoga?
Yoga
Q:Tôi cần chuẩn bị gì để bắt đầu tập Yoga?
A:Phòng tập: Bạn nên tìm một trung tâm Yoga có mở nhiều lớp Yoga khác nhau. Điều này sẽ cho bạn có nhiều lựa chọn hơn và bạn cũng có thể thay đổi lớp học để tìm xem loại hình nào là tốt nhất và phù hợp nhất với mình.
Quần áo phù hợp thoải mái, thoáng khí: Hãy nhớ rằng, có rất nhiều các động tác duỗi, căng khi tập Yoga. Vì vậy, nên chọn quần áo vừa với cơ thể vì chắc chắn bạn sẽ không muốn bị phân tâm khi luyện tập chỉ vì ống tay áo hoặc thắt lưng của bạn quá chật.
Bên cạnh đó, sở hữu một thảm tập riêng và một chiếc khăn mặt cũng là điều rất tuyệt vời.
Đóng -
Loại hình Yoga nào phù hợp với tôi?
Yoga
Q:Loại hình Yoga nào phù hợp với tôi?
A:Nếu xem Yoga như một bài tập thể dục và muốn có được vóc dáng như ý, bạn nên chọn các loại Yoga mạnh mẽ như Power Yoga, Ashtanga Yoga, hoặc Hot Yoga.
Nếu muốn khám phá sự kết nối đặc biệt giữa cơ thể và tâm trí, bạn có thể chọn lựa các loại Yoga nhẹ nhàng, yên tĩnh, những loại có kết hợp ngồi thiền, tụng kinh và tìm hiểu về các khía cạnh triết học của Yoga.
Bị chấn thương, hay có một tình trạng bệnh lý hoặc những hạn chế khác, bạn nên chọn lựa các lớp học Yoga chậm và tập trung nhiều vào việc điều chỉnh động tác như Gentle Yoga.
Đóng -
Tập Yoga có rủi ro gì không?
Yoga
Q:Tập Yoga có rủi ro gì không?
A:Giống như các bài tập thể dục khác, tập Yoga cũng có thể có rủi ro. Vì vậy, trước khi tập Yoga, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chia sẻ với huấn luyện viên về tình trạng sức khỏe của mình đồng thời cho họ những việc hay động tác bạn không thể thực hiện được.
Đóng -
Làm thế nào để giữ an toàn khi tập Yoga?
Yoga
Q:Làm thế nào để giữ an toàn khi tập Yoga?
A:Yoga hoàn toàn an toàn nếu bạn được dạy đúng cách bởi một huấn luyện viên Yoga được đào tạo bài bản và một lớp học phù hợp với thể trạng. Vì thế, nếu bạn đang tiếp nhận liệu trình điều trị bệnh lý nào đó, hãy nói với các chuyên gia Yoga và bác sĩ về ý muốn sử dụng một liệu pháp thay thế. Họ có thể giúp bạn xác định các rủi ro liên quan và tư vấn để bạn có thể chọn lựa một lớp Yoga phù hợp.
Đóng -
Tôi có thể nâng cao kiến thức về Yoga như thế nào?
Yoga
Q:Tôi có thể nâng cao kiến thức về Yoga như thế nào?
A:Bạn biết không? Yoga còn chứa đựng những triết lý, những kiến thức uyên sâu trí tuệ rất nhiều mà chúng ta không thể bỏ qua. Vì thế, ngoài việc bàn luận trao đổi thật nhiều với các giáo viên giỏi và người thực hành Yoga lâu năm, bạn cũng có thể nâng cao vốn hiểu biết và nhận thức về Yoga thông qua sách, báo, internet và các videp clip về Yoga. Chắc chắn, chúng sẽ giúp đời sống Yoga của bạn trở nên phong phú hơn về kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ thuật luyện tập.
Đóng
Thiền Định
-
Thiền để làm gì?
Thiền Định
Q:Thiền để làm gì?
A:Đây là câu hỏi về mục đích của thiền mà chúng ta thường quan tâm. Đa số con người tìm đến thiền với mục đích lắng dịu tâm trí, kết nối với tâm hồn trực giác, trau dồi sinh lực, tăng sự sáng tạo, thực chứng các chân lý, v.v… Tuy nhiên, đối với những người đã thực hành thiền sâu sắc, đi vào bản chất của thiền thì nó là quá trình tẩy rửa đi những mục đích hình tướng và tìm ra mục đích tinh thần. Hay có thể nói, khi bỏ đi tất cả các mục đích khi thiền, ta tìm thấy mục đích của thiền.
Đóng -
Tôi nên bắt đầu thiền từ đâu?
Thiền Định
Q:Tôi nên bắt đầu thiền từ đâu?
A:Có một số người nghe nói về thiền nhưng vẫn chần chừ, trì hoãn việc thực hành vì không biết bắt đầu từ đâu. Suy nghĩ “tôi không biết bắt đầu từ đâu” cản trở họ làm những gì có thể. Những ai thật sự khao khát trải nghiệm và tìm lại bản chất tinh thần của chính mình thì sẽ tự biết tìm kiếm những phương pháp thiền và thực hành theo. Cá nhân mình thì đơn giản là ngồi hít thở và quan sát tâm trí mỗi ngày. Vì có vô vàn phương pháp nên chúng ta muốn bắt đầu từ đâu cũng được. Đi đến đâu hay đến đó, nếu sai thì chỉnh sửa và đi tiếp. Không quan trọng là bắt đầu từ đâu, quan trọng là có bắt đầu hay không.
Đóng -
Nên thiền vào thời điểm nào trong ngày?
Thiền Định
Q:Nên thiền vào thời điểm nào trong ngày?
A:Theo kinh nghiệm cá nhân, mình thường thiền vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Đây là thời điểm cơ thể dồi dào sinh lực nhất vì đã được thư giãn và sạc lại năng lượng sau một đêm ngon giấc. Nếu thiền vào điều kiện này thì sẽ dễ dàng lắng dịu tâm trí và phát huy những phẩm chất tích cực bên trong. Còn khi thiền vào buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ khó phát huy công lực của thiền. Lúc đó, cơ thể ở trạng thái mỏi mệt, tâm trí cũng căng thẳng sau một ngày làm việc và tương tác với thế giới. Tốt nhất là ta nên đi ngủ.
Đóng -
Có nên nghe nhạc khi thiền không?
Thiền Định
Q:Có nên nghe nhạc khi thiền không?
A:Một số người có thói quen nghe nhạc khi thiền vì nó tạo ra sự ổn định, dễ chịu, thư thái. Tuy nhiên, việc hưởng cảm giác dễ chịu không phải mục đích của thiền. Theo mình, nếu lấy âm thanh làm đối tượng quan sát thì thỉnh thoảng có thể nghe nhạc phục vụ thực hành. Còn nếu không thì ta nên ngồi thiền trong môi trường tĩnh lặng nhất có thể. Vì trong môi trường càng thanh khiết, sự tĩnh lặng bên trong càng dễ dàng được hiển lộ.
Đóng -
Thời gian thiền kéo dài bao lâu là thích hợp?
Thiền Định
Q:Thời gian thiền kéo dài bao lâu là thích hợp?
A:Tối thiểu là 15-30 phút, đều đặn mỗi ngày. Không phải là một tuần có 7 ngày thì ta chơi 6 ngày, còn 1 ngày thì ngồi thiền liên tục 3 tiếng đồng hồ rã hết thân thể. Khi đó, ta không có sự tích lũy gì ngoài những áp lực và mệt mỏi, thiền như vậy phản tác dụng.
Đóng