Yoga và Thiền Định
Thiền là gì?
Thiền là gì? Thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung tâm trí cao độ, hoàn toàn khách quan trong suy nghĩ trước dòng chảy của vạn vật, vũ trụ. Trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thuỷ, thiền dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Có hai pháp thực hành thiền là Thiền định (samatha bhavana) và Thiền tuệ/Thiền quán (vipassana bhavana). Hiểu một cách nôm na, tu tập Thiền chính là bạn đang tu luyện tâm trí của bản thân. Giúp bản thân giác ngộ và trở nên tỉnh táo hơn.
Bạn có thể từng bắt gặp những khoảnh khắc nào đó mà bản thân dường như vượt thoát ra khỏi tâm trí, bạn trở nên thông thái và nhìn nhận sự vật, sự việc một cách chân thực và khách quan. Đó có thể là một trạng thái của thiền. Tuy nhiên, sẽ thật khó để mô tả cụ thể xem Thiền là gì, vì nó trừu tượng và chúng ta không thể dùng những nhận xét chủ quan của chúng ta để khẳng định nó.
“Thiền” là sự bất động của “sáu căn” không phóng dật, không bị dụ dỗ lôi kéo dính mắc sáu pháp trần gian bên ngoài thân ngũ uẩn, gây nên sự ham muốn thích thú đam mê.
Thiền trong Phật giáo giúp đạt được giác ngộ bằng cách trực tiếp nhìn thấy bản chất thật của sự tồn tại mà không có sự can thiệp của “cái tôi”. Thiền quan tâm đến bản chất thật hơn là những gì chúng ta thấy hoặc suy đoán chủ quan, liên quan đến những sự vật như chúng đang là, mà không cố giải nghĩa chúng. Chìa khóa cho thiền chỉ đơn giản là tự hiểu biết.
Thiền chính là phương pháp rèn luyện tâm dựa trên sự tập trung có chủ ý vào một đối tượng, hoặc những khoảnh khắc xảy ra trong cuộc sống để tâm an tịnh. Khi tâm an tịnh thì trí tuệ sẽ phát triển giúp hành giả có cái nhìn chính xác và thấu đáo hơn những sự vật, hiện tượng để từ đó đưa ra những phản ứng phù hợp.
Thiền không tìm cách trả lời những câu hỏi chủ quan bởi vì đây không phải là vấn đề quan trọng. Điều thực sự quan trọng là giây phút hiện tại, ở đây và ngay bây giờ, chứ không phải là quá khứ, tương lai hay Đấng tạo hóa.
Bạn chỉ cần tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, sống hết mình trong khoảnh khắc đó với những suy nghĩ, lời nói và hành động tốt đẹp tại thời điểm đó. Bạn không phải lo lắng về tương lai của mình sẽ như thế nào.
MỤC ĐÍCH CỦA THIỀN
Từ trước đến nay, khi nhắc tới thiền, nhiều người thường hay nghĩ ngay tới một phương pháp tu tập của Phật giáo. Có rất là nhiều cách định nghĩa khác nhau về thiền, thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ trong khi tâm trí xuôi chảy không có gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình vào trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Chính vì thế thiền còn được gọi là Dhyana có ý nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”.
Thiền tiếng Anh, tùy theo ngữ cảnh, có thể được dịch ra như một danh từ: meditation, contemplation, concentration, abstraction, trance…hay như một động từ: to meditate, to contemplate, to think of, to imagine, to call to mind, to recollect…Tuy nhiên tất cả những từ này đều chỉ đúng tùy theo từng ngữ cảnh riêng biệt mà thôi, có nghĩa là không được đúng theo như ý nghĩa tổng quát nhất.
Cuộc sống luôn biến đổi và có rất nhiều thứ sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nó khiến bạn cảm thấy lo lắng, bất an, hồi hộp, sợ hãi, mất tự do…? Nhưng thật may mắn rằng chúng ta có thể tác động để thay đổi những trạng thái tâm trí này, giúp chúng trở lên tốt hơn. Theo đạo Phật, đây là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để thay đổi tình thế! Thiền lại là một biện pháp giúp bạn thay đổi tâm trí. Thiền định trong Phật giáo là một kỹ thuật giúp bạn phát triển sự tập trung, sự rõ ràng, tình cảm, và sự bình tĩnh để nhìn thấy bản chất đích thực của sự vật. Từ đó giúp bạn thấy rõ hơn và điều chỉnh chính xác hành vi trong mỗi hoàn cảnh sống. Bạn cũng trở nên bình tĩnh và thông thái, tràn đầy sức sống hơn. Thiền định nhằm mục đích đưa tâm trí ra khỏi vòng luẩn quẩn của tinh thần, từ đó giúp ta nhận thức rõ ràng hơn, nhận ra Phật tánh bên trong mình. Những người hành thiền thường nhằm mục đích đạt được giác ngộ thông qua cách sống của họ, bởi vì các hành động tinh thần tiếp cận chân lý mà không có tư tưởng triết học hay nỗ lực trí tuệ. Một số trường phái Thiền khác làm việc để đạt được khoảnh khắc giác ngộ bất ngờ, trong khi những trường phái khác thì thích một quá trình từ từ hơn.
Thiền tập trung vào những mục đích sau:
- Khi ngồi thiền, bạn sẽ điều chỉnh được thân vật lí về tư thế ngồi cân bằng, đối xứng.
- Mang lại hơi thở sâu trọn vẹn để kích hoạt năng lượng bên trong duy trì phát triển sự sống một cách toàn diện cho cả thân lẫn tâm.
- Kết nối được sự truyền đạt thông tin giữa thân và tâm, giúp bản thân cảm nhận được rõ ràng thực trạng bên trong mình.
- Đưa năng lượng thanh khiết Prana luân chuyển điều hoà qua 7 trung tâm năng lượng của cơ thể để lên não bộ hay qua đất xả ra những trượt khí và năng lượng ô nhiễm.
- Giúp các tuyến nội tiết và hệ thống kinh lạc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ bên trong thân sinh lí, giúp kích hoạt tuyến tùng, kích hoạt huyệt tam âm giao.
- Thúc đẩy khả năng trao đổi chất và thông tác các khối tắc nghẽn năng lượng bên trong, kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
- Rèn luyện tinh thần kiên trì nhẫn nại, bền bỉ cơ thể.
- Phát triển tuệ giác, khai thác kho tàng tiềm thức để giúp bản thân tâm an trí sáng.
Vashna Thiên Kim