Dòng họ Đỗ Gia

Cách đây hơn thế kỉ, vùng sông nước mênh mông đất Cần Thơ có một dòng họ lâu đời theo nghề thầy thuốc hành y cứu người bằng châm cứu, ấn huyệt, bốc thuốc nam, đó là dòng họ Đỗ Gia.

Kim chỉ nam của dòng họ này được truyền thừa cho các thế hệ con cháu là: lấy việc giúp người làm căn bản, giữ trọn y đức, chữa bệnh cứu người đặt lên hàng đầu.

Trước khi trở thành thầy thuốc, những người con trong gia đình đều được ông bà cha mẹ dạy tròn chữ TÂM, cách ứng xử theo đúng đạo lý, tạo phước đức cho đời sau. Cứ vậy cha truyền con nối, truyền thống phát huy đến 4 đời.

Khi đất nước hòa bình thống nhất, dòng họ ấy vẫn làm rạng danh tiên tổ vì thầy thuốc Đỗ Thanh Tâm – người kế thừa truyền thống của gia đình cũng chính là người mở ra phòng mạch tư nhân cùng nhà thuốc tư nhân đầu tiên tại Cần Thơ để chữa trị bệnh rộng rãi cho nhiều người. Nhà thuốc tây đầu tiên của ông ngoại cũng là nhà thuốc tây đầu tiên của tp Cần Thơ, tên là: nhà thuốc Nguyễn Thái Học nằm 36 đường Nguyễn Thái Học.Những người con của ông trong dòng họ cũng đều rạng danh khoa bảng với nhiều học vị cao: thạc sĩ, tiến sĩ và giáo sư trong ngành y – dược. Đó là dòng họ bên ngoại của mình! Dòng chảy truyền thống của nghề Y – Dược – một dòng họ danh gia vọng tộc theo như cách gọi của người dân ở đây.

(ông bà ngoại mình thời còn trẻ)

Ông bà ngoại sinh được 8 người con, mẹ mình là con cả. Ngay từ khi còn trẻ, mẹ đã đẹp nức tiếng một vùng. Những đường nét thanh tú, đài các, kiêu sa đậm chất điện ảnh của cô gái mới lớn khiến cho bao chàng trai đem lòng thương nhớ.

Ông ngoại yêu thương mẹ vô cùng nên mẹ được nuôi dạy như một cô tiểu thư đúng nghĩa có tuổi thơ êm đềm trong vòng tay gia đình. Ông đã định sẵn cho mẹ con đường đi theo y dược và muốn gả mẹ cho một gia đình môn đăng hộ đối, điều kiện sống vững vàng. Và mẹ đã lớn lên là một người con nhu thuận đúng nghĩa, vâng lời ông bà trong mọi việc, toàn tâm toàn ý quán xuyến trông nom dạy dỗ các em ngay cả sau này khi bà không còn khỏe. Nhưng chỉ có một việc, mẹ đã chọn theo trái tim mình. Đó là mối tình sâu nặng nhiều năm ròng của mẹ với ba.


Ngay từ khi còn trẻ, mẹ đã đẹp nức tiếng một vùng. Những đường nét thanh tú, đài các, kiêu sa đậm chất điện ảnh của cô gái mới lớn khiến cho bao chàng trai đem lòng thương nhớ. Ông ngoại yêu thương mẹ vô cùng nên mẹ được nuôi dạy như một cô tiểu thư đúng nghĩa có tuổi thơ êm đềm trong vòng tay gia đình. Ông đã định sẵn cho mẹ con đường đi theo y dược và muốn gả mẹ cho một gia đình môn đăng hộ đối, điều kiện sống vững vàng. Và mẹ đã lớn lên là một người con nhu thuận đúng nghĩa, vâng lời ông bà trong mọi việc, toàn tâm toàn ý quán xuyến trông nom dạy dỗ các em ngay cả sau này khi bà không còn khỏe. Nhưng chỉ có một việc, mẹ đã chọn theo trái tim mình. Đó là mối tình sâu nặng nhiều năm ròng của mẹ với ba.

(Chân dung mẹ Kim thời còn trẻ)

Cho đến giờ, mình cũng không hiểu ba làm thế nào có thể lay chuyển được trái tim của một người con gái in đậm lễ giáo phong kiến như mẹ. Một người con gái lá ngọc cành vàng nhiều người giàu có tới lui. Ba lại là người nghèo nhất trong số họ. Ba nghèo tài sản nhưng giàu ý chí. Ba là trai Bắc, lại tôi rèn từ quân đội…Có lẽ là duyên số, ba mẹ đến giờ vẫn nói vậy.

Lại nói về bên nội, ấn tượng khắc sâu trong mình là tinh thần nhà giáo, yêu nước thương dân, sống đời cống hiến, nghèo khó nhưng bảo bọc. Gia đình ông nội ba đời tham gia bộ đội, xuyên suốt những năm tháng chống Pháp rồi chống Mỹ: cụ nội là liệt sĩ thời chống Pháp, ông nội cũng là thương binh. Khi trở về, ông là hiệu trưởng phụ trách qua nhiều thời kì ở các trường thuộc Đông Phong, Đông Trung, Đông Hoàng thuộc Tiền Hải Thái Bình. Bà nội cũng là cô giáo tiểu học, hiền lành đức độ, sau bà vào làm công quả quản lý chùa, ăn chay trường. Sinh ra trong một gia đình căn bản như thế nên ba chịu thương chịu khó. Sau khi đi nghĩa vụ, ba vào học viện sĩ quan quân đội học và phục vụ cho nhà nước. Ý thức được cảnh nhà, ba hết sức tiết kiệm, tìm mọi cách bươn chải để gửi tiền về phụ ông bà nội nuôi cho các em ăn học đến nơi đến chốn.

Gia cảnh ba và mẹ khác nhau quá nhiều. Bên nội thì không hiểu được gái Nam, bên ngoại chưa thể tin trai Bắc, cả hai nhà cùng phản đối. Mối tình của ba mẹ được thử thách dài lâu.

Mẹ gặp ba từ khi chỉ là cô nữ sinh lớp 12 duyên dáng, nhưng để tình cảm chín muồi thì mất đến bảy năm. Bảy năm để ba qua lại cho gia đình ngoại hiểu tấm chân tình. Bảy năm cho đôi trẻ hiểu rõ lựa chọn của trái tim, vượt lên cả nhiều thử thách, ngăn trở. Ngày ba bày tỏ ý nguyện xin được cưới mẹ, cả nhà ngoại bằng lòng. Chỉ riêng có ông ngoại vẫn một mực phản đối. Và ông đã thử thách cho con gái mình thế này: “Nếu con vẫn ưng lấy nó, thì con phải tự lập tự lo, tự lo đám cưới, rời khỏi nhà với 2 bàn tay trắng, tự định đoạt lấy cuộc sống của chính mình”. Đó là nước đi cuối! Ngoại muốn đặt con gái mình vào lựa chọn khó khăn nhất cuộc đời để con từ bỏ tình yêu. Một đứa con gái lá ngọc cành vàng, chưa từng phải nấu một bữa cơm thì sao dám chọn bỏ đi tất cả…ngoại đã nghĩ như thế.

Nhưng ngoại đã lầm! Trong mọi việc, mẹ mình nghe ngoại, một mực tuân theo mọi lề lối gia phong, nhất nhất chọn chữ hiếu. Nhưng riêng với hạnh phúc cá nhân, mẹ đã dũng cảm lựa chọn theo trái tim mình!

Cuối cùng, đám cưới vẫn diễn ra với linh đình rạp kết, cờ hoa rạng rỡ – là sự cố gắng vượt bậc của ba! Giây phút mẹ lựa chọn gửi gắm cuộc đời mình cho ba là ba đã nguyện cả đời phấn đấu để tình yêu ấy đơm hoa kết trái trong sự đủ đầy.

(Ba mẹ Kim trong ngày cưới)

Bạn đã đọc câu chuyện Vua Chích Chòe chưa? Chuyện kể về nàng công chúa được gả cho một gã hành khất – vốn là một vị vua cải trang. Cùng với bước ngoặt ấy là trang mới trong cuộc đời công chúa với rất nhiều “lần đầu tiên” vụng về, lóng ngóng để vun đắp cho cuộc đời mới với ý nghĩa đích thực của việc tự lo. Mẹ Kim cũng như vậy khi tay trắng về sống với ba. Ba mẹ đã có những bước đi đầu tiên cực nhọc gian khó. Ba mẹ nghèo nên gắng sức động viên nhau: ba chịu khó đi xa để kiếm thêm chút vốn, mẹ ở nhà làm dược để phụ thêm. Lựa chọn tình yêu cũng là lựa chọn tự lực, tự lo cho cuộc sống của ba mẹ. Nghị lực và sự chính trực của người con Thái Bình đã giúp ba tận tâm tận lực làm chính, làm thêm, bỏ lên Sài Gòn tìm cách buôn bán, xoay sở. Giai đoạn này, ba đã mở cho mẹ một tiệm thuốc tây và cáng đáng mọi chuyện. Mẹ bầu Kim thì ba vẫn chạy bươn bải ở Sài Gòn. Mẹ ôm bụng bầu bán thuốc, lo toan. Rồi đến ngày mẹ trở dạ, ba vội vã bắt chuyến xe đêm để kịp về bên mẹ con mình.

Và ngay từ khi mình mới chào đời, mọi yêu thương kì vọng của ba mẹ đã dồn lại cho mình: Nguyễn Đỗ Châu Bảo Ngân – một cái tên kết tụ niềm hi vọng và ước mong rạng danh cho cả hai dòng họ.

Nói về tiệm thuốc mà ba mở cho mẹ, đó là công sức làm lụng, để dành gom góp cả đời của ba. Vốn chẳng có nhiều nên ba chạy vạy tìm đủ nguồn nhập thuốc, bán gối đầu, xin trả vốn với lãi dần sau. Kiên trì như thế, dần dà ba trả được hết nợ, lần lần mua được nếp nhà lo cho vợ con. Căn nhà đầu tiên gia đình mình có được nằm tít sâu trong hẻm, ngập tràn niềm vui của cả nhà, thấm đượm giọt mồ hôi của ba. Đến giờ, ba vẫn hay kể rằng thay vì đưa mình đến lớp mẫu giáo như các bạn, ba mẹ vẫn đưa mình rong ruổi đi theo những chuyến lấy hàng xa. Cả nhà mình đã bên nhau như thế đó!

Khi Kim còn nhỏ, gia đình vẫn chưa hết khó khăn: bữa cơm ba mẹ ăn rau ăn mắm, nhưng con thì nhất định phải có nhiều đồ ngon. Bằng những nỗ lực kiên cường, ba mẹ đã phấn đấu và cho Kim một tuổi thơ đủ đầy nhất có thể: ăn sung mặc sướng, rất nhiều đồ chơi, thích gì được mua nấy.

Không chỉ là điều kiện vật chất, mà tất cả những thói quen, nếp suy nghĩ, truyền thống ứng xử của gia đình khi trước, ba mẹ đều dồn hết vào tâm huyết nuôi dạy Kim.

Nếu các bạn để ý kĩ sẽ thấy rằng ý thức xã hội luôn chuyển dịch thay đổi qua các thế hệ, vậy nên quan điểm về cuộc sống, về hạnh phúc đủ đầy cơ bản của các thế hệ là khác nhau. Cho nên, khi mâu thuẫn nổ ra giữa các thế hệ, thì nó là tất yếu chứ không phải ở góc nhìn đúng sai. Mâu thuẫn vốn không xấu, vì nó giúp các thế hệ nhìn lại vấn đề. Nhưng nếu bước vào mâu thuẫn ấy với tâm thế đúng – sai thì bạn dễ quên mất những thứ tốt đẹp mà mình đang có được.

Thời của ba mẹ - thời kì đất nước mới kết thúc chiến tranh, vừa qua bao cấp, ba mẹ được nuôi dạy với mong muốn cuộc sống an ổn, chan hòa, sống vì gia đình, coi trọng nề nếp, trách nhiệm, gia phong. Nếp nghĩ này coi trọng việc rèn luyện, tu tâm dưỡng tính, kỉ luật và đạo đức con người và truyền thống gia đình. Tư tưởng ấy ăn sâu vào con người. Ai cũng thấy lựa chọn kế thừa truyền thống là điều đương nhiên không cần phải lật lại vấn đề. Và ba mẹ đã sống với trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống, rồi nuôi dạy con mình theo đúng những gì mình được dạy, bên cạnh việc bảo bọc chăm lo cho con. Hi sinh cả tuổi thanh xuân, công sức và thậm chí là cả tính mạng cho con. Bởi vậy, Kim vừa có cảm giác mình là đứa con gái may mắn, hạnh phúc nhất thế gian, vừa biết ơn sâu sắc, vừa thấy áp lực trong chính tình yêu thương của ba mẹ.

Xem thêm
Dòng họ Đỗ Gia

Ghi chú :

Các bài viết liên quan

Chặng 2

"DUYÊN KHỞI TỪ KHÔNG, TRỞ VỀ KHÔNG"

Chặng 3

HÀNH TRÌNH TỰ CHỮA LÀNH ĐẾN CON ĐƯỜNG TRUYỀN CẢM HỨNG

Từ không làm gì đến gì cũng làm - Hành trình vượt sướng

Trong quãng thời gian 4 năm qua, từ khi trở thành một người chữa lành, Thiên Kim đã được lắng nghe rất nhiều câu chuyện. Và đó là những câu chuyện rất đặc biệt. Tuy nhiên, trong Blog của mình, Thiên Kim sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của chính mình trước. Bởi có lẽ, nó cũng là những viên gạch đầu tiên mà Thiên Kim đã xây trên con đường đi của mình.

Mở đầu câu chuyện trưởng thành của bản ngã

Bạn biết không, khi ta chỉ nhìn mọi thứ ở bề ngoài và chỉ hành động dựa trên những giá trị bề ngoài thì bạn cuộc sống của bạn khi đó sẽ đúng như thế: vây quanh bạn là những lớp áo hào nhoáng và một nội tâm trống rỗng, lấp mãi cũng khó đầy, ẩn chứa những nguy cơ sụp đổ phía sau…Không bao giờ có thứ gì hoàn hảo lấp lánh như những hình tượng mà ta nhìn thấy xung quanh mình!
0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger