Trong quãng thời gian 4 năm qua, từ khi trở thành một người chữa lành, Thiên Kim đã được lắng nghe rất nhiều câu chuyện. Và đó là những câu chuyện rất đặc biệt. Tuy nhiên, trong Blog của mình, Thiên Kim sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của chính mình trước. Bởi có lẽ, nó cũng là những viên gạch đầu tiên mà Thiên Kim đã xây trên con đường đi của mình.
Trước khi viết tự truyện này, Kim đã từng là chủ doanh nghiệp. Vào thời điểm hơn 10 năm trước, Kim của tuổi 22 đã từng làm ra hơn 200tr/ tháng và tự mình mua xe sang trị giá bằng một căn nhà to lúc bấy giờ. Là chủ một chuỗi Spa uy tín, Kim cũng được biết đến như một gương mặt thương hiệu của vài nhãn hàng nên cuốn tự truyện này được viết ra không nhằm để xây dựng hình ảnh, để nhiều người biết đến Thiên Kim hay để mong cầu danh lợi nổi tiếng. Nó đơn thuần là sự kết tinh những bài học quý giá được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, từ những trải nghiệm thực tế trên con đường chữa lành mà Kim đã đi qua, để giúp cho các chủ thể của mình. Không giống như một liều thuốc đem lại sự dễ chịu trong chốc lát, những trang tự truyện của Kim giống như một thứ trà thảo mộc mang đủ vị: chua, ngọt, đắng, chát để bạn trân trọng hơn cuộc sống và sức khỏe toàn diện của mình. Vượt qua khỏi bãn ngã của một cá nhân, những câu chuyện của Kim cũng sẽ có trăn trở của bạn trong đó, vì nó là muôn mặt đời sống. Mong bạn hãy lắng lại và đón nhận từng thông điệp một cách rộng mở.
Thành công nào cũng là kết quả của một quá trình bền bỉ, trả giá và không có đường tắt hay đường ưu tiên. Ngay cả khi bạn sinh ra trong một điều kiện thuận lợi đến hoàn hảo thì trên vai bạn cũng là những áp lực mà rất ít người hiểu được – áp lực cô đơn của đỉnh cao danh vọng!
Các bạn thân mến! Trong quãng thời gian 2 năm qua, từ khi trở thành một người chữa lành, Thiên Kim đã được lắng nghe rất nhiều câu chuyện. Và đó là những câu chuyện rất đặc biệt. Tuy nhiên, trong Blog của mình, Thiên Kim sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của chính mình trước. Bởi có lẽ, nó cũng là những viên gạch đầu tiên mà Thiên Kim đã xây trên con đường đi của mình.
Trước khi viết tự truyện này Kim đã từng là chủ doanh nghiệp. Vào thời điểm hơn 10 năm trước, Kim của 22 tuổi đã từng kiếm hơn 200tr/1 tháng, tự mình mua ô tô sang. Là một chủ Spa uy tín, Kim cũng được biết đến như một gương mặt thương hiệu của vài nhãn hàng nên cuốn tự truyện này được viết ra không nhằm để xây dựng hình ảnh, để nhiều người biết đến Thiên Kim hay để mong cầu danh lợi nổi tiếng. Nó đơn thuần là sự kết tinh những bài học quý giá được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, từ những trải nghiệm thực tế trên con đường chữa lành mà Kim đã đi qua, đã giúp cho các chủ thể của mình. Không giống như một liều thuốc đem lại sự dễ chịu trong chốc lát, những trang tự truyện của Kim giống như một thứ trà thảo mộc mang đủ vị: chua, ngọt, đắng, chát để bạn trân trọng hơn cuộc sống và sức khỏe toàn diện của mình. Vượt qua khỏi bãn ngã của một cá nhân, những câu chuyện của Kim cũng sẽ có trăn trở của bạn trong đó, vì nó là muôn mặt đời sống. Mong bạn hãy lắng lại và đón nhận từng thông điệp một cách rộng mở.
Hẳn các bạn cũng đồng ý với Kim rằng trong một đời người sẽ có một số nỗi sợ cơ bản:
- Sợ chết
- Sợ khổ
- Sợ đói nghèo
- Sợ bị bỏ rơi, phản bội
- Sợ trắng tay, được mất
- Sợ chia xa
- Sợ bệnh tật, ốm đau
Ở độ tuổi 32, Kim đã trải qua tất cả những điều trên, bao gồm cả những lần cận tử. Có thể với mọi người là sự đối diện của những nỗi sợ, thì Kim đã ở trong những trải nghiệm đó.
Và trong những câu chuyện mà Kim kể ở đây là hành trình đối diện với vô vàn những thử thách thăng trầm, đi từ vấp ngã – đối mặt - chinh phục biến nó thành món quà, rút ra bài học và chữa lành từng phần một để đạt tới sức khỏe toàn diện: thể vật lý, tinh thần, tâm hồn, tâm linh…. Những quy luật của vũ trụ, góc nhìn tâm thức không tách rời đạo với đời, mà thể hiện cụ thể trong đời thực, bằng xương bằng thịt, không kì lạ, không cách xa… Và nếu như cuốn tự truyện này giúp bạn tìm thấy nội tâm của mình trong đó, hay có thêm nghị lực để bước tiếp giữa những ngã rẽ…. vượt qua khó khăn để sống tỉnh thức thì Kim vô cùng hạnh phúc!
Cho phép mình xưng mình với các bạn để câu chuyện được tự nhiên.
Trong tự truyện này, mình tạm chia ra 3 chặng gắn với 3 bước tiến quan trọng trong chuỗi bài học của mình để các bạn tiện theo dõi:
Đó là một ngày nắng rát. Mặt trời chói chang như muốn thiêu đốt tất cả, Kim vừa xong một ca chữa lành. Câu chuyện đẫm nước mắt và đầy xót xa. Chủ thể đã vươn lên từ hai bàn tay trắng. Chị cũng tưởng như mình có tất cả. Thế rồi chị nhận được tin mình bị ung thư, chỉ còn vài tháng để sống. Mọi thứ tưởng có bỗng chốc sắp hóa thành không. Câu chuyện của chị đưa Kim về dòng hồi tưởng của chính mình. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng đối diện với những khoảnh khắc vô thường của cuộc sống. Sinh ra với hai bàn tay trắng, rồi lại trở về với trắng tay. Vậy giá trị thực của cuộc sống nằm ở đâu?
Thiên Kim của cách đây hơn 10 năm từng là Nguyễn Đỗ Châu Bảo Ngân, là người mà nếu có gặp mình lúc đó, bạn sẽ thấy hầu như chẳng liên quan gì tới mình của hiện tại. Trước khi trở thành một Master – Yogi Chữa lành thì mình từng có trung tâm Spa kinh doanh riêng, tự mua được xe ô tô năm 20 tuổi, được đánh giá là thông minh, triển vọng và là gương mặt đại diện của vài thương hiệu. Mình cũng từng được gọi là Hotgirl Cần Thơ – một cô gái xinh đẹp, một nữ doanh nhân trẻ rất thành công với mô hình Spa hiện đại.
Những năm 2011-2012, giới nữ doanh nhân – những người hay làm đẹp ở thành phố Cần Thơ chắc đều biết tới Venus Spa – một cơ sở kinh doanh hoành tráng với vốn đầu tư lên đến cả tỉ đồng cho trung tâm thẩm mỹ máy móc công nghệ cao cấp. Đó là cơ sở kinh doanh của mình. Khi này, mình mới 20 tuổi nhưng đã tự lo cho bản thân khá tốt, và cũng đủ lực theo những cuộc chơi xa hoa hàng tối. Sành điệu, model, là tâm điểm của những cuộc vui, là điểm sáng cho những cuộc giao thiệp với giới doanh nhân, trải nghiệm đủ những đỉnh cao danh vọng ở bề nổi… Trong khi những bạn cùng trang lứa đang đi học, đi thực tập hay chập chững bước vào đời thì mình đã đủ sức sắm túi, kính hàng hiệu, tổ chức những bữa tiệc xa xỉ trên bar, giai đoạn thay vì dùng số tiền lớn đủ để đầu tư mua nhà mặt phố thì mình quyết định mua xe ô tô hạng sang chỉ vì thoã đam mê, những thứ bề ngoài mà giai đoạn ấy mình nghĩ có thể “định danh” mình. Những thứ này đều tự tay mình làm ra, với tuổi đời còn trẻ mà sự thành công đến quá sớm khiến mình rất nhanh chóng nổi trội, có tiếng một vùng tại miền Tây sông nước quê mình. Chưa kể mình còn sinh ra trong gia đình có điều kiện với số tài sản thừa kế đủ để mình sống không phải lo nghĩ nhiều. Ngay từ khi đi học, với vẻ ngoài bắt mắt với nhiều năng khiếu vượt trội, mình luôn có nhiều người nhớ thương. Nhìn vào ai cũng bảo cuộc sống mình quá lý tưởng: sắc đẹp, tài năng, tiền bạc, tình yêu, công việc, gia đình… thứ gì cũng tốt đẹp!
Nhưng bạn biết không, khi ta chỉ nhìn mọi thứ ở bề ngoài và chỉ hành động dựa trên những giá trị bề ngoài thì bạn cuộc sống của bạn khi đó sẽ đúng như thế: vây quanh bạn là những lớp áo hào nhoáng và một nội tâm trống rỗng, lấp mãi cũng khó đầy, ẩn chứa những nguy cơ sụp đổ phía sau…Không bao giờ có thứ gì hoàn hảo lấp lánh như những hình tượng mà ta nhìn thấy xung quanh mình!
Mình của tuổi đôi mươi tỏa sáng như ánh sáng đom đóm giữa màn đêm. Sự phát sáng đi từ phía chính nó. Nhưng đơn độc và run rẩy trong nội tâm trong cả một hành trình dài từ Không đến Có! Mình vẫn tự cười gọi đây là hành trình “Vượt sướng” của cô tiểu thư đi từ trạng thái Không Làm Gì đến Gì Cũng Làm. Trước giờ người ta chỉ nói đến Vượt khó, vượt khổ thôi chứ mấy ai nói tới việc “Vượt sướng”, vì “sướng” thì ai cũng muốn. Nhưng nếu không vượt qua hành trình ấy, có lẽ mình sẽ không thể trở thành Vashna Thiên Kim ngày hôm nay!
Cách đây hơn thế kỉ, vùng sông nước mênh mông đất Cần Thơ có một dòng họ lâu đời theo nghề thầy thuốc hành y cứu người bằng châm cứu, ấn huyệt, bốc thuốc nam, đó là dòng họ Đỗ Gia.
Kim chỉ nam của dòng họ này được truyền thừa cho các thế hệ con cháu là: lấy việc giúp người làm căn bản, giữ trọn y đức, chữa bệnh cứu người đặt lên hàng đầu.
Trước khi trở thành thầy thuốc, những người con trong gia đình đều được ông bà cha mẹ dạy tròn chữ TÂM, cách ứng xử theo đúng đạo lý, tạo phước đức cho đời sau. Cứ vậy cha truyền con nối, truyền thống phát huy đến 4 đời.
Khi đất nước hòa bình thống nhất, dòng họ ấy vẫn làm rạng danh tiên tổ vì thầy thuốc Đỗ Thanh Tâm – người kế thừa truyền thống của gia đình cũng chính là người mở ra phòng mạch tư nhân cùng nhà thuốc tư nhân đầu tiên tại Cần Thơ để chữa trị bệnh rộng rãi cho nhiều người. Nhà thuốc tây đầu tiên của ông ngoại cũng là nhà thuốc tây đầu tiên của tp Cần Thơ, tên là: nhà thuốc Nguyễn Thái Học nằm 36 đường Nguyễn Thái Học.Những người con của ông trong dòng họ cũng đều rạng danh khoa bảng với nhiều học vị cao: thạc sĩ, tiến sĩ và giáo sư trong ngành y – dược. Đó là dòng họ bên ngoại của mình! Dòng chảy truyền thống của nghề Y – Dược – một dòng họ danh gia vọng tộc theo như cách gọi của người dân ở đây.
(ông bà ngoại mình thời còn trẻ)
Ông bà ngoại sinh được 8 người con, mẹ mình là con cả. Ngay từ khi còn trẻ, mẹ đã đẹp nức tiếng một vùng. Những đường nét thanh tú, đài các, kiêu sa đậm chất điện ảnh của cô gái mới lớn khiến cho bao chàng trai đem lòng thương nhớ.
Ông ngoại yêu thương mẹ vô cùng nên mẹ được nuôi dạy như một cô tiểu thư đúng nghĩa có tuổi thơ êm đềm trong vòng tay gia đình. Ông đã định sẵn cho mẹ con đường đi theo y dược và muốn gả mẹ cho một gia đình môn đăng hộ đối, điều kiện sống vững vàng. Và mẹ đã lớn lên là một người con nhu thuận đúng nghĩa, vâng lời ông bà trong mọi việc, toàn tâm toàn ý quán xuyến trông nom dạy dỗ các em ngay cả sau này khi bà không còn khỏe. Nhưng chỉ có một việc, mẹ đã chọn theo trái tim mình. Đó là mối tình sâu nặng nhiều năm ròng của mẹ với ba.
Ngay từ khi còn trẻ, mẹ đã đẹp nức tiếng một vùng. Những đường nét thanh tú, đài các, kiêu sa đậm chất điện ảnh của cô gái mới lớn khiến cho bao chàng trai đem lòng thương nhớ. Ông ngoại yêu thương mẹ vô cùng nên mẹ được nuôi dạy như một cô tiểu thư đúng nghĩa có tuổi thơ êm đềm trong vòng tay gia đình. Ông đã định sẵn cho mẹ con đường đi theo y dược và muốn gả mẹ cho một gia đình môn đăng hộ đối, điều kiện sống vững vàng. Và mẹ đã lớn lên là một người con nhu thuận đúng nghĩa, vâng lời ông bà trong mọi việc, toàn tâm toàn ý quán xuyến trông nom dạy dỗ các em ngay cả sau này khi bà không còn khỏe. Nhưng chỉ có một việc, mẹ đã chọn theo trái tim mình. Đó là mối tình sâu nặng nhiều năm ròng của mẹ với ba.
(Chân dung mẹ Kim thời còn trẻ)
Cho đến giờ, mình cũng không hiểu ba làm thế nào có thể lay chuyển được trái tim của một người con gái in đậm lễ giáo phong kiến như mẹ. Một người con gái lá ngọc cành vàng nhiều người giàu có tới lui. Ba lại là người nghèo nhất trong số họ. Ba nghèo tài sản nhưng giàu ý chí. Ba là trai Bắc, lại tôi rèn từ quân đội…Có lẽ là duyên số, ba mẹ đến giờ vẫn nói vậy.
Lại nói về bên nội, ấn tượng khắc sâu trong mình là tinh thần nhà giáo, yêu nước thương dân, sống đời cống hiến, nghèo khó nhưng bảo bọc. Gia đình ông nội ba đời tham gia bộ đội, xuyên suốt những năm tháng chống Pháp rồi chống Mỹ: cụ nội là liệt sĩ thời chống Pháp, ông nội cũng là thương binh. Khi trở về, ông là hiệu trưởng phụ trách qua nhiều thời kì ở các trường thuộc Đông Phong, Đông Trung, Đông Hoàng thuộc Tiền Hải Thái Bình. Bà nội cũng là cô giáo tiểu học, hiền lành đức độ, sau bà vào làm công quả quản lý chùa, ăn chay trường. Sinh ra trong một gia đình căn bản như thế nên ba chịu thương chịu khó. Sau khi đi nghĩa vụ, ba vào học viện sĩ quan quân đội học và phục vụ cho nhà nước. Ý thức được cảnh nhà, ba hết sức tiết kiệm, tìm mọi cách bươn chải để gửi tiền về phụ ông bà nội nuôi cho các em ăn học đến nơi đến chốn.
Gia cảnh ba và mẹ khác nhau quá nhiều. Bên nội thì không hiểu được gái Nam, bên ngoại chưa thể tin trai Bắc, cả hai nhà cùng phản đối. Mối tình của ba mẹ được thử thách dài lâu.
Mẹ gặp ba từ khi chỉ là cô nữ sinh lớp 12 duyên dáng, nhưng để tình cảm chín muồi thì mất đến bảy năm. Bảy năm để ba qua lại cho gia đình ngoại hiểu tấm chân tình. Bảy năm cho đôi trẻ hiểu rõ lựa chọn của trái tim, vượt lên cả nhiều thử thách, ngăn trở. Ngày ba bày tỏ ý nguyện xin được cưới mẹ, cả nhà ngoại bằng lòng. Chỉ riêng có ông ngoại vẫn một mực phản đối. Và ông đã thử thách cho con gái mình thế này: “Nếu con vẫn ưng lấy nó, thì con phải tự lập tự lo, tự lo đám cưới, rời khỏi nhà với 2 bàn tay trắng, tự định đoạt lấy cuộc sống của chính mình”. Đó là nước đi cuối! Ngoại muốn đặt con gái mình vào lựa chọn khó khăn nhất cuộc đời để con từ bỏ tình yêu. Một đứa con gái lá ngọc cành vàng, chưa từng phải nấu một bữa cơm thì sao dám chọn bỏ đi tất cả…ngoại đã nghĩ như thế.
Nhưng ngoại đã lầm! Trong mọi việc, mẹ mình nghe ngoại, một mực tuân theo mọi lề lối gia phong, nhất nhất chọn chữ hiếu. Nhưng riêng với hạnh phúc cá nhân, mẹ đã dũng cảm lựa chọn theo trái tim mình!
Cuối cùng, đám cưới vẫn diễn ra với linh đình rạp kết, cờ hoa rạng rỡ – là sự cố gắng vượt bậc của ba! Giây phút mẹ lựa chọn gửi gắm cuộc đời mình cho ba là ba đã nguyện cả đời phấn đấu để tình yêu ấy đơm hoa kết trái trong sự đủ đầy.
(Ba mẹ Kim trong ngày cưới)
Bạn đã đọc câu chuyện Vua Chích Chòe chưa? Chuyện kể về nàng công chúa được gả cho một gã hành khất – vốn là một vị vua cải trang. Cùng với bước ngoặt ấy là trang mới trong cuộc đời công chúa với rất nhiều “lần đầu tiên” vụng về, lóng ngóng để vun đắp cho cuộc đời mới với ý nghĩa đích thực của việc tự lo. Mẹ Kim cũng như vậy khi tay trắng về sống với ba. Ba mẹ đã có những bước đi đầu tiên cực nhọc gian khó. Ba mẹ nghèo nên gắng sức động viên nhau: ba chịu khó đi xa để kiếm thêm chút vốn, mẹ ở nhà làm dược để phụ thêm. Lựa chọn tình yêu cũng là lựa chọn tự lực, tự lo cho cuộc sống của ba mẹ. Nghị lực và sự chính trực của người con Thái Bình đã giúp ba tận tâm tận lực làm chính, làm thêm, bỏ lên Sài Gòn tìm cách buôn bán, xoay sở. Giai đoạn này, ba đã mở cho mẹ một tiệm thuốc tây và cáng đáng mọi chuyện. Mẹ bầu Kim thì ba vẫn chạy bươn bải ở Sài Gòn. Mẹ ôm bụng bầu bán thuốc, lo toan. Rồi đến ngày mẹ trở dạ, ba vội vã bắt chuyến xe đêm để kịp về bên mẹ con mình.
Và ngay từ khi mình mới chào đời, mọi yêu thương kì vọng của ba mẹ đã dồn lại cho mình: Nguyễn Đỗ Châu Bảo Ngân – một cái tên kết tụ niềm hi vọng và ước mong rạng danh cho cả hai dòng họ.
Nói về tiệm thuốc mà ba mở cho mẹ, đó là công sức làm lụng, để dành gom góp cả đời của ba. Vốn chẳng có nhiều nên ba chạy vạy tìm đủ nguồn nhập thuốc, bán gối đầu, xin trả vốn với lãi dần sau. Kiên trì như thế, dần dà ba trả được hết nợ, lần lần mua được nếp nhà lo cho vợ con. Căn nhà đầu tiên gia đình mình có được nằm tít sâu trong hẻm, ngập tràn niềm vui của cả nhà, thấm đượm giọt mồ hôi của ba. Đến giờ, ba vẫn hay kể rằng thay vì đưa mình đến lớp mẫu giáo như các bạn, ba mẹ vẫn đưa mình rong ruổi đi theo những chuyến lấy hàng xa. Cả nhà mình đã bên nhau như thế đó!
Khi Kim còn nhỏ, gia đình vẫn chưa hết khó khăn: bữa cơm ba mẹ ăn rau ăn mắm, nhưng con thì nhất định phải có nhiều đồ ngon. Bằng những nỗ lực kiên cường, ba mẹ đã phấn đấu và cho Kim một tuổi thơ đủ đầy nhất có thể: ăn sung mặc sướng, rất nhiều đồ chơi, thích gì được mua nấy.
Không chỉ là điều kiện vật chất, mà tất cả những thói quen, nếp suy nghĩ, truyền thống ứng xử của gia đình khi trước, ba mẹ đều dồn hết vào tâm huyết nuôi dạy Kim.
Nếu các bạn để ý kĩ sẽ thấy rằng ý thức xã hội luôn chuyển dịch thay đổi qua các thế hệ, vậy nên quan điểm về cuộc sống, về hạnh phúc đủ đầy cơ bản của các thế hệ là khác nhau. Cho nên, khi mâu thuẫn nổ ra giữa các thế hệ, thì nó là tất yếu chứ không phải ở góc nhìn đúng sai. Mâu thuẫn vốn không xấu, vì nó giúp các thế hệ nhìn lại vấn đề. Nhưng nếu bước vào mâu thuẫn ấy với tâm thế đúng – sai thì bạn dễ quên mất những thứ tốt đẹp mà mình đang có được.
Thời của ba mẹ - thời kì đất nước mới kết thúc chiến tranh, vừa qua bao cấp, ba mẹ được nuôi dạy với mong muốn cuộc sống an ổn, chan hòa, sống vì gia đình, coi trọng nề nếp, trách nhiệm, gia phong. Nếp nghĩ này coi trọng việc rèn luyện, tu tâm dưỡng tính, kỉ luật và đạo đức con người và truyền thống gia đình. Tư tưởng ấy ăn sâu vào con người. Ai cũng thấy lựa chọn kế thừa truyền thống là điều đương nhiên không cần phải lật lại vấn đề. Và ba mẹ đã sống với trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống, rồi nuôi dạy con mình theo đúng những gì mình được dạy, bên cạnh việc bảo bọc chăm lo cho con. Hi sinh cả tuổi thanh xuân, công sức và thậm chí là cả tính mạng cho con. Bởi vậy, Kim vừa có cảm giác mình là đứa con gái may mắn, hạnh phúc nhất thế gian, vừa biết ơn sâu sắc, vừa thấy áp lực trong chính tình yêu thương của ba mẹ.
Đời sẽ đẹp biết mấy nếu ta chịu rời góc quan sát của mình để tiến về phía người kia để cùng nhìn thấy những điều thực sự đang diễn ra dưới góc nhìn của họ!"
TUỔI THƠ DỊ BIỆT
Sinh ra trong gia đình có điều kiện liệu có phải là hoàn toàn sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ? Mình cũng không biết các bạn thấy sao, nhưng mình thì thấy tuổi thơ của mình thật dị biệt…
Ấn tượng nhất suốt thời đi học chỉ là những tháng ngày rèn luyện, lịch học kín mít, sự đưa đón tận tình của ba mẹ, những bữa tiệc sinh nhật hoành tráng, đồ chơi đắt tiền và sự chú ý của mọi người xung quanh. Tuổi thơ đánh rơi tiếng cười, vắng bóng các trò nghịch ngợm, những lần tắm mưa, và nhất là những đứa bạn con nít. Ai rồi cũng có bạn thân – cái đứa mình coi như bạn nối khố, chia đôi miếng ô mai hay gói xoài dầm với mình, nhưng Kim thì không có.
Sinh ra là con nhà nòi nên bên cạnh việc “ngậm thìa vàng” còn là áp lực định danh phải thành công tài giỏi, xứng đáng với gia đình, dòng họ. Mình luôn phải tuân theo một lịch trình khắt khe như trong quân đội, được đưa đón tận nơi mỗi khi đi học. Mọi thứ mình muốn đều được ba mẹ mua về nhà. Vẫn còn nhớ như in, Kim là một người thích ca hát từ nhỏ. Khi Kim học cấp 2 thì karaoke vi tính bắt đầu xuất hiện. Vì không được ba mẹ cho đi đâu, Kim đã bạo gan cúp một tiết học để đi hát karaoke vi tính. Lần duy nhất ấy đã sớm bị phát hiện vì ba của Kim luôn đến đón con sớm 20 phút trước giờ tan học. Về đến nhà, sau trận đòn nhừ tử, ba mẹ đã chuẩn bị hẳn một phòng karaoke vi tính tại nhà, có sofa rồi lắp đèn đầy đủ. Thử hỏi xem có ai hát karaoke trong phòng 1 mình không các bạn! Mọi thứ mình muốn đều có thể được mang về nhà dưới sự kiểm soát của ba mẹ. Mình ở trong một tình yêu thương như thế nên đến trách cứ mình cũng không dám, mình luôn hiểu ba mẹ chỉ muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho mình, chỉ biết cố gắng hơn, tiết chế lại những sở thích, không so sánh sự tự do cá nhân với bạn bè cùng trang lứa, mình cảm thấy cô đơn trong chính tình yêu thương chưa đúng cách của ba mẹ…
Thế hệ của mình – những đứa con 9X đời đầu – sinh ra và lớn lên khi đất nước đã qua những tháng ngày gian khó, bước vào thời kì mở cửa đón nhận các mối giao thương và tư tưởng tự do phát triển cá tính. Bởi vậy, giữa hai thế hệ, dù muốn hay không cũng có nhiều khác biệt rõ ràng. Mình là một đứa trẻ mẫn cảm: có năng lực cảm xạ, có trực giác rất mạnh, có thể nói mình hiểu về mọi thứ trước độ tuổi của mình, rất nhiều thứ mình xem qua một lần đã nhớ, nhìn sơ một lần đã làm theo được, mình luôn chú ý đến thái độ của mọi người và rất hay đặt câu hỏi về mọi thứ. Mình yêu thích hát ca, có năng khiếu với âm nhạc và nghệ thuật, mình sống sớm có chính kiến từ nhỏ. Nhưng đó đều là những thứ ba mẹ không thực sự ủng hộ. Thứ ba mẹ muốn là mình tuân thủ kỉ luật tốt, tập trung tối đa cho việc học trở thành bác sĩ hay dược sĩ. Hiểu được điều này, nội tâm mình dần xuất hiện 2 nhân cách: Trầm Mặc: hướng nội, tràn đầy yêu thương, suy tư, khao khát tự do mãnh liệt và luôn thích làm theo ý mình; Sôi Nổi: hướng ngoại, hoạt náo, quan tâm mọi người, luôn có một thể hiện xuất sắc để làm hài lòng người khác…Vậy nên, dù ba mẹ có kì vọng vào việc mình kế thừa nghề y dược của gia đình, có rèn giũa mình bao nhiêu, mình có yêu ba mẹ nhiều như thế nào thì đó vẫn không phải điều mình muốn. Mâu thuẫn giữa quan điểm sống các thế hệ khiến mình chỉ muốn làm theo ý mình, dù bên ngoài, mình luôn Sôi Nổi và nghe theo mọi thứ ba mẹ sắp đặt.
Cuộc sống không bao giờ chỉ là dòng chảy một chiều. Nhiều lúc bạn thấy áp lực, nhưng cũng có lúc bạn cảm giác mình đang xuôi dòng. Với mình, niềm vui đến từ việc ba mẹ cho tiếp xúc đầy đủ với thơ ca nhạc họa để nuôi dưỡng nội tâm là điểm cân bằng duy nhất mình có được. Ông ngoại dạy cách ứng xử, ông nội bồi đắp cho những suy nghĩ sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên, lối sống vì mọi người. Nên bên cạnh nề nếp kỉ luật là khả năng thấu cảm, yêu thương, các giá trị nhân văn và khát khao sống có ích hình thành trong mình từ sớm.
(mình và ông ngoại - ảnh chụp khi mình 4 tuổi, hay được vào phòng ông chơi)
Các bạn biết không, những kỉ niệm khó quên của mình, đó là kí ức về một vùng quê yên bình với rẻo cây cối ngát xanh, ruộng lúa chạy dọc bạt ngàn, thân thiện, rộn rã tiếng chim, có cả đom đóm về đêm bay khắp ngọn đồi, tiếng dế kêu rả rích, tiếng ve rền râm ran Đó là những lần hiếm hoi mình được rời thành phố về quê nội chơi. Mỗi lần về quê là hò nhau đi bắt thỏ trong hang rồi cùng các em trèo cây hái trái cây ăn, thỏa sức đánh chén các món ăn đều là cây nhà lá vườn, rau tự trồng, heo vịt tự nuôi. Ấn tượng mạnh của mình thời đó khi về nội là sự ấm êm trong cảnh cơ hàn, sống thuận tự nhiên tuy không có nhiều vật dụng, không công nghệ thông tin nhưng nơi đó thật sự an bình và thấm đẫm tình thương yêu, không chỉ gia đình với nhau mà còn xóm giềng họ đối xử nhau như người thân. Chứa chan tình cảm, “thương người như thể thương thân” nên sẻ chia mọi điều dù chẳng phải là ruột thịt. Dân thành thị vốn không sống chan hòa như thế. Mọi thứ đều bận rộn. Mỗi người một việc. Trẻ con cũng không được làm phiền người lớn. Chỉ có khi về quê nội, mình mới được ông bà và các cô dạy cho việc bếp núc nấu từ lò có củi đun hay phải biết làm việc nhà rửa chén, giặt đồ làm việc nhà vì con gái phải công dung ngôn hạnh và sống biết lo toan không trở thành gánh nặng của một ai (trong khi ở trong nam Kim sướng như công chúa vì không phải đụng tay chân làm bất cứ thứ gì).
Có lần mình bắt được một chú chim non khi chạy chơi cùng với mấy đứa em, mình thích lắm, nhất định giữ lại nuôi cho bằng được. Nội biết vậy, chỉ gọi cháu ra nói rằng “con thích con chim khi nó vui nó hót, nên trả cho nó tự do để mình thoải mái ngắm nhìn rồi lắng nghe. Mình bắt lấy chim non, chim mẹ sẽ đau lòng tan nát, mà chim non cũng chẳng sống được lâu. Nó thuộc về bầu trời tự do…”. Bài học giản dị mà khóe mắt mình cay cay. Mình vội thả chú chim đi. Những bài học làm người được ông chỉ dạy đơn giản như thế đó. Ông cũng dạy mình biết quý, biết thương, biết trọng mọi người, mọi vật, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân…Những bài học khắc sâu trong tâm khảm…
Nhưng kết thúc kì nghỉ là trở lại với guồng quay rèn luyện. Mình lại làm bạn với một lịch trình khắt khe như trong quân đội. Chắc bởi vậy mà những con chữ nặng nề hơn bao nhiêu. Và nỗi sợ, lớn dần cùng với nỗi chai lì của cảm xúc. Vì rèn luyện thì làm gì có chỗ cho sự yếu đuối mong manh. Luôn tự mình làm. Tự mình chịu trách nhiệm. Bạn biết quan điểm của những người lính rồi đấy: rèn không chết, không rèn mới chết. Nên trong cuộc chiến dạy con, ba mẹ mình không có chút khoan nhượng. Cho đến giờ nhìn lại, mình thầm biết ơn cha mẹ đã cho mình sự rèn giũa với tinh thần không khoan nhượng. Vi sau này, mỗi lúc va vấp với sự vất vả đắng cay, mình vững vàng tự tin hơn mọi người vẫn nghĩ. Nhưng ở thời điểm đó, Kim chỉ thấy mình giống như một chú chim sống trong lồng vàng, đủ đầy mọi thứ nhưng nội tâm thì không thôi mơ tưởng đến ngày được tung cánh tự do. Ba mẹ nuôi dạy mình lý trí, rèn luyện, trách nhiệm, khắt khe….mà mình thì lại sống vì cảm xúc, đánh mất tự do nên mình lúc nào như cánh chim muốn xổ lồng tung bay. Bởi vậy, Sôi Nổi và Trầm Mặc luôn mâu thuẫn trong lòng mình. Còn ba mẹ, có thể ba mẹ vẫn biết mình muốn gì, nhưng trong kinh nghiệm sống của ba mẹ thì những thứ mà bản thân Kim hướng đến không thể nào đem lại cuộc sống vững vàng về sau. Bởi vậy, ba mẹ kéo Kim tập trung về một phía, cách biệt với bên ngoài chỉ để tập trung vào việc học.
Vốn dĩ từ xưa đến nay, con người chúng ta đã luôn tự nhốt mình trong một cái lồng mang tên: “định kiến xã hội”, tất cả đều tin theo một tiêu chuẩn mà xã hội sắp đặt, định kiến chung của xã hội sẽ áp đặt lên gia đình. Ở đây, không có đúng và sai, điều này phụ thuộc đến môi trường sống ở từng thời kì, thói quen định kiến của một xã hội đủ lớn sẽ hình thành văn hoá và lối sống theo từng vùng miền, Bởi vậy nhân cách và lối sống, cách suy nghĩ của từng thế hệ luôn khác nhau. Nên từ tấm bé mình đã luôn đặt rất nhiều câu hỏi, tại sao phải học thành tài mới có tương lai? Tại sao trong tình yêu phải môn đăng hộ đối? Vì sao không có một xã hội mà ở đó con người chấp nhận những sự khác biệt của nhau nhưng vẫn sống chan hoà và đầm ấp? Mình luôn khao khát một xã hội không hề có giai cấp và những định kiến…
KHẢ NĂNG CẢM XẠ - MÓN QUÀ HAY ĐỊNH MỆNH?
Lòng từ tâm đối với bản thân mình làm phát sinh ra sức mạnh biến đổi hận thù thành tha thứ, lòng căm ghét thành tình bạn, và nỗi sợ thành lòng tôn trọng đối với mọi loài. Nó cho phép chúng ta mở rộng sự ấm áp, nhạy cảm và cởi mở đối với những nỗi đau buồn chung quanh chúng ta một cách chân thật và chính đáng.
Bạn có phải là fan ruột của phim kinh dị? Hay có từng háo hức tròn mắt lắng tai để nghe những câu chuyện “ma”, thần thoại, truyền kì liêu trai đầy màu sắc hư ảo?
Khi mình hỏi mười người, thì chín người nói rằng mình sợ ma nhưng cũng rất tò mò thích nghe chuyện ma. Đúng, nghe chuyện ma hay chỉ xem phim kinh dị trên ti vi thì có khi cũng hay đó. Nhưng nếu mình phải sống trong những bối cảnh như thế suốt tuổi thơ thì bạn có tự hỏi mình sẽ ra sao không?
Ngay từ khi còn nhỏ, mình đã thấy mình ở trong một thế giới kì lạ, thấy những điều người ta không thấy và cảm được những điều người ta chưa nói ra. Mình có thể cảm nhận được những năng lượng tiêu cực hay tích cực ở một không gian (lạnh hay ấm nóng), năng lượng từ cảm xúc, thái độ, hành động của con người. Vì khả năng cảm xạ cảm ứng được mọi trường năng lượng nên mình rất nhạy cảm. Mình thường xuyên có cảm giác sống ở hai thế giới: một thế giới với những câu chuyện, khung cảnh, con người lạ lẫm…luôn hút về phía mình dù mình rất sợ hãi, một thế giới thực tại với ba mẹ và mọi người. Sau này Kim mới biết đó là khả năng cảm xạ. Nhưng với một đứa trẻ nít thì điều đó thực sự là một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Vì sao ư?
Những đứa trẻ thường sợ khi nghe kể về ông ba bị, mẹ mìn hay những con ma lưỡi dài xanh đỏ. Chúng cũng sợ âm thanh lạ và bóng đêm. Sợ khi bị nghe dọa và sợ trong tưởng tượng. Nhưng khi ào vào lòng cha mẹ, hay có người khác ở bên, trẻ lập tức quên đi nỗi sợ, vì giác quan được hướng đến những chú ý khác. Còn với mình thì những hình ảnh, âm thanh đáng sợ không đến từ lời dọa, mình thì nhìn thấy thật, nghe thấy nên nỗi sợ nó thực tế hơn rất nhiều.
Khi bạn có trong người quá nhiều nỗi sợ, bạn sẽ lảng tránh đúng không? Nhưng nếu không lảng tránh được, cũng không có gì giải trí, khỏa lấp hay mở ra những không gian an lành cho bạn…ngày qua ngày như vậy…bạn sẽ ra sao, có còn giữ được tinh thần của mình hay không? Mình đã sống một tuổi thơ như vậy cho tới năm 17 tuổi. Đó là một lò luyện rèn sức chịu đựng. Là một cuộc sống mà không cẩn thận nói ra những điều người khác chưa hiểu, chưa thấy, mình lập tức trở thành “khác người, hoang tưởng”. Cũng may, với tình yêu thương quá lớn từ phía gia đình, Kim cũng nhận lại rất nhiều niềm vui, thêm động lực để tiếp tục. Nhưng những cảm giác kì lạ thì được giấu trong một góc nội tâm kín đáo của mình. Hàng ngày, tự mình tìm cách chấp nhận rồi vượt qua. Mãi tới sau này, khi cảm nhận sâu sắc tình thương, Kim mới thoát khỏi nỗi sợ, tìm mọi lý do để làm bạn với tình trạng của mình. Kim bắt đầu hiểu hơn về những chuyện đến với mình, về phản ứng của mọi người, và về cả những cảm giác của bản thân mình.. Khi là một người có khả năng cảm xạ, trước khi đến với niềm vui, điều cần học là dựa vào chính mình, làm bạn với chính mình. Phần Trầm Mặc của Kim sinh ra từ đó. Kết nối với cảm giác của chính mình, Kim nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn. Cách Kim phản ứng với mọi người cũng ôn hòa hơn là vì vậy. Kim thấy rõ ràng rằng sự thật không diễn ra như những gì mình nhìn thấy, luôn có những nguyên nhân ẩn chứa đằng sau. Biểu hiện bên ngoài không phải là bản chất vấn đề
Chính trong giai đoạn này Trầm Mặc mới là nhân cách giúp Kim cân bằng chứ không phải Sôi Nổi như mọi người vẫn nghĩ.
(bức hình chụp với đám trẻ con trong ngày sinh nhật mà sự trầm mặc toát lên từ ánh mắt của bé con)
Mọi người luôn nhìn Kim như tâm điểm của mọi việc, sự quan tâm đó khiến Kim cảm thấy áp lực, khó chịu và mất tự nhiên. Bởi Kim cảm nhận được mọi sự gượng gạo, thiếu tự nhiên hay sắp đặt. Kim không thích được khen, không thích được chú ý là vì vậy. Nhìn lại những bức hình hồi nhỏ sẽ thấy mình lạc lõng, thiếu hồn nhiên hơn hẳn so với đám trẻ bằng tuổi. Hồi đó thì không biết vì sao, đơn giản chỉ biết là không thích thôi. Nhưng lớn lên thì hiểu bản chất của Kim thuộc về những thứ tự nhiên, những gì trái với tự nhiên đều làm mình cảm thấy khó chịu.
Đồ chơi cùng những vật dụng đắt tiền hay những lời ngợi khen, Kim đều có. Nhưng thứ Kim khát khao chỉ là những lần trốn học tắm mưa, những trò chơi trẻ nít hồn nhiên vui vẻ, cái đó thì không có. Nên ngay trong khi những đứa trẻ khác nhìn Kim với ánh mắt ngưỡng mộ và ước ao thì Kim cũng nhìn chúng với ánh mắt tương tự
Kim yêu thích âm nhạc và ca hát, vì những giờ phút ấy, Kim cảm thấy mình được sống một cách chân thật, thăng hoa nhất, tràn đầy năng lượng và tự nhiên. Khi tiếng hát cất lên, mình chỉ còn sống trong giai điệu của bài nhạc, ngay lúc ấy, quên hết tất cả phiền muộn, quên hết những việc phải làm.
Nói như vậy để mọi người hiểu tại sao những thứ có vẻ bình thường với mọi người nhưng với Kim nó lại quá sức chịu đựng. Bởi ngày nào cũng diễn ra ngần ấy việc, lặp lại, khép kín trong một không gian đóng hoàn toàn: từ nhà đến trường, từ trường tới các lớp học thêm rồi lại về nhà. Mà Kim ít khi tâm sự được với ai. Bạn bè không có vì không được đi chơi. Có chăng là sự bầu bạn với những con vật nuôi. Chúng đơn giản, không phán xét, không giả tạo. Chúng trung thành và yêu chủ trọn vẹn. Chúng là một phần ấm áp trong tuổi thơ của Kim. Đến giờ, Kim vẫn nhớ cảm giác đau buồn của chính mình khi phải tự tay chôn chú cún cưng. Từ sau đó, Kim không nuôi thú cưng nữa bởi Kim sợ cảm giác đau lòng khi rời xa chúng.
Ngày bé, bạn luôn mong lớn lên để được tự do, để làm được điều này điều kia. Kim cũng không ngoại lệ, Kim cũng thường tự an ủi mình rằng cố lên, lớn hơn rồi mình sẽ khác. Nhưng sự thật là mọi chuyện không có gì khác từ khi Kim còn nhỏ cho tới năm 17 tuổi. Vẫn là môi trường không giao lưu bạn bè, không truyện tranh, không điện thoại. Mọi thứ với người khác là bình thường thì với Kim đó là xa xỉ. Như việc đọc một cuốn truyện tranh hay xem vài thứ yêu thích trên điện thoại. Làm sao một đứa con nít mới lớn có thể thiếu những thứ đó? Bởi vậy, Kim cũng giấu diếm để dành tiền ăn sáng tự mua cho mình. Rồi cũng tự mình sử dụng về đêm, giấu diếm, thấp thỏm. Vì nó là điều cấm kị đối với ba mẹ. Vài lần mẹ bắt gặp được, coi như vận xui vì điện thoại, sách truyện sẽ bị tịch thu và mình thì sẽ bị phạt.
Với tất cả những sức ép đó, Kim vẫn phải hoàn thành chương trình học một cách chăm chỉ nhất, phải đạt thành tích cao nhất. Nhưng cái đích đến của nó sẽ là thi đỗ đại học y và đi theo y dược, lại là một cái đích được vạch ra sẵn. Chỉ nghĩ đến thôi, Kim đã đánh rơi hết động lực rồi. Vì khi ta đã biết trước kết quả thì trải nghiệm có nghĩa lý gì nữa đâu. Và tại sao ta phải đi theo con đường định sẵn khi ta vốn có tiềm năng sáng tạo bên trong nội tâm mình?
Bởi vậy, Kim đã muốn mình trượt, trượt thì có khi không phải theo y dược nữa. Nghĩ sao làm liền vậy. Nghĩa là vẫn học, vẫn làm mọi thứ cho qua thời gian nhưng thực sự không có để tâm.
GIỌT NƯỚC TRÀN LY
Và Kim đã thi trượt. Điều này không nằm ngoài dự liệu của Kim. Nhưng có điều mà một đứa trẻ mới lớn không bao giờ nghĩ đến được: đó là câu chuyện thi trượt không phải chỉ là chuyện của cá nhân Kim.
Điều Kim không ngờ tới là chuyện đó lại tác động lớn tới mọi người. Không một ai hiểu vì sao lại như thế? Một con bé thông minh nhanh nhẹn từ bé, luôn đạt thành tích tốt, luôn được học với những thầy tốt nhất, đủ đầy điều kiện nhất, con bé đó đã trượt kì thi mà đáng ra nó phải dư sức qua cầu. Dĩ nhiên là mọi người thất vọng. Nỗi thất vọng ấy sinh ra một loại áp lực bí bách khủng khiếp đè lên Kim.
Kinh khủng hơn nữa là cả nhà quyết định Kim sẽ phải tiếp tục thi cho tới bao giờ đỗ thì thôi. Trong khi đó Kim có rất nhiều lựa chọn cho chính mình (từ âm nhạc, nghệ thuật, thể thao cho tới các lĩnh vực học thuật, sáng tạo khác), và y dược là điều Kim không muốn nhất. Nó sẽ đóng lại một cuộc đời nhàm chán như một ván cờ sắp sẵn nước đi – Kim đã nghĩ như vậy khi đó. Chưa kể giúp đời, giúp người có rất nhiều cách, tại sao cứ phải là y dược, tại sao cứ phải chạy theo ý muốn của mọi người, dù biết việc đó trái với đam mê và mong muốn của mình?
Kim bắt đầu nghĩ đến việc bỏ nhà ra đi. Vì đó là cách duy nhất để mọi chuyện khác đi! Nội tâm Kim giằng xé dữ dội giữa việc chọn đi hay ở. Ở lại thì kết quả đã biết trước rồi, nó cũng giống như cuộc sống của mình trong 17 năm vừa qua. Còn ra đi, là tìm một con đường khác đi để thành công, một con đường cho chính mình chứ không phải là những thứ người khác muốn. Rồi những đêm khóc thầm trăn trở đưa mình đến quyết định CHẠY TRỐN – một quyết định điên rồ, liều lĩnh, táo bạo. Quyết định của một kẻ cảm thấy mình không có gì để mất.
Nhưng đi đâu? Làm gì? Bắt đầu từ đâu khi mọi thứ của mình là số 0.
Bất giác, Kim nhớ lại cuộc đời của mẹ mình, 1 người con gái đẹp hoàn mỹ, có được tình yêu, đi theo truyền thống gia đình. Mẹ vẫn được coi là người phụ nữ may mắn được chiều chuộng thương yêu. Nhưng ngay cả thế, mẹ cũng không giữ được thanh xuân, không có được sự thoải mái hạnh phúc bên trong lựa chọn, bởi thực tế mẹ đã sống theo kỉ luật, sống vì người khác quá nhiều. Mẹ đã vài lần dẫn Kim đến Spa làm đẹp. Đó là một sự đánh đổi! Mẹ đã chọn gia đình, chọn vì người khác mà quên đi những nhu cầu cơ bản của một người phụ nữ, là sắc đẹp và thanh xuân! Chỉ đến khi tìm đến Spa, được trở lại với vẻ đẹp, Kim mới thấy mẹ trở lại sống đúng nghĩa với tuổi trẻ của mình. Mẹ hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn mỗi khi đến spa. Để giúp người ta được hạnh phúc và yêu đời hơn đâu phải chỉ có ngành Y.
Điểm đến duy nhất hiện lên trong đầu Kim khi đó là Spa! Một nơi mà thời điểm đó chỉ có ở thành phố Sài Gòn hoa lệ.
(Hình ảnh của một đứa con gái 18 tuổi quyết định “bỏ nhà ra đi”)
Vì đó là ý tưởng giúp mình vừa phát huy được thế mạnh của bản thân mà vẫn kế thừa truyền thống của gia đình. Mình thích mang cái đẹp đến với mọi người, cùng với cái đẹp là niềm vui, tự tin, hạnh phúc. Nhưng làm sao mình có thể thuyết phục được ba mẹ ủng hộ khi trong mắt ba mẹ, mình chỉ là một đứa con cần được bảo bọc, vừa qua cú sốc thất bại đầu đời. Nên mình quyết định bỏ trốn lên Sài Gòn học việc về Spa.
Bạn biết không, nghịch cảnh thật sự là một món quà! Những khó khăn gian khổ đã trải qua, một ngày nào đó sẽ khiến bạn mỉm cười, không phải vì những gian khổ kia chưa từng tồn tại hay nó đã vơi bớt đi, mà là bạn đã có đủ dũng khí để đối mặt. Những chuyện đã xảy ra kết quả sẽ không thay đổi, mà thay đổi chính là cái tâm của mình. Bằng cách đó, bạn lớn dần lên và cái tâm của bạn trải rộng mãi ra…Sống trên đời, không cần tiếc nuối vì những chuyện đã trải qua, việc tốt mang đến hạnh phúc, việc xấu mang lại kinh nghiệm, mọi chuyện đều là việc tốt cả, khi nó xảy ra với bạn không bổ ngang cũng bổ dọc, bạn ít nhất sẽ học được điều gì đó sau trải nghiệm đó, giúp bạn ngày càng trưởng thành hơn. Hạnh phúc cho bạn ngọt ngào, thử thách cho bạn mạnh mẽ, thất bại cho bạn khiêm tốn, thành công cho bạn vinh quang. Mọi chuyện diễn ra đều có lí của nó và đều có nguyên nhân đằng sau nó. Nếu bạn không “vượt sướng” chắc gì bạn cảm nhận hạnh phúc dễ dàng, an nhiên. Và hẳn là, bạn cũng không thể biết lý do thực sự để mình tồn tại!
Osho từng nói: “Năng lực ở Một mình là năng lực Yêu. Điều đó có vẻ ngược đời với bạn, nhưng không phải vậy. Đây là chân lý tồn tại.
Chỉ những người có năng lực ở một mình mới có năng lực để yêu, để chia sẻ, để đi vào cốt lõi sâu thẳm nhất của người khác, mà không sở hữu người khác, không trở nên lệ thuộc vào người khác, không thu nhỏ người khác thành một đồ vật, và không trở nên nghiện người khác.
Họ cho phép người khác tự do tuyệt đối, bởi họ biết, nếu người khác ra đi, họ vẫn sẽ hạnh phúc như bây giờ. Hạnh phúc của họ không thể bị người khác lấy đi, bởi vì nó không do người khác trao cho họ."