Yoga và Thiền Định
Cân bằng giữa đạo và đời: trong Yoga
Cơ thể và tâm trí được hoà hợp với nhau những lúc tập trung giữ nguyên các tư thế căng hết mức của các cơ và xương sống sẽ giúp khơi thông một số tác nghẽn bên trong cơ thể và gột bỏ được căng thẳng của tâm trí khi được giài phóng năng lượng.
Phần 1: 5 Nguyên tắc của một tu sĩ Yogj
Hiểu đúng về thực hành “đời sống Yoga” : Yoga là một cuộc sống tự kỷ luật bản thân dựa trên nguyên tắc sống giản dị, nghĩ thanh cao. Theo Yoga cổ đại có mặt hơn 5000 năm trước từ Ấn độ, Swami Vishnu-Devananda đã phối hợp 5 nguyên tắc chính để tạo nên một nguyên tắc toàn diện cho toàn bộ hệ thống trong cơ thể/ tâm trí và linh hồn đạt được trạng thái cân bằng và hợp nhất. Áp dụng được đúng cách 5 điểm của Yoga cổ điển này bạn sẽ có một cuộc sống khoẻ mạnh, trường thọ và hạnh phúc! Một người theo học Yoga Cổ Đại và thực hành lối sống Yoga này được gọi là một “Tu sĩ Yogi”.
1. Thể dục đúng
Thể dục đúng đóng vai trò của một bộ máy bôi trơn các khớp, các cơ, các dây chằng và những bộ phận khác của cơ thể, tăng lưu thông máu và sự mềm dẻo. Sự khác nhau giữa bộ môn tập Yoga và các bộ môn thể dục bình thường khác là tập thể dục thì chú ý vào việc tăng nhịp tim (đốt mỡ) và các cử động mạnh của cơ bắp. Trong khi tập Yoga thì các bài tập là những chuyển động rất chậm và có ý thức của cơ thể, do đó tránh được việc tích tụ axit latic trong các thớ cơ gây ra sự mệt mỏi.
Các bài tập của Yoga thật ra được gọi là những Asana của Yoga, một Asana là một tư thế vững chãi. Tập Yoga khi thực hiện đúng sẽ giúp ta nạp năng lượng vào một cách tích cực cho toàn bộ hệ thống trên cơ thể. Khi tập Yoga ta phải thực hiện với sự nhận thức và tập trung kèm với hít thở và thư giãn do đó tập Yoga không chỉ tác động lên cơ thể vật chất, mà còn tác động lên cơ thể dạng vía, cơ thể năng lượng và tâm trí. Trong lúc tập luyện, Prana (năng lượng vận hành từ hơi thở) được tuôn chảy không bị cản trở qua các nadi (kinh mạch) nên nó sẽ tái nạp năng lượng sống cho tất cả các bộ phận, các tế bào trong cơ thể, vì thế cơ thể sẽ trẻ ra dẻo dai từ các cơ, xương sống cho đến thần thái là như vậy.
Cơ thể và tâm trí được hoà hợp với nhau những lúc tập trung giữ nguyên các tư thế căng hết mức của các cơ và xương sống sẽ giúp khơi thông một số tác nghẽn bên trong cơ thể và gột bỏ được căng thẳng của tâm trí khi được giài phóng năng lượng
2. Hít thở đúng
Yoga chú trọng đến việc hít thở đúng: dùng cơ hoành để hít thở. Chúng gia tăng đáng kể việc nạp vào khí oxy thông qua việc hít vào thật sâu và giải phóng chất độc qua cách thở ra sâu, chậm rãi. Yoga dạy chúng ta liên tục nhận thức về cách mà chúng ta đang “hít thở” và luyện tập chúng ta hít thở đúng cách một cách có ý thức hàng ngày. Kỹ thuật hít thở đặc biệt (Pranayama) sẽ giúp thanh tẩy sâu hơn các nadi (kinh mạch) cân bằng hơi thở và năng lượng sống bên trong cơ thể của chúng ta để tích trữ và vận hành được nguồn năng lượng tinh tế (Prana) bên trong cơ thể.
Chắc các bạn cũng nghe về rất nhiều các dạng bài tập Yoga, trong đó tôi đề cập đến “Hatha Yoga”. Từ Ha và Tha vốn có nghĩa là mặt trời và mặt trăng. Hatha có nghĩa là sự quân bình giữa Prana Vayu (năng lượng dương) và Apana Vayu (năng lượng âm). Prana (năng lượng sống) trong cơ thể của mỗi cá nhân cũng là nguồn năng lượng sống của vũ trụ ở thể khí. Sự đều đặn của hơi thở giúp cho các tu sĩ Yoga hoà hợp ổn định tâm trí và vận hành được nguồn năng lượng sống bên tromg tuôn chảy. Nhưng Pranayama nâng cao cần được thực hành nghiêm chỉnh và chỉ thật sự vận hành được kỹ thuật này với những ai đã tu tập thực hành lối sống Yoga thanh khiết (5 nguyên tắc cơ bản và còn những nghi lễ khác tôi sẽ đề cập bài sau) và nên thực tập dưới sự hướng dẫn của một master lĩnh vực này (nó liên quan từ nhiều yếu tố gộp lại). Vashna sẽ có một bài riêng chuyên sâu về kỹ thuật Pramayama nâng cao.
3. Ăn đúng
Dinh dưỡng và khẩu phần ăn đúng sẽ cung cấp nhiên liệu cho cơ thể và tâm trí mà không tạo nên những dộc tố và những bệnh về tiêu hoá.
Ăn đúng ở đây không phải chỉ là thức ăn từ miệng vào, mà là nguồn dinh dưỡng chúng ta hấp thu vào cho cơ thể đến từ không khí, nước và ánh sáng mặt trời, đây là những điều rất quan trọng. Chế độ ăn thuần khiết , Eat Clean thuần chay cân bằng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp thanh lọc tâm trí, khi năng lượng thanh nhẹ sẽ thúc đẩy quá trình khai mở tâm linh nhận thức và tăng kết nối bên trong chính mình.
Cơ thể chúng ta cần thức ăn vì 2 mục đích: Làm nhiên liệu để cung cấp năng lượng và làm vật liệu để sửa chữa các mô trên cơ thể. Để sửa chữa và xây dựng các mô thì cơ thể cần các chất như: Đạm, đường, chất béo, chất khoáng. Các chất này theo nghiên cứu khoa học nó lại chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong các mô của rau củ hơn là các mô của động vật.
- Chất đạm: các loại hạt vỏ cứng, đậu hạt, đậu trái, các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, các loại sữa hạt…
- Chất đường tinh bột: lúa mì, lúa mạch, gạo và các loại ngũ cốc.
- Chất béo: tất cả thức ăn có đạm và dầu thực vật cung cấp chất béo tốt, bơ…
- Chất khoáng: chất khoáng vô cơ và vitamin là từ các loại trái cây và rau củ.
Một chế độ ăn chay trường là một chế độ ăn tự nhiên, tươi mới và đầy đủ dinh dưỡng, đầy đủ chất xơ và kiềm, giúp cơ thể sinh ra năng lượng, dễ dàng hấp thu và tiêu hoá. Để duy trì một chế độ ăn Sattvic (ăn Thanh Khiết) mà không bị những tác động của Rajasic (thực phẩm có vị đắng, cay, mặn, khô, nóng) và Tamasic (thực phẩm không chay hoặc thực phẩm có quá nhiều gia vị dư thùa muối, dầu, ớt)… Vashna sẽ đi sâu vào việc thực hành dinh dưỡng trong quá trình rèn luyện cân bằng thân tâm trí trong đời sống thiền tập và đời sống Yoga ở một bài riêng chi tiết hơn.
4. Thư giãn đúng
Kỹ thuật thư giãn, như Savasana (tư thế xác chết) làm dịu mát toàn bộ hệ thống cũng giống như bộ tản nhiệt của một chiếc oto vậy. Khi cơ thể và tâm trí làm việc quá sức, hiệu quả làm việc của chúng bị giảm đi. Thư giãn là một cách tự nhiên để nạp lại năng lượng cho cơ thể, trạng thái của tâm trí và cơ thể luôn có mối liên quan chặt chẽ. Nếu các cơ của bạn dược thư giãn thì tâm trí của bạn phải được thư giãn. Nếu tâm trí lo âu, cơ thể của bạn cũng buộc phải hứng chịu. Có thể nói có ba mức độ thư giãn: thư giãn thể chất, thư giãn tâm trí và thư giãn tâm linh thì cũng có ba mức độ căng thẳng: Stress thể chất, Stress tâm trí (thần kinh), Stress tâm linh.
- Stress thể chất bắt nguồn từ những thói quen ăn uống không lành mạnh, sống ít vận động, ngồi nhiều… Cuộc sống ngày càng phát triển, đặc biệt là những thành phố lớn thì những điều kiện sống và làm việc của thời hiện đại dẫn đến cơ thể vật lý sẽ mang đầy những mỏi mệt, căng thẳng, thiếu Prana (nguồn năng lượng sống tự nhiên từ việc vận hành hơi thở đúng cách) và sự thư giãn tự nhiên.
- Stress tâm trí và cảm xúc là do lối sống cuồng nhiệt của thời đại, công việc có sự đòi hỏi cao nên tư tưởng tâm trí bị phân tán, kém sức sống do thiếu Prana, thiếu tập trung lĩnh lặng vào thực hiện một việc gì.
- Stress tâm linh bắt nguồn từ việc lo âu về sự tồn tại, từ việc sống có những thắc mắc mà không có câu trả lời, như: Sống là gì? Chết là gì? Tôi đến từ đâu? Tôi là ai? Tôi sinh ra để làm gì?
Tại sao chúng ta lại khốn khổ về tư tưởng? Tại sao chúng ta không giữ được sự bình an lâu dài?.....”
Và Yoga Cổ Điển đã đưa ra giải pháp để đạt được ba mức độ thư giãn này:
- Thư giãn thể chất đạt được qua sự thực hành một cách bài bản thư giãn có ý thức (savasana) và những tư thế Yoga đúng.
- Thư giãn thần kinh đạt được qua sự hít thở đúng, tập trung tâm trí và tư duy tích cực. Một tâm trí luôn phân tán thì sẽ khởi lên sự lo lắng và sợ hãi, một tâm trí tập trung vào một đối tượng tích cực thì sẽ được nạp năng lượng và đạt được sự thư giãn nhiều hơn.
- Thư giãn tâm linh là một loại thư giãn sâu hơn, khi và chỉ khi chúng ta trở nên thấu tỏ - hài lòng, là một người quan sát tách rời khỏi cơ thể và tâm trí. Thiền là một cách để chúng ta thoát khỏi sự đồng nhất mình với cơ thể và tâm trí, về ý niệm cái tôi, và là cách duy nhất để đạt được trạng thái hoàn toàn thư giãn.
5. Thiền định và tư duy tích cực
Thiền định là một trong những phương pháp quan trọng của Yoga cổ đại. Cũng giống như một người phải điều khiển phương hướng của cái xe di chuyển an toàn về đích, thì trên hành trình rèn luyện tu tập, các tu sĩ Yoga sẽ thực hành thiền định để quản lý tâm trí và những cảm xúc để tách mình ra quan sát và giữ được tâm thái tích cực, an nhiên. Những ý nghĩ tích cực thì luôn mang lại năng lượng và hỗ trợ cho sự phát triển trong khi những ý nghĩ tiêu cực thì làm cạn kiệt năng lượng và hạn chế sự tăng trưởng, phát triển cả thể chất lẫn ý thức tâm linh.
Thiền định giúp kết nối đến kiến thức trực giác và sức mạnh nội tâm, giúp kiểm soát được tâm trí/ cái tôi/ bản ngã.
Vashna Thiên Kim