Lắng nghe cơ thể - Hiểu về cơ chế tự chữa lành
08
04/2023

Lắng nghe cơ thể - Hiểu về cơ chế tự chữa lành

Khi quan sát tự nhiên đủ lâu, bạn sẽ tin rằng các loài động thực vật đều có cơ chế tự chữa lành. Và con người cũng không ngoại lệ. Nhìn một chiếc lá hay một thân cây bị mất đi, ta thấy ở phần vết cắt nhanh chóng lành lại và cái cây trổ nhánh bình thường.

Cơ thể con người cũng có khả năng tự chữa lành rất diệu kì. Nhờ vậy mà ta có khả năng tự hồi phục không dùng thuốc với các tổn thương cơ thể.

Ví dụ như gãy bị xương, cơ thể sẽ nhanh chóng làm sạch vết thương bằng sự lưu thông của dòng máu, hình thành rào chắn để ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, đưa các tế bào máu đến làm lành vết thương. Tuy nhiên, bạn không hề có ý thức về việc này. Nói cách khác, sự tự chữa lành này là tự động vì cơ thể chúng ta là một hệ thống tự điều chỉnh và có thể tự chữa lành.

Trong từng giây chúng ta sống, các tế bào cơ thể vẫn hoạt động không ngừng để duy trì cân bằng nội môi – đó có thể là làm lành những vết cắt hoặc loại bỏ các độc tố, vi khuẩn khỏi cơ thể.

Tất cả những gì bạn thấy tiêu cực ở cơ thể đều có lý do: cơn sốt, vết sưng hay viêm nhiễm, béo phì hay cao huyết áp, tiểu đường, ung thư – tất cả đều là biểu hiện cho trận chiến của cơ thể chống lại những thứ bất thường để duy trì sự vận hành bình thường của nó. Thế nhưng, ta thường nhìn ở bên ngoài để hạn chế khả năng tự chữa lành của cơ thể. Cái nhìn bên ngoài khiến chúng ta thấy bất cứ thứ gì không dễ chịu, không tốt cho cơ thể là vật cản, là ngoại lai xâm nhập hay kẻ thù cần phải loại bỏ. Và những toa thuốc điều trị triệu chứng, những giờ phẫu thuật cắt phăng bộ phận gây hại hay những phương pháp bổ sung, thay thế hormone là những thứ mà chúng ta đã và đang tập trung làm để ứng phó với bệnh tật. Nhưng tất cả những phương pháp ấy không thực sự có tác dụng chữa lành, mà nó chỉ đóng vai trò của một tác nhân kích thích, khơi dậy một phần khả năng tự chữa lành trong cơ thể.

Có thể bạn cho rằng: Nếu cơ thể có khả năng phục hồi kì diệu như vậy, tại sao chúng ta thường xuyên gặp phải các vấn đề sức khỏe? Điều gì cũng có nguyên nhân của nó, và các trạng thái bất thường của cơ thể cũng vậy. Sau đây, ta sẽ điểm qua vài nguyên nhân khiến cho khả năng tự chữa lành của cơ thể bị hạn chế và giảm sút.

1. Do sự thiếu hiểu biết dẫn đến phản ứng sai về cơ chế vận hành của cơ thể

Thực tế là bên trong chúng ta có đủ mầm mống của mọi loại “bệnh”, mầm bệnh có trong ta và trong môi trường xung quanh ta. Nhưng khi ta cân bằng thì những mầm mống ấy được khống chế, khi ta suy yếu thì bệnh tật nổi lên. Bệnh tật hay sức khỏe sa sút là dấu hiệu cho thấy tắc nghẽn ở đâu đó, hoặc hệ thống vận hành của cơ thể đang gặp vấn đề trong một khâu nào đó. Ví dụ như khi mao mạch máu bị tắc dẫn đến nguồn oxi và chất dinh dưỡng cung cấp cho nhóm tế bào bị thiếu, lập tức, tế bào sẽ có 2 xu hướng: 1 số tế bào chết đi vì thiếu nguồn nuôi dưỡng, và số tế bào khác còn lại thì kiên cường hơn, tự tồn tại thông qua cách đột biến gen để tiêu thụ chất thải chuyển hóa bị tắc lại. Cơ chế này cũng xảy ra tương tự ở bản năng sinh tồn của con người khi ở môi trường thiếu thức ăn và nước uống (tìm mọi cách ăn/ uống cả những thứ trước đó vốn chỉ bỏ đi). Nói khác đi thì khi tế bào cơ thể rơi vào tình trạng khó khăn để tồn tại và phát triển thì bản thân nó sẽ tự điều chỉnh, tự “tìm cách”. Biện pháp cơ thể thích ứng với chất thải độc hại và vật liệu tế bào bị phân hủy (xác tế bào) chính là sự biểu hiện ra các dấu hiệu của “bệnh tật”.

Mấu chốt lúc này là sự hiểu biết và thái độ đúng đắn của ta với cơ chế vận hành của cơ thể, ghi nhận các dấu hiệu bất thường để có giải pháp hỗ trợ/ thúc đẩy quá trình tuần hoàn, vận động, tự hồi phục của cơ thể - quá trình tự chữa lành. Nhưng phần nhiều chúng ta thường không có đủ hiểu biết, hoặc hiểu lầm bản chất thật của cơ thể, dẫn đến hoài nghi khả năng tự chữa lành, hoặc sợ hãi, hoặc bài xích, hoặc trông chờ vào thuốc hay những phương pháp chữa trị loại bỏ triệu chứng. Ví dụ như vừa thấy đau bụng thì lập tức uống thuốc giảm đau, hoặc áp dụng máy móc các phương pháp chữa trị đau bụng, mà không hiểu nguyên nhân thực sự là gì.

Khi biết cơ thể có vấn đề bất thường thì chấp nhận sống chung với thuốc, lạm dụng thuốc để song song duy trì tình trạng tạm ổn trong bệnh tật nhiều hơn là nghiêm túc nhìn lại, thay đổi thói quen một cách trung thực và tích cực để đẩy lùi bệnh tận gốc. Những người đau dạ dày vẫn sẽ dùng thuốc điều trị dạ dày song song với một chế độ ăn bất hợp lý, thức đêm hoặc cố gắng bám trụ với công việc áp lực….

2. Thiếu sự lắng nghe, ghi nhận cơ thể - mất kết nối

Trước đây, khi nhịp sống chậm rãi, giản đơn, con người hòa mình với thiên nhiên thì họ dễ dàng ghi nhận các giác quan của mình, dễ thấy được những trạng thái bên trong cơ thể, lắng nghe và điều hòa. Nhờ vậy, cuộc sống có chất lượng tốt hơn.

Giờ đây, khi nhịp sống vội vã, xô bồ, người ta thường quá bận để dành thời gian cho chính mình, lắng nghe sức khỏe. Thức ăn nhanh, xu hướng làm việc trong giờ ăn, thậm chí là thói quen phớt lờ những cảnh báo của cơ thể trở nên phổ biến…Người ta dần chai lì hơn với cảm giác, và chỉ nhận ra tình trạng không ổn khi cơ thể bộc lộ những dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tật.

3. Stress – căng thẳng – trạng thái gồng mình, khó thả lỏng

Các nhà khoa học cho biết, hệ thống thần kinh của chúng ta có hai hệ thống: hệ thống đáp ứng (được điều hòa bởi hệ thần kinh giao cảm) và hệ thống phản ứng (được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm.)

Hệ thống đáp ứng – hệ thống đưa cơ thể vào trạng thái cảnh giác, căng thẳng, sẵn sàng, gồng mình…vốn dĩ được phát triển từ xa xưa để bảo vệ tổ tiên chúng ta khỏi các trường hợp nguy hiểm khẩn cấp, đe dọa sống còn trong tự nhiên. Ngày nay, chúng ta không gặp phải các trường hợp nguy hiểm như vậy nữa, nhưng hệ thống đáp ứng của chúng ta lại trở nên nhạy cảm hơn bởi tần suất kích hoạt chúng gia tăng. Các nhà khoa học ước tính rằng hệ thống ấy được kích hoạt trung bình trên 50 lần một ngày – tình trạng stress. Hạch hạnh nhân ở não – phần não đáp ứng khẩn cấp phân tích những áp lực từ công việc, lo lắng, khủng hoảng tài chính, mối quan hệ… cũng nguy hiểm như khi chúng ta rơi vào sự đe dọa sống còn. Và nếu tình trạng stress này lặp lại thường xuyên, trong một thời gian dài… sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe như suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ bắp, thiếu máu lên não, đau đầu hoặc đau lưng…

Đọc đến đây, hẳn các bạn đã nhận ra được điều gì thực sự quan trọng với cơ chế tự chữa lành của cơ thể rồi chứ: đó chính là việc lắng nghe bản thân để có cách chăm sóc phù hợp, chậm lại để mọi thứ vận hành đúng hướng hơn... . Thực ra, cơ thể chỉ có thể tự chữa lành khi ở trong trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn. Cách duy nhất để kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể chính là làm thư giãn hệ thần kinh. Ngay hôm nay, hãy yêu mình đúng cách hơn, bạn nhé!

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0
0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger