Serie Sang Chấn Tâm Lý (Phần 5)
08
12/2023

Serie Sang Chấn Tâm Lý (Phần 5)

Sang chấn liên thế hệ - Để có thể tách rời mình khỏi những cơn đau vồ vập đến hay trạng thái sang chấn liên thế hệ, có lẽ ta cần được thực tập nhìn sâu, sử dụng phương pháp chữa lành và có kế hoạch lâu dài cho việc này, vì khi đã là sang chấn liên thế hệ, tức nó đã tồn tại rất lâu, chúng ta cần tự cho mình thời gian để cảm nhận nỗi đau cũng như chuyển hóa nó.

*Tiếp tục serie chia sẻ tri thức về Sang chấn tâm lý. Chuỗi bài viết này bao gồm 10 phần. Mời các bạn đón đọc trong phần Blog -  Sống Thức Tỉnh - Chia Sẻ Tri Thức của Vashna Thiên Kim nhé.

BÀI 5: SANG CHẤN LIÊN THẾ HỆ (Intergenerational Trauma)

“Giỏ nhà ai, quai nhà nấy” – câu nói này không chỉ đúng ở những đặc điểm di truyền thừa hưởng giữa những người trong một gia đình; nó cũng đúng khi mở rộng nghĩa ra nói về những dấu ấn trong đời sống tinh thần, thế giới cảm xúc, nhân sinh quan của những người cùng huyết thống.

1. Những nỗi đau được báo trước?

“Người ta sinh ra không được chọn hoàn cảnh”. Những đứa trẻ có bố mẹ, người thân bị sang chấn tâm lý…dường như đã mang sẵn những nguy cơ của các vấn đề tâm lý tồn đọng của thế hệ trước. Phải chăng đó là những đứa trẻ sinh ra với nỗi đau được báo trước?
Cha mẹ cho ta gần như tất cả những gì họ có: khuôn mặt, nước da, giọng nói, trí thông minh, vóc dáng…, bao gồm cả những giá trị tinh thần hoặc những nỗi đau. Đó là lý do khi xem phim ta thấy có những tâm nguyện được thế hệ đi trước gửi đến thế hệ đi sau, có những mối thù được ghi lại qua các thế hệ…
Và trong số đó có cả những sang chấn tâm lý nổi bật và đặc trưng. Theo nhiều nhà phân tâm học, đây là dấu hiệu của việc có những trải nghiệm trong tâm trí ta và gia đình chưa được xử lý và nó không mất đi, nó vẫn thường xuyên ẩn hiện trong tâm trí ta, tức là, ta mang theo chất liệu cảm xúc của gia đình mình, giữ những điều mà chính họ không thể nói ra được.
Vậy, điều chúng ta có thể làm được là gì trước những “nỗi đau được báo trước” như thế này? Tìm hiểu về nó một cách cơ bản cũng là một phần ý thức để ta thay đổi tình hình.

2.   Khái niệm sang chấn liên thế hệ

Vào năm 1966, nhà tâm thần học người Canada, MD Vivian M. Rakoff và các đồng sự của cô đã ghi lại một số liệu khổng lồ về các rối loạn tâm lý trên những đứa trẻ từ những gia đình có bố mẹ sống sót qua sự kiện diệt chủng Holocaust - tội ác lớn nhất của loài người ( Holocaust là tên gọi của cuộc tà.n sá.t chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái trong thời gian Thế chiến II do phátxí.t Đức gây ra. - theo báo Lao Động). Từ đó, định nghĩa về sự di truyền, và thừa hưởng nỗi đau qua từng thế hệ được nhận ra và để ý tới bởi xã hội. Vào năm 1988, một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Tâm Thần Học Canada cho thấy đến 300% những người đến với trị liệu tâm thần là cháu chắt của những người sống xót qua thảm hoạ diệ.t chủn.g này. Kể từ đó, những nghiên cứu tâm lý thường tập trung vào tìm hiểu những người là con cháu của nạn nhân từ thảm hoạ nói trên.

Trên thực tế, thì không chỉ nạ.n di.ệt chủn.g mà ở bất kì sự kiện nào trong cuộc đời cũng có thể gây sang chấn, dẫn đến các rối loạn tinh thần lâm sàng như trầm cảm, hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) lên người khác - những vấn đề ấy đều có thể ảnh hưởng đến con cháu họ sau này. Qua đó, có thể kể đến con cháu của các nạn nhân của những sự kiện lịch sử như: cá.c cuộc thanh trừ.ng chủng tộ.c, nạn nô lệ, nạn nhân của chiến tranh, người sống trong nỗi sợ khủng b.ố của sự kiện 11/9, hiểm hoạ thiên nhiên (sóng thần, động đất,…) hay người trải qua sự lo âu sợ hãi từ các sự kiện phân biệt chủn.g tộc, nạn đói nghèo, di dân, hay gần hơn là cảm giác rối loạn của thế hệ trước khi gặp các tình huống đau khổ trong cuộc đời họ (bị phụ bạc; bị bỏ rơi; hoặc mất mát hay chia ly với người thân).

Theo Dr. DeSilva: “Những người sống qua giai đoạn chiến tranh kéo dài và hậu quả của nó vẫn còn ẩn hiện qua nhiều thế kỷ, cũng rất có thể trở thành nạn nhân của sang chấn tâm lý liên thế hệ.”

Như thế, ta có thể thấy thế hệ kế cận của những người từng trải qua chiến tranh, nạn diệt chủng, nạn đói, thảm họa thiên nhiên, chế độ nô lệ… có khả năng cao sẽ suy nghĩ và hành xử như trong “chế độ sinh tồn” mà ông cha họ từng sống qua.

3.   Dấu hiệu nhận biết?

  • Thiếu niềm tin vào cộng đồng, xã hội: với kinh nghiệm đúc kết từ trong truyền thống gia đình, những người này mang theo góc nhìn của thế hệ đi trước, dễ bi quan, tiêu cực và nghi ngờ đối với sự phát triển chung của xã hội hiện tại.
  •  Dễ bị kích thích, lo âu, mất ngủ: Khi sự lo lắng bao trùm trong một gia đình, nó sẽ tạo thành một thứ áp lực và bầu không khí căng thẳng, tác động cảm giác giữa các thành viên gây mất ngủ, xáo trộn.
  • Luôn trong chế độ phòng vệ: với những ấn tượng mạnh về sự khó khăn thì xu hướng chung của những người này là phản ứng “xù lông nhím” phòng vệ, bảo vệ bản thân. Họ rất khó tin cậy. Kéo theo đó là những suy nghĩ theo trường tiêu cực, dễ kích động và khó thay đổi.
  • Khó xây dựng các mối quan hệ ổn định và tin cậy: Vì thiếu niềm tin vào mọi người nên cái nhìn của họ cũng bi quan, họ thấy nguy cơ nhiều hơn cơ hội. 

Trong mỗi chúng ta, thường trước các sự việc tiêu cực đều được dạy rằng cần bình tĩnh và “không việc gì phải khóc’. Ông bà và cha mẹ hay người thân quanh ta, họ cũng đều hành xử như vậy. Nhưng chính những điều đó, căn dặn ta phải im lặng, phải chăng chính họ, cũng đã phải im lặng và cất giữ cảm xúc của họ lại. Theo nhiều nhà phân tâm học, đây là dấu hiệu của việc có những trải nghiệm trong tâm trí ta và gia đình chưa được xử lý và nó không mất đi, nó vẫn thường xuyên ẩn hiện trong tâm trí ta, tức là, ta mang theo chất liệu cảm xúc của gia đình mình, giữ những điều mà chính họ không thể nói ra được.

Thông thường, nắm giữ điều gì đó không hoàn toàn là có hại hay có lợi, rất khó để đánh giá được. Tuy nhiên, nắm giữ những tổn thương mà chính ta không thể nhận biết được thì nó sẽ đem lại cho ta sự dồn nén và ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Đó là sang chấn liên thế hệ.

4.   Gánh nặng cho thế hệ sau

Những tổn thương của gia đình, từ người ta yêu thương có thể xâm chiếm tâm thức của ta, thậm chí thế hệ sau ta. Ta là sự kế thừa của họ, vì vậy những sang chấn của họ, ta cũng sẽ có thể trải nghiệm tương tự. Và như vậy, nó giống như một vòng lặp cho tất cả mọi điều diễn ra, ta vừa là nơi mà gia đình phóng chiếu những thứ họ chưa được giải quyết lên, hoặc là sự chì chiết từ họ, hoặc là sự đay nghiến cho đến đòn roi, hoặc là bỏ rơi; chúng ta cũng sẽ phóng chiếu sự đau khổ lên họ. Từ đó mà mối quan hệ bị phức tạp, rất thương nhau mà khó lại gần nhau, rất thấu hiểu nhưng lại có sự rạn nứt, không lỡ nói nặng lời mà khi tiếp xúc với nhau thì lại khó mà bình tĩnh để trò chuyện.

Nguyên nhân của sang chấn liên thế hệ thực tế rất phức tạp, vì nó còn do bối cảnh xã hội tác động. Nhưng có thể hiểu rằng, sự sang chấn liên thế hệ được sử dụng để mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ và dài lâu của một sự kiện/hiện tượng đối với nhiều thế hệ. Bản thân các sự kiện đó có thể là hậu quả từ chiến tranh, các thay đổi lớn từ xã hội như khủng hoảng kinh tế hoặc dịch bệnh. Toàn bộ các sự kiện đó đều tác động tới con người trong bối cảnh ấy và gây ảnh hưởng đến tinh thần của họ, sau đó, nó mang tính di truyền đến thế hệ sau.

Hẳn ở mỗi chúng ta đều trải qua các vấn đề như bị mắng mỏ, chứng kiến gia đình cãi vã, thậm chí là đánh đập, cha hoặc ông nghiện rượu gây ảnh hưởng không tích cực đến gia đình. Đó đều là biểu hiện của vấn đề bạo lực liên thế hệ, hậu quả từ chiến tranh, các cuộc khủng hoảng của xã hội và cơn giận giữ hay khổ đau đó được gieo vào ta. Lớn lên, ta có thể trở nên khó quản lý cơn giận, khó có các phản ứng cảm xúc dung hòa, có thể dễ vui quá hoặc buồn quá, thậm chí rơi vào trầm cảm, lo âu. Đây là sự trao truyền hạt giống đau khổ mà nếu ta không được chữa lành hay ý thức được, ta cũng tiếp tục gây khổ đau cho người xung quanh và thế hệ tiếp theo.

Các hậu quả của sang chấn liên thế hệ ảnh hưởng đến rất nhiều mặt cho một cá nhân. Khi nhận hạt giống khổ đau trao truyền ấy, ta sẽ được hình thành hệ giá trị từ nhỏ, có thể trở thành con người trầm tư hoặc mang những ẩn ức mà không thể hiện ra được. Lối sống và hành vi của ta cũng sẽ bị tác động rất nhiều, thường theo tính chất tiêu cực vì ta đã bị tác động không tích cực ngay từ nhỏ. Sau đó, ta có thể gặp nhiều khó khăn trong tương tác xã hội.

Hiểu điều này, không khiến chúng ta trở nên oán trách gia đình mình mà còn giúp chúng ta hiểu vấn đề không chỉ là của cá nhân mà còn là của gia đình, từ đó có được sự phản ứng phù hợp hoặc tìm cách để chữa lành cho ta cũng như gia đình ta. Sự gắn kết và chia sẻ luôn hữu ích trong trường hợp này.

Bản thân nhiều người bạn xung quanh ta cũng có dấu hiệu của sang chấn liên thế hệ. Khi mà họ có dấu hiệu lo âu, họ cũng có dấu hiệu tương tự. Trong tương tác xã hội, họ có thể khiến ta mệt mỏi vì những điều lo âu vô căn cứ, nhưng khi hiểu đó là sự trao truyền, sự ảnh hưởng ăn sâu trong họ, có lẽ, ta cũng sẽ trở nên đồng cảm hơn, họ cũng sẽ làm vậy với ta nếu hiểu các uẩn ức của ta. Có nhiều người khác cũng chia sẻ với nhau rằng, họ chợt thấy họ chẳng giống với gia đình của họ, lạc lõng, nhưng các vấn đề tâm lý của gia đình lại giống nhau và như vậy, họ đã tìm được ánh sáng trong con đường u ám. Khi biết gia đình có những hạt giống uẩn ức bạo lực, ta có thể dễ tha thứ hơn. Hoặc ta tìm được câu trả lời để bản thân chấp nhận và đi qua các nỗi đau.

Một vài trường hợp khác, có thể cảm thấy căng thẳng hơn khi biết rằng vấn đề của mình là từ phía gia đình, và gia đình thì luôn phủ nhận điều ấy. Điều này có lẽ do sự giao tiếp chưa được thiết lập để hiểu nhau. Hoặc có lẽ vì tất cả mọi người vẫn đang ôm ấp cơn đau của mình để không nói ra được. Để đối mặt điều này, ta cần nghỉ ngơi để tách rời khỏi những lý do bủa vây và những câu hỏi tại sao. Khi chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, tiềm thức của ta sẽ cho ta câu trả lời mà ta cảm thấy thuyết phục.

Để có thể tách rời mình khỏi những cơn đau vồ vập đến hay trạng thái sang chấn liên thế hệ, có lẽ ta cần được thực tập nhìn sâu, sử dụng phương pháp chữa lành và có kế hoạch lâu dài cho việc này, vì khi đã là sang chấn liên thế hệ, tức nó đã tồn tại rất lâu, chúng ta cần tự cho mình thời gian để cảm nhận nỗi đau cũng như chuyển hóa nó.

Vashna Thiên Kim

 

Danh mục tài liệu tham khảo:
Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành (Bessel Van Der Kolk, M.D)
Não bộ kể gì về bạn (David Eagleman)
Bộ não siêu phàm ( Deepak Chopra – Rudolphe. Tanzi)
Psychology Today
What are eating disorders? (Rối loạn ăn uống là gì?)
Anxiety Disorders (Rối loạn lo âu)
Cấu tạo và cách hệ thần kinh trung ương hoạt động
How Does Trauma Affect the Brain? - And What It Means For You (Chấn thương ảnh hưởng đến não như thế nào? - Và nó có ý nghĩa gì với bạn)

Why Trauma Can Lead to Depression — and How to Cope (Tại sao chấn thương có thể dẫn đến trầm cảm - và cách đối phó)
Cách thoát khỏi sang chấn tâm lý đơn giản bạn nên thử

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger