CHÌA KHÓA DUY TRÌ SỨC KHỎE
14
12/2023

CHÌA KHÓA DUY TRÌ SỨC KHỎE

Chúng ta đã nói đến bệnh tật, từ nguyên nhân gốc rễ cho đến cơ chế hình thành và các giai đoạn phát triển của bệnh tật. Chúng ta cũng đồng ý với nhau là nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy chiếc chìa khóa để duy trì sức khỏe ở đây là gì?

1.    Nhận thức:

Tế bào có tính biết. Tế bào cấu tạo nên cơ thể. Ngay khi nhận thức của bạn thay đổi, bạn tìm ra vấn đề thì các tế bào cơ thể sẽ hướng đến mối quan tâm và nhận thức mới của bạn về sức khỏe. Và hành trình khôi phục – duy trì sức khỏe chính thức được bắt đầu.
Đó cũng là cơ sở đầu tiên để bạn bắt đầu thực hiện những thói quen, hành động mới có lợi cho sức khỏe, thực hiện các kế hoạch rèn luyện…hoặc sử dụng các loại thực phẩm có lợi thay thế dần dần.
Chính vì vậy, muốn thay đổi sức khỏe nên thay đổi nhận thức đầu tiên!

2.    Hành động cải biến nguyên nhân

Sự thay đổi nhận thức giúp bạn ý thức được về điều phải làm, nhưng để có được sức khỏe thì bạn phải thực sự hành động để cải biến những nguyên nhân tiêu cực đang tạo ra vấn đề sức khỏe cho bạn.

Bạn không thể chọn thời tiết, nhưng bạn chọn được trang phục. Bạn không chọn được thể tạng nhưng có thể lựa chọn các yếu tố bên ngoài theo hướng phù hợp với nó.

Cơ thể bạn luôn có những phản ứng “mách bảo” bạn về những thứ có lợi hay không, vậy bạn cần hành động dựa trên sự lắng nghe cơ thể để sự điều chỉnh dễ được tiếp nhận tích cực.
Thay vì biến mình là nạn nhân với những lời than vãn, thì bạn hãy chú ý đến vai trò và quyền lựa chọn/ cải biến của mình trong mọi chuyện.

VD: bạn không thể có nhiều tiền để mua thực phẩm thì bạn có thể thay đổi cách chế biến để tạo ra sự thơm ngon mới lạ, hoặc thay đổi trong nhóm thực phẩm tương đương để cơ thể bạn được chăm sóc tốt nhất.

3.    Khôi phục sự cân bằng

Để giữ gìn sức khỏe, bước đầu tiên là cần trau dồi hiểu biết về những nguyên nhân gây ra bệnh tiềm ẩn để phòng tránh hoặc xử trí một các thông minh. Bước tiếp theo là áp dụng các biện pháp cải biến hoặc kiểm soát. Và phần thứ 3 chính là khôi phục tình trạng cân bằng với việc áp dụng nguyên tắc “các tính chất đối nhau thì cân bằng nhau”

Nếu bạn thấy lạnh, hãy ăn xúp nóng hoặc uống nước ấm.
Nếu bạn đang kích động xáo trộn hãy ngồi xuống thiền định để cảm xúc được xoa dịu.
Nếu bạn thấy giận dữ, hãy ăn một loại trái cây ngọt hoặc bơi một vòng để thấy dễ chịu trở lại.

Những nguyên tắc này vô cùng đơn giản nhưng hợp lý và hợp tình đến mức chúng ta hay coi nó là đương nhiên trong cuộc sống mà không mất để tâm. Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ có thói quen lắng nghe, vận dụng để khôi phục sự cân bằng cho cơ thể.

4.    Làm sạch và thanh tẩy

Bạn biết đấy, bệnh tật là cả một quá trình tích tụ các nguyên nhân tiềm ẩn. Và nếu chẳng may, bạn đã không lắng nghe cơ thể trong một thời gian dài thì bạn bắt đầu đau ốm. Lúc này, việc cân bằng với các nguyên tắc thôi là chưa đủ, ta còn cần thanh lọc, làm sạch cơ thể để loại bỏ các dosha dư thừa và các chất độc tích tụ.

Các chất thải trong cơ thể (ama) là nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật, sự hiện diện của chúng gây ra cảm giác nặng nề, mỏi mệt, nặng mùi trong đường thở, căng cứng trong cơ thể, tâm trí rối rắm và biểu hiện dễ thấy nhất là lớp rêu bám dày trên lưỡi. Bệnh tật chính là khi ama lên tới đỉnh điểm và cơ thể tìm mọi cách đào thải chúng. Vậy việc ta cần làm là giúp cơ thể thải trừ chất độc. Đó là áp dụng các biện pháp thanh tẩy (panchakarma) với các hình thức hỗ trợ đào thải độc tố qua việc bôi trơn, tắm nóng, nôn, bài tiết, tẩy ruột, điều chỉnh qua chế độ ăn với những thực phẩm giúp thải độc.

5.    Trẻ hóa và tái tạo

Khi tiến hành thanh tẩy (panchakarma) bạn không chỉ khôi phục sức khỏe mà còn có cơ hội tận hưởng cuộc sống trường thọ trong điều kiện sức khỏe tốt. Đây là bước đầu của quá trình trẻ hóa bằng việc bổ sung các loại thảo mộc trẻ hóa, nghỉ ngơi thư giãn, thiền định và yoga để gia tăng quá trình tái tạo tế bào, bổ sung năng lượng cho cơ thể.


Xuyên suốt bài viết này ta đã tìm hiểu 5 cách khác nhau giúp duy trì sức khỏe dễ làm, dễ hiểu và vô cùng gần gũi. Điểm xuất phát của nó chính là lòng tự trân trọng của chúng ta dành cho chính mình, cho các tees bào của mình để mỗi hành động đều mang theo ý niệm trọn vẹn lợi lạc. Muốn vậy ta cần có mỗi liên hệ chặt chẽ giữa tâm trí và cơ thể. Ý thức về bản thân, thái độ hiểu biết và cảm xúc của chúng ta đều có tác động lên cơ thể.

Thiếu hụt lòng tựu trọng và thiếu đi sự yêu thương bản thân là một điều tai hại. Ung thư chính là một ví dụ của sự thiếu hụt này. Các tế bào ung thư đánh mất trí thông minh của chúng và phát triển tách biệt khỏi cơ thể: ích kỉ cô lập – đối lập với bản năng sống của các tế bào bình thường. Đó cũng là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến cuộc chiến trong cơ thể. Do đó, ta nhấn mạnh lần nữa vai trò quan trọng của lòng tự trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch ở mỗi con người.

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0
0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger