ÂM THANH VÀ CUỘC SỐNG
28
06/2023

ÂM THANH VÀ CUỘC SỐNG

ÂM THANH và CUỘC SỐNG! Âm thanh hiện hữu trong cuộc sống của bạn như thế nào? Làm sao có thể tận dụng âm thanh để cải thiện cuộc sống? Có bao giờ bạn thắc mắc âm nhạc có liên quan như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Ngay chính khoảnh khắc bạn đang đọc bài viết này, trong nhà, văn phòng, trên ô tô, nhà hàng và các câu lạc bộ, các địa điểm du lịch trên khắp thế giới, mọi người đều đang nghe nhạc, hoặc ít nhất, họ đang cảm nhận những thanh âm diễn ra trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, bên cạnh sự phổ biến trong cuộc sống hàng ngày là thế, vai trò của từng thanh âm của 7 nốt nhạc vẫn hiếm hoi được đề cập với những phân tích rõ ràng trong các ngành nghiên cứu tâm lý xã hội và nhân cách hành vi con người. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho tôi trong bài viết ngày hôm nay.

Trước hết, tôi phải nói rằng tôi không phải là một ca sĩ, nhạc sĩ hay một người làm về âm nhạc. Những điều tôi nói ra đây là những cảm nhận của chính bản thân tôi về âm nhạc dưới góc nhìn và trải nghiệm của bản thân.

Theo triết học yoga Ấn Độ, âm nhạc, ở trạng thái và hình thức tự nhiên, đơn giản nhất của nó đã xuất phát từ thuở khai thiên lập địa của con người, từ khi vũ trụ tạo ra âm thanh Ohm đầu tiên (gọi là mẫu âm), tạo nên tần sóng rung động tới tất thảy mọi thứ xung quanh. Vậy nhưng khi đó, có lẽ định nghĩa và kiến thức về cái thứ gọi là âm nhạc còn quá mới mẻ, và ý thức của con người ở thời tiền sử vẫn còn tập trung vào việc sinh tồn, săn bắt hái lượm, thì âm nhạc khi đó chỉ là thứ “thanh âm gọi bầy" được phát ra để kêu gọi đồng loại. Rồi dần về sau, người ta bắt đầu tìm thấy những mảnh vỡ của nhạc cụ từ thời kỳ đồ đá và nó có niên đại khoảng 600,000 năm trước Công nguyên. Hoặc “âm điệu” hơn nữa, người tiền sử đã sử dụng các công cụ chạm khắc và xuyên để tạo ra các nhạc cụ, ví dụ như Ravanahatha, có thể coi là tổ tiên của Violin, đã được phục hồi từ các địa điểm khảo cổ của nền văn minh Thung lũng Indus (Ấn Độ) cho thấy dấu hiệu của giai điệu trong những khoảng thời gian này. Theo kinh Vệ Đà, Ấn Độ được xem là một trong những truyền thống âm nhạc lâu đời nhất trên thế giới. Đi sâu hơn vào những cánh rừng rậm, nơi những nền văn minh cổ vẫn còn được ca tụng cho đến ngày nay như nền văn minh Maya, âm nhạc và nghệ thuật là một món quà, biểu hiện ra kết nối giữa sâu sắc đất và con người rất mạnh, con người kết nối mạnh với luận xa một (MULADHARA – ROOT CHAKRA, theo Yoga và triết học cổ Ấn Độ), sống như một phần của tự nhiên và thuận tự nhiên. Vì thế, âm nhạc cũng đơn giản, cuồn cuộn, mang nhiều nâng lượng của đất và thiên nhiên, thể hiện sự mạnh mẽ để bảo đảm sự an toàn của những thứ xung quanh trong thế giới hoang dã.

Đến thời cổ đại, âm nhạc cổ đại đề cập đến các hệ thống âm nhạc được phát triển song hành với các nền văn hóa biết chữ, bao gồm Lưỡng Hà, Ba Tư, Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã, đã thay thế âm nhạc thời tiền sử hoang dã và mạnh mẽ. Con người bắt đầu quan tâm đến sự tác động của năng lượng thần thánh, ngoài mẹ thiên nhiên, nhân loại đã tìm đến những kết nối với các thế lực phép màu khác, xây dựng các kim tự tháp, đền đài, lễ cúng bái. Ví như, những cư dân ban đầu của Mexico đã biểu diễn âm nhạc như một cách trực tiếp để giao tiếp với các vị thần của họ. Do sự tín ngưỡng này, cư dân đã mang đến cho các bài hát và nhịp điệu những đặc tính bí truyền của sự bảo vệ, cầu khẩn và sức mạnh, giai điệu có phần bay bổng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Âm nhạc đã được chơi cho mục đích sâu sắc hơn là giải trí đơn thuần. Nó cũng là tác nhân gây ra các trạng thái thôi miên cho phép đạt được sự thuận lợi cho việc nâng cao tinh thần; vì lý do này, âm nhạc được coi là một nghệ thuật thiêng liêng.

Nếu trong thời kỳ tiền sử, con người hoàn toàn hòa làm một với thiên nhiên và biểu hiện điều đó qua nghệ thuật và âm nhạc thì trong thời kỳ này, con người bắt đầu thắc mắc về các quy luật tự nhiên và hướng đến tính xây dựng sự logic, khoa học. Vì thế tâm linh và khoa học logic có một sự kết nối chặc chẽ với nhau, vì thế đây là giai đoạn mạnh mẽ cho các bộ môn Thần số học của nhà toán học Pythago hay Chiêm Tinh học ra đời, các kim tự tháp hay đền đài thờ cúng được xây dựng một cách tỉ mỉ thần kỳ với những số liệu chính xác bất ngờ. Do công nghệ tính toán thô sơ, con người mô tả toán học và các nghi thức thờ cúng bằng hình vẽ, với nét nghệ thuật cứng cáp và logic như một cách ký lại tri thức. Vì thế âm nhạc của thời đại này biểu hiện sự huyền bí, tò mò, linh thiêng nhưng cũng logic và hệ thống. Trong suốt thời gian này, âm nhạc được truyền lại bằng âm thanh, được truyền qua sự ghi nhớ hơn là được viết ra và không có ký hiệu âm nhạc phổ quát.

Như có thể thấy, ngày nay nghệ thuật nói chung và đặc biệt là âm nhạc nói riêng vẫn là một phần quan trọng của nhân loại. Ngành công nghiệp âm nhạc hay những tác phẩm âm nhạc mang tính hàn lâm đều rất được phần lớn dân chúng thế giới ưa chuộng. Khi tiếp xúc với âm nhạc, mọi người được đưa đến tâm trạng mà họ muốn. Âm nhạc giúp ta cảm nhận những gì ta muốn cảm nhận, và do đó, có rất nhiều thể loại âm nhạc dành cho con người mà bao hàm tất cả những tính cách có thể tồn tại trên cuộc đời này, cho những người có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường lớn lên như văn hóa, gia đình, đất nước, v.v.

Bởi vậy, luôn luôn có một bài nhạc phù hợp với cảm xúc, năng lượng, hay tâm trạng của bạn ở thời điểm đó và cũng vì lẽ đó, mỗi người lại có một cách thưởng thức âm nhạc riêng. Đối với tôi, ở trạng thái bình thường, tôi luôn tìm đến và vô tình thu hút những bài nhạc không lời, những bản nhạc bolero của Cuba hay Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 19, hay những lúc tôi thiền định, tĩnh tâm thì chỉ đơn giản là tiếng Ohm hay những âm thanh sơ khai của vũ trụ lại làm tâm hồn tôi rung động. Đây cũng là một cách giải phóng những cảm xúc bên trong mình, giống như việc bạn đang đứng trước một bãi biển xanh ngát và được thỏa thích hét lên giải phóng nỗi lòng mình, âm “Ohm” là một âm tiết có đủ cao độ và trường độ để giải phóng những cảm xúc này. Khi đó bạn hoàn toàn thoải mái để bước vào một buổi tập Yoga. Tương tự như vậy, một âm “om” ở cuối buổi tập nghĩa rằng thực hành thể chất của bạn đã kết thúc và đó là thời gian để nhập lại xã hội. Ngoài ra, khi các nhà khoa học quét MRI chức năng của bộ não của người đang niệm “Ohm”, người ta tìm ra rằng âm “Om” có thể kích thích thần kinh phế vị để được xem là một phương pháp phù hợp để sử dụng để điều trị trầm cảm và động kinh.

Bởi vậy, đối với tôi, âm nhạc như một liệu pháp chữa lành cho những góc tối cảm xúc trong tâm hồn, cũng như là một người bầu bạn với tôi những lúc tôi thăng hoa nhất, và tôi tin rằng bạn cũng vậy. Sự cộng hưởng năng lượng từ âm nhạc và bên trong chúng ta luôn luôn là một điều tuyệt diệu. Bạn cũng sẽ tìm được cho mình một thể loại âm nhạc hay đơn giản chỉ là một thanh âm mà bạn có thể hoà nhịp tâm hồn mình vào cùng, để cho những xúc cảm, những suy nghĩ tuôn chảy trong chính bạn.

Qua một giai đoạn của nhiều sự gò bó, sau thời kỳ trung cổ là thời kỳ Phục Hưng, con người khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng trầm trọng, nên trải qua một thời gian dài, nhận thức của con người lúc đó thay đổi, thì sự cảm nhận của họ về chính mình và cuộc sống ngày càng rõ rệt hơn, người châu âu mới chú ý đến con người và sự phát triển về nhận thức nhiều hơn: các bức vẽ miêu tả về cảm xúc rất chi tiết và miêu tả càng giống thật càng tốt (vì thời đó không có camera nên vẽ tranh là cách thay thế để lưu lại hình ảnh), ngoài ra tranh thời đó còn muốn đề cao sự phát triển của nhân loại lúc đó sau khi vượt qua khó khăn, tiêu biểu là bức School of Athens đang vẽ các triết gia học giả chung 1 khung hình. Nghệ thuật phục hưng là sự tiến bộ bùng nổ sau thời khốn đốn, đề cao về con người và sự phát triển nhận thức của họ. Sự Khai sáng trong triết học đã dẫn đến thời kỳ được gọi là thời kỳ Phục hưng. Niên đại của thời kỳ này thường sớm hơn trong các loại hình nghệ thuật khác (văn học và hội họa), và niên đại của âm nhạc nằm trong khoảng từ những năm 1400 đến 1600. Trong thời gian này, kết cấu trong âm nhạc ngày càng được mở rộng do ký hiệu âm nhạc được chuẩn hóa, cho phép cả âm nhạc phụng vụ (nhà thờ) và âm nhạc thế tục (bên ngoài nhà thờ) được truyền lại. Do tất cả những nguyên nhân trên, thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ của sự bùng nổ về nghệ thuật và âm nhạc.

Rồi nhân loại trải qua các thời kỳ Baroque, thời kỳ Cổ Điển, thời kỳ lãng mạn, thời kỳ ấn tượng, và cuối cùng là thời kỳ đương đại/ hiện đại. Trải qua mỗi thời kỳ, âm nhạc lại mang một màu sắc và thanh âm khác nhau, và điều này chính là một lẽ hiển nhiên, bởi âm nhạc chính là một bản phác thảo lại năng lượng và thế giới nội tâm của con người qua từng thời kỳ. Tác động của âm nhạc là rõ ràng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng tôi đang muốn nhấn mạnh vào khía cạnh tâm trạng và hành vi của chúng ta. Nó có thể thay đổi một số khía cạnh của tính cách và thậm chí ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc...

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0
0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger