Yoga và Thiền Định
YOGA RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
𝐘𝐨𝐠𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀ ? Yoga là một hệ thống khoa học về những tập luyện thể chất và tinh thần bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 5000 năm trước.
YOGA RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
𝐘𝐨𝐠𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀ ? Yoga là một hệ thống khoa học về những tập luyện thể chất và tinh thần bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 5000 năm trước. Mục đích của yoga là giúp mỗi người trong chúng ta đạt được giới hạn cao nhất, trải nghiệm sức khỏe và hạnh phúc lâu dài. Yoga không đơn giản là một môn thể thao hay tư thế luyện tập, mà bản chất Yoga là sự ngưng lại những làn sống dao động của tâm trí, là sự kết nối và hợp nhất thân tâm trí, cân bằng nguồn năng lượng bên trong để ta có thể sống hài hoà bình an và khoẻ mạnh.
Chuyên mục Yoga và Thiền Định cung cấp những tri thức chuẩn xác về thiền định và Yoga cổ điển theo triết học Vedanta từ cơ bản đến chuyên sâu, kết hợp với các bài hướng dẫn thực hành để đem lại sự tập trung, dẻo dai và hiệu quả toàn diện trong đời sống. Với Yoga bắt nguồn từ cổ xưa, chúng ta có thể kéo dài những năm tháng khỏe mạnh, năng suất vượt xa giới hạn được chấp nhận, đồng thời, cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta về cảm xúc và tinh thần, đạt đến ba trạng thái:
LỊCH SỬ YOGA QUA CÁC THỜI KỲ:
Thời kỳ Yoga - Tiền Cổ Điển: Sự khởi đầu của Yoga đã được bắt đầu bởi nền văn minh Sarasvati ở miền Bắc Ấn Độ hơn 5000 năm trước. Thuật ngữ đầu tiên để chỉ đến Yoga xuất hiện trong kinh của người Ấn, kinh Vệ Đà. Vệ Đà là những bài hát, những câu thần chú, văn bản lễ nghi được sử dụng bởi Brahmans. (Brahman hay Đại Ngã là một khái niệm về tinh thần tối thượng của người Ấn Độ). Yoga đã từng bước, từng bước một phát triển bởi tinh thần Brahmans và các nhà thơ Rishis, những người đã chứng minh sự tập luyện và niềm tin tuyệt đối vào Áo Nghĩa Thư. Một trong những cuốn kinh nói về yoga nổi tiếng nhất là Bhagavad Gita là một văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu của bộ trường ca Mahabharata. Áo Nghĩa Thư đã lấy ý tưởng của việc hi sinh cái tôi từ kinh Vệ Đà và làm phổ biến nó hơn, tập luyện để vượt qua được cái tôi, thông qua sự tự học, hành động và kinh thánh.
Thời kỳ Yoga - Cổ Điển: Ở thời kỳ Tiền Cổ Điển, Yoga là một mớ hỗn độn cửa niềm tin tôn giáo, lễ nghi, kỹ thuật và chúng thường mâu thuẫn với nhau. Yoga thời kỳ Cổ Điển được cho là khởi xướng bởi một bộ sưu tập của 196 kinh điển Ấn Độ về lý thuyết và thực hành yoga. Các bài tập Yoga được biên soạn trước 400 CE bởi Sage Patanjali. Trong cuốn Patanjali, sự tập luyện của Yoga thời kỳ này là hướng đến “8 con đường chinh phục” bao gồm những bước, những bài tập hướng đến thiền định và sự khai sáng. Patanjali được xem là cha để của Yoga và cuốn kinh về Yoga mà ông viết vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến Yoga hiện đại.
Thời kỳ Yoga - Hậu Cổ : Vài thế kỉ sau thời của Patanjali, những master Yoga đã tạo một hệ thống các bài tập luyện Yoga để có được một cơ thể khỏe khoắn hơn. Họ đã phủ nhận những niềm tin cổ xưa của kinh Vệ Đà trong Yoga và cho rằng tập luyện để có cơ thể trẻ trung là ý nghĩa của sự khai sáng. Họ đã phát triển các bài tập Tantra Yoga, những bài tập nền tảng làm cho cơ thể và tinh thần chúng ta “sạch” hơn, gỡ bỏ nút thắt của sự gò bó, những bài tập này là sự tập luyện kết nối tinh thần và cơ thể chúng ta lại với nhau.
Thời kỳ Yoga - Hiện Đại: Vào cuối thế kỷ 19 những bậc thầy Yoga bắt đầu sang phương Tây để phổ biến Yoga và dạy chúng. Bắt đầu là hội Parliament ở Chicago rồi đến Swami Vivekananda, người đã đọc diễn văn về lịch sử, sự luyện tập của Yoga ở University World’s Religion. Vào những năm thập niên 20, 30 của thế kỷ trước, Hatha Yoga biết đến rổng rãi bởi T. Krishnamacharya, Swami Sivananda. T. Krishnamacharya đã mở trường tập Hatha Yoga đầu tiên ở Myscore năm 1924. Còn Sivanada cũng đã mở trường vào năm 1936 với tên gọi “Devine Life Society”. T. Krishnamacharya có ba người học trò sẽ tiếp tục sự nghiệp, lý tưởng của ông về Yoga và làm phổ biến nó rộng rãi với thế giới là: B.K.S. Iyengar, T.K.V. Desikachar and Pattabhi Jois. Sivanada thì viết hơn 200 cuốn sách về Yoga, lập 9 ngôi đến và rất nhiều trung tâm dạy Yoga trên toàn thế giới.
Và Yoga hiện đại cho đến ngày nay cũng đã có rất nhiều biến thể mà có nhiều nơi người ta chỉ dạy thuần các tư thế Yoga (asana) như một bộ môn giúp người tập thấy dẻo dai, khoẻ mạnh về thể chất.
Vì thế nếu nắm được lịch sử và nguồn gốc để phát triển bộ môn này, thì mới thu lại đầy đủ lợi lạc và đi đúng mục đích của nó.
Vashna Thiên Kim