VÌ SAO KHÔNG NÊN ĂN THỊT
12
05/2023

VÌ SAO KHÔNG NÊN ĂN THỊT

Như đã nói ở bài trước phân tích về "Năng lượng từ thức ăn", khi chúng ta nạp vào nguồn năng lượng từ thịt động vật thì nó đã là nguồn năng lượng chết/năng lượng cấp 2 vì sau khi động vật nạp năng lượng sống từ thực vật vào thì qua đến chúng ta đã là nguồn năng lượng chết, vậy nguồn năng lượng này cũng không thể giúp cơ thể chúng ta tái tạo tế bào chữa lành mô cơ vì nó không còn là nguồn năng lượng sống.

  • Về năng lượng từ động vật: chúng là động vật bậc cao nên nguồn năng lượng khi chúng ta nạp vào khó chuyển hoá và hoà hợp với cơ thể. Và động vật có trí thông minh, có trực giác, nguồn năng lượng được tạo ra từ suy nghĩ cảm xúc của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của conngười khi nạp vào.
Ví dụ: chắc hẳn bạn đã từng chứng kiến màn biểu diễn thông minh của cá heo, sư tử biển khi chúng nhảy nhót, chơi thổi kèn, chơi bóng rổ và nghe theo lời huấn luyện viên điều khiển? Hay những động vật bậc thấp hơn như con trâu con bò dù không có trí khôn như cá heo, nhưng khi biết sắp bị đưa đi giết mổ đôi mắt nó vẫn ngấn lệ và tiếng la hét đầy sợ hãi của những chú ngỗng, gà vịt khi lên bàn mổ? Tất cả những sự sợ hãi này đều hình thành một nguồn năng lượng tiêu cực bên trong từng thớ thịt của chúng.
  • Thịt động vật rất nhanh dẫn đến quá trình phân huỷ khi tới được tay người dùng hay khâu chế biến. Dĩ nhiên bạn không thể ăn được ngay miếng thịt heo khi đứng tại chỗ lóc thịt khi nó còn sống? Tất cả mọi loại thức ăn thì động vật thì đều không phải là nguồn năng lượng sống, chưa kể khi thịt vào quá trình phân huỷ (cho dù có cấp đông) thì sẽ sinh ra các độc tố trong đó có loại gây tăng huyết áp, đây cũng chính là lí do các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân bị xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao hạn chế hoặc ngừng ăn thịt.
  • Người ta cũng tìm thấy vô số loại kí sinh trùng sống trong ruột của con người đến từ thức ăn động vật như bò lợn, cá bị nhiễm kí sinh trùng đến từ nguồn nước… nấu ăn thông thường không thể diệt hết các loại kí sinh trùng này vì có những loại chịu được nhiệt độ cao và từ đây sẽ là mầm móng gây tích tụ bệnh.
  • Và với thời đại phát triển hiện đại, việc nuôi trồng thuận tự nhiên đã không còn thịnh hành, đa số đều nuôi ép chín hay tiêm chất tăng trọng cho gia cầm, gia súc, động vật, kể cả khâu tẩm ướp cũng bỏ chất hoá học để giữ tươi giữ màu đẹp, vậy khi chúng ta ăn vào làm sao không hấp thụ vào nhiều chất độc hại gây phá vỡ cấu trúc tế bào và sinh ra các loại bệnh lí.
Khi hấp thụ vào nguồn năng lượng tiêu cực từ động vật trước tiên đã ảnh hưởng tâm trí không thể nhẹ nhàng vui vẻ, có câu: “bạn là những gì bạn ăn vào”. Rồi các bệnh lí dần phát tác khi độc tố tích tụ lâu ngày gây nên cũng làm giảm chất lượng cuộc sống và là tiền đề cho rất nhiều những câu chuyện tiêu cực. Sống không khoẻ sẽ không thể sống tốt !
 
Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những hợp chất có trong thịt động vật là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nên testosteron (hoóc môn nam tính) trong não bộ con người. Và loại hooc môn này có mối liên quan đến tính hung hãn, dẫn đến các tác động tâm lý tiêu cực như tức giận, nổi nóng, dục vọng và sợ hãi. Nghiên cứu thực tế cũng đã chứng minh, nồng độ testosteron có trong cơ thể người ăn thịt động vật hàng ngày cao hơn so với người ăn chay tịnh. Vì thế, người thường xuyên ăn thịt động vật có xu hướng bạo lực hơn, còn người ăn chay tịnh có tính hiền lành và dễ tính hơn.
Điều còn lại đó là khả năng tập trung tĩnh tâm đối với những người muốn chữa lành tâm trí thông qua việc thiền định hay kết nối tâm trí, việc hấp thu nguồn năng lượng nặng nề khó hoà hợp với cơ thể cũng làm giới hạn khả năng tâm linh.

Thực vật có đủ chất dinh dưỡng không? Nó nạp năng lượng cho cơ thể như thế nào?

Bốn yếu tố giúp cơ thể phục hồi và trở nên khoẻ mạnh:
  1. Protein hay đạm : các loại hạt, đậu, sữa, phô mai…
  2. Cacbohydrat : bột mì, yến mạch, gạo, ngũ cốc..
  3. Hydracarbon / Chất Béo : bơ, dầu
  4. Chất khoáng : các loại củ quả
Các yếu tố này lại có nhiều trong rau củ hơn động vật. Chúng đóng vai trò như là chất khử, chất sát trùng, lọc sạch máu hay là máy phát điện từ vì nguồn năng lượng sống từ chúng khi nạp vào cơ thể ta dễ dàng chuyển hoá và hấp thụ.
  • Rau quả và trái cây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ tính kiềm của máu. Điều này là cần thiết trong việc duy trì khả năng vận chuyển CO2 của máu về phổi trong quá trình bài tiết.
  • Rau quả cũng là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Các loại rau có chứa vitamin quan trọng như nhóm: Vitamin A,B,C và có thể ăn sống như: xà lách, rau chân vịt, rau cải xoăn, cải bắp, cà chua…
Lưu ý: Vitamin A có thể không bị mất đi nhiều do luộc nhưng sẽ bị phân huỷ khi chiên. Vitamin C nhanh chóng bị phân huỷ bởi nhiệt độ hay chất bảo quản, đóng hộp.
  • Sữa hạt là thức uống giàu Protein cùng trái cây tươi, cam, chanh, dứa, các loại rau, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám là thực đơn tiêu chuẩn giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết và đầy đủ dinh dưỡng.

Phân loại nguồn thức ăn: 

Theo kinh Bhagavad Gita (triết học phương Đông) có ba loại đồ ăn:
  • Sattvic: (thanh khiết): Chế độ ăn kiêng Sattvic chứa tất cả các phẩm chất có trong Sattva , bao gồm: tinh khiết, tự nhiên, thiết yếu, sạch sẽ, trung thực và năng lượng cân bằng. Sattvic là chế độ ăn tinh khiết nhất, giúp thanh lọc cơ thể, duy trì trạng thái tĩnh tâm, bình an. Sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và kiêng các thực phẩm từ động vật kể cả trứng sữa, đặc biệt là không gia vị, dầu mỡ (ăn thô).
  • Rajasic (Kích thích): đồ ăn có nhiều gia vị, đồ cay nóng, rượu bia, cà phê, trứng… những loại thức ăn có gây kích thích hệ thống thần kinh.
  • Tamasic: (Thiu thối): những dạng thức ăn đã bị phân huỷ, thiu thối lên men hoặc chín rã thuộc vào nhóm này.
Sở thích của con người thuộc vào nhóm thức ăn nào, phụ thuộc vào tâm trí của người đó. Những người có ý thức cao về tinh thần và tâm linh thông thường cơ thể chỉ dung nạp được đồ ăn thanh khiết (Sattvic). Đa số người trần tục bình thường lại thích đồ ăn nhóm kích thích (Rajasic). Còn những ng tâm tính tiêu cực, nhiều tâm ma hay kém phát triển nhận thức lại chọn các thức ăn không sạch lên men hay đậm vị như Tamasic.
 
Khi có ý thức, chọn nguồn thực phẩm thanh khiết, sẽ giúp thanh tẩy và làm dịu tâm trí, làm giảm các cơn đau và nuôi dưỡng, tái tạo cơ thể. Còn đồ ăn Rajasic làm tăng phần dục vọng con người và kích thích tâm trí, đồ ăn Rajasic cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, các bệnh phát sinh do dư thừa axit uric nói trên.
 
Còn đồ ăn thuộc nhóm Tamasic hay các món ăn không sạch sẽ vệ sinh sẽ làm cho tâm trí con người bị trì trệ và lười biếng, khả năng tư duy của ng đó sẽ suy giảm và rơi xuống cấp độ thấp kém như người rừng… sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, không có mục tiêu định hướng trong cuộc đời, đối với cơ thể cũng sẽ dễ bị nhiều căn bệnh vật lý, vật lộn với bệnh tật kinh niên.
 
Vậy nên khi quán chiếu thấy có nhiều bệnh trên cơ thể vật lý và tâm trạng bế tắc mệt mỏi, phải kiểm tra xem trong chế độ ăn uống đang ở nhóm nào, và bắt đầu xây dựng lại chế độ ăn uống hợp lý để bắt đầu tiến trình thanh lọc, chữa lành.
 
Phần sau mình sẽ phân tích cách để chuyển hoá nguồn năng lượng từ thức ăn trước khi đưa vào cơ thể như thế nào nhé!
 
Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0
0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger