Toàn cảnh về Ung thư - Góc nhìn của khoa học tâm thức (Phần 2)
08
04/2023

Toàn cảnh về Ung thư - Góc nhìn của khoa học tâm thức (Phần 2)

Ở thời cổ đại, dưới ngòi bút của Herodotus và Imhotep, căn bệnh ung thư được nhìn dưới dạng các tổn thương quan sát bề ngoài như hoại tử, viêm loét, mụn cóc, nốt ruồi… Những khối u thực sự - dấu vết của căn bệnh bí ẩn mà y học lúc đó thực sự bó tay. Và khi đó phẫu thuật cắt bỏ, hơ lửa nóng đốt những khối u hư hại là phương pháp hàng đầu. Dẫu rằng những vết cắt bỏ và phẫu thuật đó vô cùng đau đớn và đầy rẫy nguy cơ.

2. Cuộc chiến chống ung thư: Sự đối đầu giữa con người và Mr.K trong suốt hơn 4000 năm lịch sử.

Đứng đầu trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất trong thế kỉ 20 của loài người, ung thư là cũng là nỗi đau và thách thức của nền y học hiện đại.

Cho đến giờ, người ta vẫn chưa thể chữa trị triệt để với ung thư và tự tin rằng nó không tái phát. Mọi phương án điều trị chỉ là can thiệp, kiểm soát, kéo dài thời gian, giảm nhẹ triệu chứng…. Vậy câu hỏi đặt ra là: chúng ta nên phòng tránh căn bệnh này như thế nào? Vashna Group trân trọng gửi tới bạn series bài viết có tên TOÀN CẢNH VỀ UNG THƯ – CÁI NHÌN TỪ KHOA HỌC TÂM THỨC để hướng đến những tri thức khách quan, đa dạng về bệnh ung thư, các biện pháp cải thiện và phương pháp phòng tránh ở 3 thể thân, tâm, trí, đặc biệt là ở khía cạnh năng lượng/ tinh thần.

Chào mừng các bạn đã trở lại với chuỗi bài Toàn cảnh về ung thư – dưới cái nhìn của khoa học tâm thức. Ở phần 1 của chuỗi bài viết, các bạn hẳn còn nhớ đến Mr K – tế bào ung thư khi chúng ta cùng nhìn lại bản chất của căn bệnh nguy hiểm này. Trong phần 2 của bài viết, chúng ta sẽ ngược thời gian trở lại thời kì sơ khai của Mr K để thấy được cả hành trình chiến đấu chống ung thư của loài người.

Như các bạn đã biết, Mr K thực chất là một phần bên trong cơ thể, dại diện cho những phần tế bào “đột biến, không kiểm soát, tiến hóa, xâm chiếm, phá hủy, bất tử” nên luôn được xem là kẻ thù của sức khỏe và đặt trong mối quan hệ đối đầu không khoan nhượng với loài người.

Trường hợp ghi nhận đầu tiên của Mr K được cho là ở trong văn bản ghi những lời dạy dỗ của Imhotep – một bác sĩ Ai Cập vĩ đại sống vào khoảng năm 2625 TCN trên giấy papyrus. Đó là một case ung thư vú được mô tả “một khối phồng ở vú, mát lạnh, dày đặc như một loại trái dâu và lan ngầm dưới da” – vô phương cứu chữa. Hơn 2000 năm sau, vào năm 440 TCN, nhà sử học Hy Lạp Herodutus ghi lại câu chuyện về Atossa, nữ hoàng Ba Tư nhận thấy có một khối u chảy máu trong ngực mình và cô quyết định cho phép một nô lệ Hy Lạp tên Democedes cắt bỏ khối u đó. Trong thời kỳ cổ đại, ung thư đã được mô tả là một bệnh lạ và hiếm gặp. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin chi tiết về mức độ bệnh ung thư trong thời kỳ này. Sang đến thế kỷ 19, tuy số lượng bệnh nhân ung thư đã được chẩn đoán tăng lên đáng kể, nhưng mức độ bệnh ung thư vẫn còn rất thấp so với hiện nay. Tế bào ung thư được xác định và mô tả đầu tiên bởi nhà bác học người Đức Rudolph Virchow vào những năm 1840. Thế kỷ 20, mức độ bệnh ung thư bắt đầu gia tăng. Các nghiên cứu và thống kê cho thấy rằng, từ những năm 1950 đến nay, tỷ lệ người mắc ung thư trên toàn thế giới đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các biến thể bệnh ung thư cũng được mô tả và đặt tên theo từng loại ung thư, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Vậy con người đã đối mặt với Mr K như thế nào?

Song song với quá trình phát triển của y khoa, các hệ thống quan điểm và trình độ nhận thức của con người mỗi thời kì một khác nên cách xử lý của y học với Mr K cũng có nhiều thay đổi kể từ điểm khởi đầu.

Ở thời cổ đại , dưới ngòi bút của Herodotus và Imhotep, căn bệnh ung thư được nhìn dưới dạng các tổn thương quan sát bề ngoài như hoại tử, viêm loét, mụn cóc, nốt ruồi… Những khối u thực sự - dấu vết của căn bệnh bí ẩn mà y học lúc đó thực sự bó tay. Và khi đó phẫu thuật cắt bỏ, hơ lửa nóng đốt những khối u hư hại là phương pháp hàng đầu. Dẫu rằng những vết cắt bỏ và phẫu thuật đó vô cùng đau đớn và đầy rẫy nguy cơ. Thử hình dung cách người ta cắt bỏ một phần hư hay mọc rễ của củ khoai tây, bạn sẽ hiểu được phương pháp phẫu thuật thời kì này. Có lẽ đó cũng là lý do, khi người ta tìm thấy một số xác ướp trong thời kì cổ đại, có những xác ướp giữ nguyên hình thái khối u – khối phồng cứng trong cánh tay hoặc nguyên những dấu hiệu tổn thương của khối u mà không có dấu hiệu của phẫu thuật.

Sang tới thời kì của Hippocrates – thời kì của Archaemedes phát hiện ra định luật cùng tên về áp suất (năm 400 TCN): Mr K được nhận diện thêm với góc nhìn cơ thể con người như thể dịch (cơ thể con người có 4 thể dịch chính với các tính khí: máu, mật đen, mật vàng và đờm… được tổ chức hoàn hảo, cân bằng. Khi dư thừa một yếu tố thể dịch thì sự cân bằng này bị phá vỡ và bệnh tật phát sinh: Viêm, sưng, nóng đỏ đau là do dư thừa máu; sần, mụn mủ, viêm chảy dịch, hạch bạch huyết – lạnh, nhầy, trắng là do đờm, vàng da do dư thừa mật vàng, còn ung thư – Mr K là do mật đen quá dư thừa – đây là tình trạng rối loạn các chức năng cơ thể ở sâu bên trong tạo ra sự mất cân bằng sinh lý bao trùm khắp cơ thể. Giai đoạn này manh nha nhìn nhận Mr K như dạng rối loạn trầm cảm và rối loạn chúc năng cơ thể. Chính vì nhìn Mr K dạng thể dịch mà giai đoạn này, các thầy thuốc Hippocrates và Claudius Galen đã phát hiện ra rằng : “không nên điều trị phẫu thuật vì bệnh nhân sẽ sống lâu hơn với cách đó” – không thể loại bỏ ung thư dạng phẫu thuật khi mật đen vẫn còn ở đó và sẽ chảy trở lại như nhựa cây thấm qua các cành cây. Thay vào đó, thời kì này, người ta điên cuồng lao vào thử đủ các thứ thuốc thanh tẩy mật đen – làm chảy dịch trong cơ thể và đào thải các dịch thể gây bệnh.

Các giai đoạn sau đó – cụ thể là thời trung đại, khi giải phẫu cơ thể có thêm thành tựu, con người có dịp quan sát các cơ quan trong tử thi một cách rõ ràng đủ để xây dựng sơ đồ giải phẫu người với thành tựu nổi bật của Matthew Baillie – xuất bản cuốn sách The Morbid Anatomy of Some of the Most Important Parts of the Human Body (Giải phẫu bệnh học một số phần quan trọng trong cơ thể con người). Từ đây, người ta khám phá rằng không thực sự có “dịch mật đen” nào cả, và phẫu thuật được đề xuất trở lại như một phương pháp hiệu quả - giờ đây đi kèm với việc phân loại mức độ của khối u để xác định các trường hợp có thể phẫu thuật.

Những giai đoạn tiếp theo đó là sự bùng nổ của các hình thái phẫu thuật, với sự ra đời của thuốc gây mê để giảm đau đớn ác mộng cho những cơn phẫu thuật khiếp đảm của ung thư, với hướng đi ấy…những thứ thuốc vô trùng, kháng khuẩn, sát trùng. Đây là thành tựu lớn đối với việc hỗ trợ tỉ lệ thành công cho phẫu thuật ung thư, và tạo điều kiện để những ca phẫu thuật táo bạo hơn, khéo léo hơn để “trừ tận gốc”.

Tuy nhiên, việc trừ tận gốc có lẽ chỉ thích hợp với các khối u tập trung, còn các trường hợp đã di căn ra các cơ quan trong cơ thể thì khó có thể giải quyết. Một lần nữa bài toán hóc búa đặt ra lại giúp con người tìm hóa trị - sự tham gia của chất độc hóa học trong cuộc chiến “lấy độc trị độc” để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp hóa trị được đề xuất ban đầu bởi nhà bác học và nhà hóa học người Đức Paul Ehrlich vào thế kỷ 19. Ông đã phát hiện ra rằng một số hợp chất hóa học có thể tấn công và tiêu diệt các tế bào bệnh trong cơ thể. Sau đó, trong thập niên 1940, phương pháp hóa trị đã được phát triển rộng rãi để điều trị ung thư với nguyên lý hoạt động là tấn công vào phá hủy các tế bào. Cùng với hướng đi phá hủy các tế bào ung thư là phát minh ra việc sử dụng tia X và gamma để tiêu diệt các tế bào ung thư – nhanh chóng và hiệu quả tức thì so với hóa trị. Về cơ bản thì hóa trị, phẫu thuật hay xạ trị đều có chung mục đích là phá hủy, loại bỏ các tế bào ung thư – tấn công trực diện và Mr K để giành lại hi vọng sống cho bệnh nhân trong cuộc chiến.

Thực tế đã chứng minh những phương pháp này có tác dụng nhất định, đánh bật được Mr K ở những giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng đó vẫn chưa phải là phương pháp ưu việt chặn đứng nỗi đe dọa của Mr K.

Tóm tắt lại 4000 năm đối đầu giữa 2 đối thủ trong cùng một cơ thể ở giai đoạn này, có thể nhớ các từ cơ bản sau: loại bỏ, lấy độc trị độc như thể một cuộc thanh trừng trên cơ thể vật lý & hóa sinh của con người. Nhưng ngay cả khi chúng ta dùng những đòn đối đầu mạnh mẽ đến vậy thì mọi thứ vẫn không được kiểm soát tốt như chúng ta muốn: Mr K, bằng một cách bí ẩn nào đó, ,vẫn có thể xuất hiện trở lại – kinh khủng hơn, tinh vi hơn để hạ knockout những cơ thể vốn cũng chịu nhiều tác dụng phụ của những đòn thanh trừng. 

Và hiện nay, cuộc chiến vẫn tiếp diễn, bên cạnh phẫu thuật, hóa trị, bức xạ, cấy ghép tủy thì y học thế giới bắt đầu quan tâm đến khía cạnh sinh học ung thư với những nghiên cứu về cơ chế vận hành của hệ miễn dịch, sự trao đổi chất của tế bào ung thư, vai trò của sự điều hòa gene để thực hiện các chức năng của tế bài ung thư hay xem xét vai trò phạm vi của môi trường đối với tế bào ung thư và mối quan hệ của nó với tăng trưởng, xâm lấn và di căn. Tất cả các nghiên cứu thực nghiệm đang được đẩy mạnh để hiện thực hóa một viễn cảnh: chiến thắng Mr K.

Như vậy, khi nhìn lại 4000 năm lịch sử, từ những bước đi sơ khai cho đến những thành tựu kĩ thuật tiến bộ cao trong hành trình của con người, ta thấy cách đối xử của con người với Mr K về cơ bản là bài xích, triệt tiêu, vứt bỏ, giết chết – và kết quả ta cũng đã thấy: cuộc chiến ở thế giằng co, lúc thì con người chiếm ưu thế, lúc thì việc điều trị gần như rơi vào bế tắc…. Nhưng rõ ràng ta vẫn không thể xóa sổ Mr K như ta hằng mong đợi. 4000 năm cho cùng một phương châm hành động, kết quả không khác đi. Vậy câu hỏi là hiện tại và tương lai, liệu chúng ta có nên thay đổi cách nhìn nhận?

Trong phần 1 của chuỗi bài này, ta đã biết Mr K - cũng là một phần bên trong cơ thể - dù là thế lực hắc ám hay phản diện đi chăng nữa thì cũng góp phần cân bằng lại một phần quá trình sống của con người trong mối liên hệ với tự nhiên và xã hội.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi nhận thấy sự có mặt của Mr K, hầu hết các bệnh nhân đều điều chỉnh lối sống, hành vi và thói quen. Họ tập trung  hơn vào chất lượng, chú ý đến những thứ nạp vào người, chú ý đến năng lượng tiếp nhận và cả những thứ nền tảng đem lại ý nghĩa cho cuộc sống này.

Nhiều người trong số họ đã dành thời gian cho gia đình, luyện tập sức khỏe, sống lạc quan hơn.

Không ít người lấy chính câu chuyện và những ngày còn lại của họ viết nên câu chuyện tuyệt vời về niềm lạc quan và thông điệp sống.

Tất cả bọn họ đều dừng công việc, tiền tài, mọi thứ để chia sẻ những điều tuyệt vời cho gia đình, cho ước mơ, cho những ấp ủ rất lâu rồi họ quên bẵng.

Và tin vui là, từ lối sống ấy, nhiều người tránh được đớn đau, thậm chí có người khỏi bệnh, hoặc đã tìm được tiếng nói chung, ru vỗ cho Mr K ngủ yên, cùng chung sống hòa bình…

Tuy chưa có một nghiên cứu chính thức nào đưa ra xác suất thống kê với những trường hợp khỏi bệnh như vậy, cũng như không có một công thức điều trị chung nào cho các ca bệnh riêng lẻ (vì phải tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng của tế bào, mức độ đáp ứng phác đồ điều trị, sức mạnh nội tại…). Nhưng rõ ràng, chúng ta đang ở một thế kỉ mới, nơi mà bác sĩ không chỉ chữa bệnh – bác sĩ cũng cần chữa lành, cần phòng tránh, cần nói với bệnh nhân về việc thay đổi thói quen, lối sống và những điều thật sự ý nghĩa. Và chúng ta cũng nhận thấy sự chuyển dịch nghiên cứu trong quan điểm của khoa học & y tế: xem xét Mr K trong chỉnh thể môi trường của nó, tìm cách hiểu bản chất vận hành của Mr K để khéo léo chuyển hóa chức năng hoạt động – thu phục/ cảm hóa chúng… Đó là câu chuyện chuyển biến của Tây Y. 

Còn theo nền y học cổ truyền dân tộc – Đông y bệnh danh Ung thư đã có từ rất lâu đời nhưng bản chất nó được dùng để chỉ các loại mụn nhọt nói chung và sau này còn được dùng để chỉ một số bệnh lý khác như lao hạch, lao xương khớp, viêm tắc động mạch. Còn thực chất căn bệnh mà ngày nay y học hiện đại gọi là Ung thư (mượn danh từ Ung thư theo âm Hán Việt của đông y để dịch các từ Cancer, Carcinoma) lại thuộc vào phạm vi các chứng YHCT:  Thủng lựu (chỉ các loại ung thư nói chung); Nhũ nham (khối cứng như đá trong vú – Ung thư vú), Phế nham (ung thư phổi), Thạch thư (ung thư xương); Nhục lựu (ung thư hạch, hoặc u lympho); Trưng hà (khối u ở bụng)… Sách Linh Khu (Hoàng đế nội kinh Linh khu – thế kỷ thứ 2 – 3 trước công nguyên) cho rằng nguyên nhân gây “ung thư” theo YHCT là do khí huyết uất kết mà hình thành ung thũng, nhiệt hun đốt khiến cơ nhục hủ hoá thành mủ, thành lở loét. Nếu nhiệt độc đi sâu vào trong gây tổn thương tạng phủ, ngũ tạng tổn thương thì sẽ tử vong. Với quan điểm ấy, Đông y ứng phó với Mr K bằng 4 liệu pháp cơ bản sau: phù chính bồi bản (nâng cao đề kháng cơ bản) , khứ tà kháng ung (xử lý trực tiếp các tác nhân gây bệnh), phù chính khứ tà (duy trì song song việc nâng cao đề kháng và xử lý các tác nhân bệnh) và đối chứng trị liệu (tùy vào triệu chứng để điều trị theo nguyên tắc giống nhau với những triệu chứng giống nhau).

Rõ ràng, ngay trong quan điểm đối xử với Mr K của Đông y và Tây y đã dần gặp nhau ở việc: xem xét toàn diện Mr K trong mối quan hệ với đề kháng cơ thể ở nguyên nhân sâu xa, kết hợp các biện pháp thích hợp, linh hoạt giữa cương và nhu, giữa dưỡng và trừ, giữa phù và khứ…

Câu chuyện về cách ứng xử với Mr K cho ta thấy một tấm gương phản chiếu: ta chọn điều gì trong cuộc sống này? Tỉnh thức đi đến giải pháp cho vấn đề hay bi lụy, đau thương, đổ tại, kêu trời hoặc tìm đến giải pháp bạo liệt? Những gì ta đối xử với Mr K sẽ là những thứ ta chịu đựng đầu tiên vì khi giết chết Mr K, ta cũng tự giết những tế bào bình thường trong cơ thể mình. Nỗi ám ảnh về những mái tóc rụng trơ trọi, những đường gân xanh gầy guộc mong manh, những cơn đau nôn ói bất tận, những vết thương mãi chẳng lành, hay sự yếu ớt khó kiểm soát - đã in vào tâm trí của người bệnh và cả mọi người xung quanh để ta nhớ về điều thực sự quan trọng trong cuộc sống của chính mình trong ngày hôm nay: sức khỏe, chữa lành, đề kháng, sinh dưỡng…

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0
0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger