THỨC ĂN VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
12
05/2023

THỨC ĂN VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

Nếu bạn là người thường xuyên phải ăn mặn (vì bất đắc dĩ hoàn cảnh/gia đình/công việc...) chưa thể thực hành ăn thuần chay, thì việc biết cách chuyển hoá nguồn năng lượng thức ăn trước khi nạp vào cơ thể là vô cùng cần thiết cho bạn.

Có lẽ đa số mọi người trong chúng ta thường nghĩ rằng cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ dinh dưỡng/năng lượng ngay sau khi chúng ta ăn vào, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Hệ tiêu hoá của chúng ta phải làm việc nhiều công đoạn để phân giải các chất cho phù hợp với cơ thể. Sau khi chúng ta đưa thức ăn vào miệng và nghiền nhỏ chúng trong khoang miệng (nhai thức ăn), thức ăn sẽ được phân giải thành các chất trong ống dạ dày ruột, sau đó được hấp thụ vào máu, rồi đi qua gan. Nếu như máu từ dạ dày và ruột trước khi được hấp thu vào cơ thể mà không đi qua phần lọc chất ở gan, mà lại đưa đi nuôi cơ thể ngay thì sẽ xảy ra phản ứng dị ứng. Và đây cũng là lí do vì sao khi suy giảm chức năng gan, chúng ta thường dễ bị dị ứng và không chuyển hoá được thức ăn.
 
Vậy khi thức ăn động vật đi vào cơ thể chúng ta, điều gì sẽ xảy ra? Trước hết, chúng ta cần hiểu về bản chất của đạm động vật. Protein đến từ Động Vật là một loại Protenin hoàn chỉnh, bao gồm các liên kết và cấu trúc giữa các hạt khác nhau và không có độ tương thích với các cấu trúc trong cơ thể con người, nên nó chưa thật sự là sản phẩm hoàn hảo để cho cơ thể con người sử dụng.
 
Vì vậy nên để cơ thể con người có thể hấp thu và tiêu hoá được đạm động vật, các phân tử đạm trong thịt động vật cần được bẻ gãy và phân giải để thành các phân tử và nguyên tử nhằm tạo ra các loại axit amino (thành phần cấu tạo nên chất đạm) phù hợp với cơ thể rồi cơ thể chúng ta mới có thể tiêu hoá. Chính vì lẽ này mà hệ tiêu hoá phải làm việc rất cực lực, tiêu hao rất nhiều năng lượng để đồng hoá các chất mới từ thịt động vật đưa đi nuôi cơ thể. Hậu quả là làm sản sinh ra quá nhiều axit uric dư thừa mà hệ tiêu hoá không bao giờ lọc sạch hết được.
 
Nói đến đây chắc bạn đã hiểu vì sao trong các bữa ăn chứa nhiều đạm động vật sau khi ăn bạn sẽ buồn ngủ, mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi đúng không?
 
Đó chính là vì cơ thể chúng ta đã phải sử dụng rất nhiều năng lượng để chuyển hoá protein có trong thịt động vật để thích ứng với các hoạt chất, hợp chất, và bộ máy tiêu hoá trong cơ thể chúng ta, rồi ta mới hấp thụ được các chất từ thịt động vật.
 
Rồi, vậy còn các loại rau xanh và thực vật thì sao? Thực vật và hoa quả tươi sống chỉ bao gồm các hoạt chất đơn bào nên chúng rất dễ tương thích với cơ thể. Đơn bào ở đây là gì? Sinh vật hay thực vật đơn bào tức là sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào duy nhất và tế bào đó thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản, và sinh vật đơn bào cũng là loài sinh vật tiến hoá đầu tiên trong tự nhiên. Chính vì thế mà rau, trái cây, hay thực vật sẽ mang nguồn năng lượng gần với nguyên thuỷ nhất và cũng có rung động năng lượng thanh nhẹ hơn so với động vật. Bởi vậy mà nó cũng sẽ dễ dàng hơn cho cơ thể chúng ta khi tiêu hoá và hấp thu các chất từ thực vật.
 
Một bữa ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi sống sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và khoẻ khoắn hơn rất nhiều. Cơ thể sẽ mất ít năng lượng để chuyển hoá, từ đó dư năng lượng cho hoạt động chữa lành và đào thải những độc tố bên trong cơ thể. Vì thế muốn cơ thể có đủ năng lượng để đào thải độc tố sau chuyển hoá thức ăn, chúng ta cần thiết kế bữa ăn thanh đạm, ít thịt và nhiều rau củ tươi sống. Còn nếu muốn thải những chất độc tố cặn bã có từ nhiều năm tháng tích tụ trong cơ thể thì chúng ta phải áp dụng phương pháp thanh lọc thải độc từ việc “nhịn ăn theo liệu trình” để kích hoạt “Cơ chế tự chữa lành của cơ ”. Chúng ta sẽ đào sâu vấn đề này vào bài sau sau khi đã nắm được sự chuyển hoá năng lượng từ thức ăn vào thế nào!
 
Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger