THỪA – THIẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CÂN BẰNG ĐỂ CÓ SỨC KHỎE
Người ta rất sợ hãi các căn bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường cùng những biến chứng kinh khủng của chúng. Nhưng người ta thường không để ý rằng điểm xuất phát ban đầu của những căn bệnh này là tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa của các cơ quan, tế bào bên trong cơ thể. Những rối loạn ấy cũng không tự nhiên sinh ra hay tự nhiên mất đi, mà nó đến từ hiện tượng “thiếu” hay “thừa” các chất dinh dưỡng hoặc bất cứ thành phần nào của tế bào bên trong cơ thể. Sự phát triển vượt trội của một bộ phận tế bào, hay sự thừa mứa các chất trong cơ thể đều là nguy cơ bệnh tật nếu không được điều chỉnh.
Hiện tượng dễ thấy nhất là những “chiếc bụng béo” – bụng mỡ chứa bên trong nó một lượng mỡ tích tụ bên trong cơ quan nội tạng trong cơ thể, chẳng hạn như tim, gan, ruột và thận. Dĩ nhiên sự xuất hiện của lượng mỡ không đúng chỗ như thế gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, trước hết là bởi nó cản trở hoạt động của các cơ quan, ảnh hưởng đến việc dẫn truyền nhiên liệu, chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Mọi bệnh tật hay triệu chứng sức khỏe sa sút đều do tắc nghẽn ở đâu đó. Khi có tắc nghẽn, tức là đang có sự phát triển quá thừa của các yếu tố không cần thiết gây bít tắc đến không gian phát triển của các yếu tố khác. Tế bào, hoặc không được cung cấp dưỡng chất mà chết đi, suy yếu, hoặc phải biến đổi gen đột biến để tiêu thụ chất thải chuyển hóa bị tắc lại nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Bệnh tật nảy sinh từ đây.
Một ví dụ khác cũng rất điển hình cho việc “thừa thiếu” trong cơ thể đó là chứng khó tiêu. Bạn ăn nhiều nhưng không thể tiêu hóa hết, nên cơ thể sẽ vừa thiếu dinh dưỡng vừa thừa chất thải. Một cơ thể như thế sẽ đưa bạn vào vòng xoáy bất tận của bệnh tật và khổ sở.
THỪA – THIẾU TRONG CƠ THỂ: GAN VÀ VIỆC SINH RA SỎI MẬT TRONG GAN
Hãy thử tưởng tượng bạn sống trong một thành phố có quá nhiều phương tiện giao thông, rác thải sinh hoạt…mà hạ tầng cơ sở không đi theo kịp với tiến độ phát triển của đô thị: tắc đường, ô nhiễm sẽ xảy ra. Và nếu tình trạng này không được giải quyết bằng việc thu gon loại bỏ rác thải, hoặc điều chỉnh lại hạn chế các phương tiện giao thông, công trình xây dựng thì thành phố đó sẽ thừa những yếu tố ô nhiễm và thiếu không gian sống trong lành. Lúc này, chất lượng cuộc sống tại đây sẽ lên mức báo động.
Việc này cũng diễn ra y chang bên trong cơ thể bạn. Khi bạn để cho cơ thể bị thừa dinh dưỡng, khó tiêu hoặc thiếu dưỡng chất thì áp lực đầu tiên sẽ đặt lên gan của bạn - cơ quan được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng của cơ thể. Gan kiểm soát trực tiếp sự phát triển và hoạt động của mọi tế bào bên trong cơ thể. Bất kì dạng hư hỏng, thiếu hụt, hoặc tăng trưởng bất thường nào của tế bào đều chủ yếu do hoạt động gan kém, hoặc ảnh hưởng mật thiết đến gan.
Cũng như cơ sở hạ tầng của một thành phố, gan người có hàng trăm chức năng khác nhau và được kết nối với mọi bộ phận trong cơ thể. Cơ quan tối quan trọng này luôn phải sản xuất, chế biến và cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho 60-100 nghìn tỷ cư dân là các tế bào. Để duy trì hoạt động không ngừng của các tế bào rất đa dạng trong cơ thể, gan phải liên tục cung cấp dòng dinh dưỡng, enzyme và hormone. Với mê cung rối rắm của vô vàn mạch máu, ống dẫn và tế bào chuyên biệt, gan cần được hoàn toàn thông suốt để duy trì một dây chuyền sản xuất trơn tru và đảm bảo hệ thống phân phối hiệu quả tới khắp mọi nơi trong cơ thể.
Gan không chỉ là cơ quan chính chịu trách nhiệm phân phối và tái tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho cơ thể, nó còn hoạt động để phân giải các hóa chất phức tạp và tổng hợp protein.
Gan là một nhà máy lọc máu sạch: vô hiệu hóa một lượng giới hạn hormone, rượu và thuốc chữa bệnh – triệt tiêu tính có hại của chúng – giải độc. Gan bài tiết chất thải từ các hoạt động này qua mạng lưới ống mật. Lá gan khỏe mạnh tiếp nhận và lọc 1,4 lít máu mỗi phút và 1-1,5 lít mật mỗi ngày. Điều này đảm bảo cho mọi hoạt động của gan và cơ thể thông suốt và hiệu quả.
Khi gan bị suy yếu (do lượng chất độc thâm nhập hoặc tích trữ quá lớn, thường các chất độc này đến từ những nguồn mà ta nạp vào cơ thể, hoặc phát sinh từ sự thừa – thiếu chất bên trong các cơ quan/ tế bào), có sỏi mật gây tắc trong ống mật sẽ làm suy giảm khả năng hóa giải chất độc của gan, ngăn cản việc gan cung cấp dinh dưỡng và năng lượng thích hợp đúng lúc đúng nơi cho cơ thể, làm thay đổi cân bằng nội môi và gây căng thẳng cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Sỏi mật trong gan được hình thành trong túi mật từ việc tích tụ các cholesterol khó tiêu, cùng với các thành phần mật khác trong dịch mật mà gan tiết ra. Chúng tụ lại với nhau tạo thành các chướng ngại vật lớn làm ống mật bị phình ra, gây cản trở đáng kể đến hoạt động của gan.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CHỨNG BỆNH VỚI TÌNH TRẠNG SỎI MẬT Ở GAN
- Bệnh về tiêu hóa: Có vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo cách này hay cách khác, nhưng phần lớn chúng đều tác động lên gan, hoặc chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động của gan. Khi gan có sỏi mật thì phần bị ảnh hưởng đầu tiên của cơ thể là hệ tiêu hóa: Trong hệ tiêu hóa khỏe mạnh, khoảng một phần ba chất thải tạo thành từ xác vi khuẩn đường ruột. Phần còn lại gồm chất xơ khó tiêu và mảng bong ra từ niêm mạc ruột. Cơ thể chỉ hoạt động trơn tru và hiệu quả khi ruột loại bỏ được các chất thải tạo ra hàng ngày, nếu không cơ thể sẽ biến thành một bể phốt và dần dần gây ngạt cho các cơ quan. Ta chỉ khỏe mạnh khi tất cả hoạt động của hệ tiêu hóa cân bằng và phối hợp tốt với các bộ phận và hệ thống khác trong cơ thể. Ngược lại, mỗi bất thường phát sinh trong hệ tiêu hóa sẽ lập tức ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác và làm chúng suy yếu.
Sỏi nội gan và gỏi túi mật sẽ cản trở trực tiếp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng như hệ thống xử lý chất thải của cơ thể. Và hệ quả của việc này là một loạt các căn bệnh về hệ tiêu hóa như:
- Bệnh về miệng: Sỏi nội gan và sỏi túi mật liên quan hầu hết đến các bệnh ở miệng. Sỏi cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do đó chất thải tồn đọng ở đường ruột tạo ra một môi trường độc hại bẩn thỉu kích thích các vi sinh vật và kí sinh trùng có hại sinh sản vô độ. Từ đây sinh ra các triệu chứng đầy hơi, hôi miệng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công miệng gây ra các chứng tưa miệng, nhiễm trùng, loét môi. Sỏi mật cũng làm ức chế tiết dịch mật, làm giảm cảm giác thèm ăn tự nhiên và giảm tiết nước bọt trong miệng, vi khuẩn và các bệnh truyền nhiễm dễ dàng xâm nhập dẫn đến sâu răng, viêm nướu. Bạn cũng có thể thấy vị đắng và chua trong miệng do dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi đưa lên miệng.
- Bệnh về dạ dày: khi dịch mật và muối mật trào ngược vào dạ dày, nó tạo ra những thay đổi bất lợi trong thành phần dịch dạ dày và lượng chất nhầy được tạo ra để bảo vệ niêm mạc khỏi bị axit ăn mòn. Lá chắn bảo vệ này bị chọc thủng dẫn đến viêm dạ dày, gây ra loét tá tràng, hở van thực quản…cao điểm là xuất hiện khối u.
- Bệnh về tụy: Tụy là một tuyến nhỏ, có một đầu nằm lọt trong khúc cong của tá tràng. Ngoài nhiệm vụ tiết hormone insulin và glucagon, tuyến tụy sản xuất dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa những chất khó tiêu như carbohydrate, protein và chất béo. Sỏi mật làm dịch mật tiết ít, gây ảnh hưởng đến cả quá trình tiết dịch tụy nên toàn bộ quá trình tiêu hóa protein và carbohydrate bị ảnh hưởng, các enzyme trong dịch tụy bị rối loạn, chúng tàn phá mãnh liệt bằng cách tiêu hóa các phần mô của tụy dẫn đến nhiễm trùng, viêm và mưng mủ. Đây là bệnh viêm tụy.
- Bệnh về gan: tất cả các bệnh chính ở gan đều phát sinh từ sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn mật. Sỏi mật gây tắc nghẽn, làm giảm tiết dịch mật và điều này làm cho các tế bào gan bị phá hủy hoặc hư hại. Mức độ tái tạo tế bào của gan không theo kịp mức độ hiện tại thì sinh ra xơ gan. Suy gan xảy ra khi các tế bào bị nghẹt thở, không được cung cấp đủ oxy để hoạt động do tắc nghẽn. Từ đây dẫn ra các hậu quả nghiêm trọng: gan không thực hiện chức năng kéo theo các hiện tượng hạ đường huyết, nhiễm trùng, suy thận và ứ nước, chảy máu không kiểm soát…
- Bệnh về sỏi mật: khi sỏi mật nhiều lên bất thường, chúng dễ gây kích ứng hoặc viêm thành túi mật, dẫn đến co thắt đau đớn hoặc nhiễm trùng.
- Bệnh về ruột: những nguy cơ sinh ra cho ruột có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể (60% nằm ở ruột). Ruột non và ruột già quá tải độc tố xâm lấn liên tục sẽ gặp các rối loạn như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, viêm ruột thừa, xoắn ruột, u lành tính và ác tính.
- Bệnh về hệ tuần hoàn: Gan là vệ sĩ của tim, với việc lọc máu giải độc, gan bảo vệ cho tim an toàn. Gan suy yếu do sỏi mật thì chất độc sẽ đọng lại trong máu. Lá gan bị tắc nghẽn cản trở lưu lượng máu tĩnh mạch đến tim làm tim đập nhanh hoặc thậm chí dẫn đến đau tim. Các độc tố không được vô hiệu hóa tại gan sẽ gây tổn hại cho tim và mạng lưới mạch máu. Máu có thể bị đặc lên, di chuyển chậm chạp, làm tăng xu hướng đông máu. Máu đông cục (sự tích tụ các chất béo, cholesterol, xơ vữa và các tạp chất khác trong thành mạch máu) là nguy cơ chính của bệnh đau tim hoặc đột quỵ, chúng cũng gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch.
Sỏi mật trong gan trực tiếp dẫn đến lưu thông máu kém, tim và lá lách to, giãn tĩnh mạch, tắc mạch bạch huyết và mất cân bằng nội tiết tố. - Bệnh về hệ hô hấp: Sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất đều phụ thuộc vào hiệu quả từ sức sống của tế bào. Chúng lấy phần lớn năng lượng từ các phản ứng sinh hóa diễn ra với sự tham gia của oxy. Một trong các chất thải sinh ra là khí cacbonic. Hệ hô hấp tạo ra đường dẫn cho oxy đưa được vào cơ thể và khí cacbonic thải ra ngoài. Máu là mạng lưới vận chuyển để trao đổi các khí này giữa phổi và tế bào. Sỏi mật trong gan có thể làm suy giảm chức năng hô hấp và gây dị ứng, rối loạn chức năng ở mũi và khoang mũi, các bệnh về phế quản và phổi. Chất thải độc hại đáng ra phải đào thải giờ ngấm vào tim, phổi, phế quản và các đường hô hấp khác. Tiếp xúc liên tục với các chất gây kích ứng này làm giảm sức đề kháng của hệ hô hấp, tắc nghẽn bạch huyết ở vùng bệnh cản trở bạch huyết rút ra khỏi cơ quan hô hấp.
Viêm phổi xảy ra khi biện pháp bảo vệ tự nhiên của cơ thể không ngăn được vi khuẩn xâm nhập trong quá trình hít thở hoặc qua máu làm ổ trong phổi. Một lá gan tổn thương phình to sẽ ngăn cản cơ hoành và phổi giãn nở tối đa, làm giảm quá trình trao đổi khí trong phổi, gây tắc nghẽn bạch huyết và tồn nhiều khí cacbonic trong phổi. - Bệnh về hệ tiết niệu: Hệ tiết niệu là hệ thống bài tiết và điều tiết cực kỳ quan trọng trong cơ thể với sự góp mặt của 2 quả thận, 2 niệu quản, dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Nó có chức năng điều chỉnh nồng đồ các chất điện giải trong dịch cơ thể và duy trì độ pH (Cân bằng axit/kiềm) trong máu, xử lý các chất thải hình thành trong quá trình phân giải một số chất như protein tế bào trong gan.
Hầu hết các bệnh về thận và hệ tiết niệu liên quan đến sự mất cân bằng hệ thống lọc tại thận. Bình thường các chất bài tiết như nước tiểu, mồ hôi, khí và phân không chứa chất thải sinh bệnh, nhưng khi cơ thể tích tụ độc tố khó tiêu, đặc biệt các thành phần protein biến tính thì chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng vì máu đặc lại gây khó khăn cho quá trình lọc của thận. Thận bị quá tải sẽ không thể duy trì cân bằng chất lỏng và chất điện giải bình thường cho cơ thể.
Tất cả bệnh phổ biến tại hệ tiết niệu đều do máu nhiễm độc. Nói cách khác là do máu chứa đầy phân tử li ti và protein dư thừa hoặc biến tính. Sỏi mật trong gan và túi mật làm suy yếu tiêu hóa, gây tắc nghẽn máu và bạch huyết, cản trở toàn bộ lưu thông máu, bao gồm cả ở hệ tiết niệu. - Bệnh về hệ thần kinh: Tính cách, hành vi, ứng xử, tâm trạng, ham muốn, mức độ kiên nhẫn, chịu đựng…cách ta tri thức và phản ứng với thế giới – đều là do trạng thái của hệ thần kinh. Não là trung tâm điều khiển, nếu nó không được nuôi dưỡng tử tế, nghỉ ngơi kịp thời và hồi phục thường xuyên thì ta rất dễ bị choáng và mất cân bằng.
Bình thường tế bào não có thể dễ dàng sản xuất một số lượng không lồ neuropeptide – loại hormone não quan trọng rất cần cho nhiều nhiệm vụ phức tạp mà não phải thực hiện liên tục. Tuy nhiên, nó có làm việc hiệu quả hay không phụ thuộc vào dòng dưỡng chất liên tục cần thiết để sản xuất các hormone đó. Đọc đến đây chắc bạn đã hiểu vì sao Sỏi mật, gan suy yếu, phổi ảnh hưởng sẽ tác động nghiêm trọng lên hệ thần kinh rồi phải không? Đơn giản vì hoạt động của hệ thần kinh phụ thuộc vào chất lượng của máu. Máu bao gồm huyết tương và các tế bào. Trong huyết tương có nước, protein huyết tương, muối khoáng, kích thích tố, vitamin, nguyên liệu dinh dưỡng, chất thải hữu cơ, kháng thể và khí. Tế bào máu có bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Bất kì sự thay đổi thành phần nào trong máu cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể. Điều đáng nói là ba loại tế bào máu này đều hình thành trong tủy xương đỏ, được nuôi dưỡng và duy trì nhờ dưỡng chất mà hệ tiêu hóa cung cấp. Sỏi mật trong gan là thủ phảm cản trở tiêu hóa, nhồi nhét chất thải vào huyết tương và hạn chế nguồn cung dưỡng chất cho tủy xương đỏ. Từ đây, sự cân bằng của các thành phần tế bào máu bị ảnh hưởng, và các chứng bệnh của hệ thần kinh cũng khởi phát từ đây.
Não bộ cần nhiều glucose, nhưng sỏi mật làm giảm các nguồn glucose cho não nên hiệu suất làm việc của các bộ phận, giác quan, tâm trí cũng ảnh hưởng theo.
Cũng như vậy, gan tạo các protein cho huyết tương và các yếu tố đông máu từ quỹ axit amin chung cho cơ thể, và sỏi mật hạn chế quá trình này, nên cũng có thể làm giảm lượng tiểu cầu, gây xuất huyết mao mạch tự phát dẫn đến xuất huyết não. Chưa kể ra việc chức năng gan ảnh hưởng thì mỡ máu và cholesterol (thành phần cấu thành nên 10% bộ não) mất cân bằng thì toàn bộ chức năng não và các dây thần kinh đều bị tổn hại. - Bệnh về xương
Thành phần của xương chiếm 20% nước, 30-40% chất hữu cơ – tế bào sống, 40-50% vật liệu vô cơ như canxi. Mô xương chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Tế bào chịu trách nhiệm cho xương phát triển cân bằng là tạo cốt bào và hủy cốt bào. Tạo cốt bào là tế bào tạo xương, hủy cốt bào là tế bào tái hấp thụ các vật liệu xương để duy trì hình dạng tối ưu, ngoài ra còn có tế bào sụn tạo sụn.
Hầu hết các bệnh liên quan đến xương phát sinh khi tế bào xương không nhận đủ dinh dưỡng. Hoạt động tiết mật cân bằng đóng một vài trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ khoáng chất thiếu yếu như canxi, magie, kẽm – những vật liệu xây dựng cho xương vững chắc. Bộ xương khỏe mạnh là kết quả của cân bằng bền vững vừa các chức năng của hủy cốt bào và tạo cốt bào, sự cân bằng này bị phá vỡ khi nguồn cung cấp dưỡng chất bị thiếu hụt, do đó làm chậm quá trình sản xuất mô xương mới tạo từ cốt bào. Loãng xương là khi xương phát triển không kịp so với tốc độ phá hủy xương cũ. Canxi thải ra từ xương lại được tái hấp thụ, làm tăng nồng độ canxi trong máu và nước tiểu gây sỏi thận và suy thận.
Mặt khác, sỏi mật cản trở việc tiết dịch mật để chuyển hóa canxi nên cơ thể, cụ thể là xương vẫn sẽ thiếu canxi để phát triển. Lượng canxi không được hấp thụ dễ tạo thành các u xương, u gai. Chưa kể dự trữ canxi của cơ thể cạn kiệt cũng dẫn đến giảm mật độ xương hay khối lượng xương, điều này dẫn đến nguy cơ gãy xương và có thể tử vong.
Ta cứ liên tục bổ sung canxi, uống sữa, nhưng khi gan có sỏi mật thì tình trạng mất cân bằng chuyển hóa vẫn diễn ra và canxi vẫn không hâp thụ được. Thừa vẫn thừa và thiếu vẫn thiếu.
Các bệnh về xương có thể gặp phải là: còi xương, loãng xương, ung thư xương…hoặc các vấn đề về răng.
SỰ CẦN THIẾT CỦA TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
Từ đầu bài viết đến giờ chúng ta đã nói rất nhiều về tình trạng thừa – thiếu – tích lũy độc tố gây ra các mầm bệnh cho cơ thể như thế nào. Những tri thức này được cung cấp để chúng ta có một quá trình chăm sóc cơ thể dễ dàng, lựa chọn đúng đắn và phát huy nó thành lối sống để không phải nghĩ đến viễn cảnh chung sống với bệnh viện, dùng thuốc thay thức ăn hoặc phải phẫu thuật loại bỏ phần nào đó trên cơ thể.
Y học hiện đại của phương tây hướng chúng ta đến việc dùng thuốc chữa bệnh – giải quyết các triệu chứng bệnh dựa trên việc ức chế hoặc can thiệp – những liệu pháp chữa trị triệu chứng. Đây là một con đường nhanh gọn nhưng không thực sự triệt để hoặc mang lại ích lợi bền vững cho chúng ta.
Căn nguyên của mọi bệnh tật xuất phát từ lối sống đặt lên cơ thể gánh nặng vô hình. Vậy cách duy nhất giải quyết mọi gốc rễ là duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể để sức khỏe được đảm bảo tối đa. Khi biết độc tính – thừa – thiếu mới là nguyên nhân chính của mọi chứng bệnh mãn tính thì ta nhận thấy sự cần thiết của việc điều chỉnh mọi thứ về trạng thái cân bằng.
Chăm sóc sức khỏe đúng cách không phải là cuộc chiến, cũng không cần phải tốn kém nếu bạn biết cách để “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn của bạn”.
Vashna Thiên Kim