THÔI MIÊN KHÁM PHÁ TIỀM THỨC
1. Ý Thức Và Vô Thức – Điều Gì Khiến Ta Không Hiểu Mình?
Con người thường có rất nhiều câu hỏi về bản thân:
- Vì sao mình lại có những nỗi sợ kì lạ
- Vì sao mình không thể khống chế được bản thân khi rơi vào những tình huống nhất định?
- Vì sao mình có xu hướng phòng vệ quá mức hoặc nhạy cảm với một số người
Những câu hỏi ấy không thể dùng logic để trả lời, chỉ có thể giải mã khi khám phá phần tiềm ẩn sâu bên trong con người – tầng vô thức (tiềm thức)
Bình thường chúng ta sống bằng ý thức và cả vô thức. Bạn nghĩ rằng bạn ý thức được mọi việc, nhưng thực ra không phải vậy. Rất nhiều kí ức hoặc những vấn đề xảy ra chìm sâu vào phần vô thức và âm thầm tác động chi phối hành vi của bạn.
Đó cũng là cơ chế hoạt động của những nỗi đau, sang chấn in hằn lên kí ức. Người ta cố quên, cứ nghĩ là quên, hoặc cố tình lảng tránh tất cả những kí ức đau thương nhất. Nhưng sự dồn nén ở tầng tiềm thức lại tác động sâu sắc đến hành động, xu hướng, thói quen của mọi người. Ta thành ra không hiểu nổi bản thân. Thậm chí mất kiểm soát với cảm xúc của mình. Lúc này, rượu, chất kích thích sẽ giúp ta quên đi tạm thời, nhưng lại đưa ta vào cái vòng luẩn quẩn phụ thuộc. Cách duy nhất giúp ta vượt qua thực sự là đối mặt với vấn đề.
Một trong những phương thức đối mặt giải quyết vấn đề một cách sâu sắc, nhẹ nhàng, hiệu quả chính là thôi miên tiềm thức.
2. Thôi Miên – Hành Trình Đi Vào Vô Thức Để Giải Quyết Vấn Đề
Hãy thử hình dung bạn đang cầm một cốc nước có cát, sỏi ở bên trong. Làm sao để bạn xác định các viên sỏi? Cách duy nhất là bạn giữ yên cốc nước để cát sỏi lắng xuống, nước trong và tĩnh lại. Khi đó bạn lấy viên sỏi ra một cách dễ dàng.
Các vấn đề bên trong tiềm thức của chúng ta cũng giống như viên sỏi. Dùng ý thức tìm kiếm nó chẳng khác nào ta khuấy cho cốc nước đục lên. Nhưng thôi miên là cách ta đưa não bộ vào trạng thái nghỉ ngơi, thả lỏng, từ đó những vấn đề lộ ra tự nhiên và rõ nét hơn.
Và nếu như vấn đề đi qua lăng kính của ý thức, nó sẽ xen lẫn cảm xúc, tưởng tượng của cá nhân mà mất đi tính chính xác của nhận định thì việc thôi miên đi vào tiềm thức sẽ giống như ta xem lại một bộ phim: không có chủ ý, không có cảm xúc xen lẫn; tất cả diễn ra như khi ta trải nghiệm lại tình huống trong quá khứ đã gây nên vấn đề của chính mình.
3. Lợi Ích Của Thôi Miên Khám Phá Tiềm Thức
- Cách lắng nghe tiếng nói nội tâm: chúng ta có cơ hội khám phá và thấu hiểu các khía cạnh ẩn sâu trong tính cách, thói quen và bản năng của mình. Điều này giúp chúng ta nhận biết và thay đổi những mô hình tiêu cực và tận dụng những tiềm năng tích cực trong tiềm thức.
- Giải quyết vấn đề và thách thức: Bằng cách tìm hiểu và làm việc với tiềm thức, chúng ta có thể đạt được những nhận thức sâu sắc và phát triển các giải pháp sáng tạo.
- Tăng cường nhận thức và hiểu biết: Chúng ta có thể khám phá và truy cập thông tin và trạng thái không thể truy cập trong tình trạng thông thường, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về bản thân và thế giới xung quanh.
4. Một Ca Điển Hình Về Thôi Miên Khám Phá Tiềm Thức Của Vashna Thiên Kim
Linh là một phụ nữ có được một sự ổn định mà nhiều người ngưỡng mộ: có chồng và hai con xinh xắn, làm trưởng phòng công ty với mức thu nhập khá cao. Nhưng bản thân cô ấy luôn thấy bất an, không ổn, trống rỗng và vô nghĩa. Cô tìm mọi cách lấp đầy chúng bằng sự hoạt náo. Thậm chí, cô còn nghĩ đến việc ngoại tình chỉ để xua đi cảm giác trống trải. Tâm sự với bạn bè không giúp giải quyết vấn đề, vì họ nghĩ cô chỉ đang quá nhạy cảm. Người thân cũng không thể hiểu được trạng thái bất ổn này của cô. Chỉ riêng cô biết, nếu cứ tiếp tục như vậy, cô sẽ đánh mất chính mình khi mỗi ngày cô đều bị hút về phía cám dỗ mà không thể dùng lý trí ngăn lại.
Khi đến với Thiên Kim, Linh khá kín đáo. Có lẽ nhiều lần tâm sự vấn đề của mình mà không nhận được lòng tin khiến cô dè dặt. Mọi lời khuyên không có tác dụng với cô. Và những trải nghiệm để “lấp đầy”. Thiên Kim quyết định sẽ tiến hành thôi miên khám phá tiềm thức cho cô.
Trong trạng thái thả lỏng, Linh thư giãn sâu và dần chìm vào những ẩn ức trong tiềm thức. Cô nhìn thấy một bé gái nhỏ được chào đón trong niềm hạnh phúc vỡ òa của ba mẹ. Linh thấy người mẹ ôm bé gái thật lâu, nước mắt hòa lẫn nụ cười, luôn miệng nói: mẹ yêu con. Con hãy sống thật tốt nhé, con là một thiên thần nhỏ đem niềm vui đến thế giới này. Thế rồi, người mẹ yếu dần đi và đi mất
Linh bật khóc và thấy mọi thứ vỡ òa: việc mất mẹ từ khi còn quá nhỏ, mất sợi dây kết nối với người thân yêu nhất khiến cô trở thành vô cảm. Lớn lên và làm mọi thứ như một cái máy. Cô sợ đối diện với nỗi đau của mình. Mất mẹ, cô như mất đi nguồn ghi nhận. Cô đã tìm kiếm thứ tình cảm ấm áp ấy ở nhiều nơi: sự ghi nhận của bạn bè, đồng nghiệp, các mối tình…nhưng không có được. Khi nhìn rõ lại cảnh tượng ấy, Linh nhớ ra được mục đích sống mà mẹ gửi gắm cho mình “Con hãy sống thật tốt nhé, con là một thiên thần nhỏ đem niềm vui đến thế giới này”
Kết thúc phiên thôi miên, cô tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi về nguồn gốc, mục đích và sứ mệnh cuộc sống của mình. Linh cũng nhận ra rằng để phát triển và vượt qua những điểm yếu hiện tại, cô cần đối mặt và xử lý những trở ngại trong quá khứ của mình. Cô dần bình tâm hơn và tìm thấy niềm vui trong sự chia sẻ với mọi người xung quanh.
Và đến giờ, thì cô ấy đã thực sự ổn thay vì chỉ “có vẻ ổn” như trước kia…
- Chi phí tối thiểu: 1.500.000
- Số ca: 01 ca
- Thời lượng 1 ca: Theo buổi, mỗi buổi 2 - 3 tiếng