SỐNG ĐỂ KHỎE MẠNH - SỐNG ĐỂ PHÒNG BỆNH
14
12/2023

SỐNG ĐỂ KHỎE MẠNH - SỐNG ĐỂ PHÒNG BỆNH

Nếu theo dõi các chuỗi bài về y học Ayurveda mà Vashna Group cung cấp, thì bạn hẳn là người có mối quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và xu hướng sống thuận tự nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những việc nên làm cơ bản nhất để tạo nên một lối sống – sống để khỏe mạnh, sống để phòng bệnh.

Như bạn đã biết, tinh thần của y học Ayurveda là tinh thần hướng đến tự nhiên, đánh thức khả năng tự chữa lành, khôi phục sự cân bằng. Chính vì vậy, lối sống mà chúng tôi khuyên bạn hướng tới sau đây chính là một lối sống xây dựng dựa trên sự đồng điệu phù hợp với qui luật tự nhiên, với chu trình của sự sống và củng cố mối liên hệ của cơ thể với các yếu tố bên ngoài. Và nếu bạn có thể áp dụng các biện pháp này như một nề nếp sinh hoạt thường nhật thì bạn sẽ tạo ra cho mình một nhịp sinh học – tuần hoàn rất hài hòa, phù hợp với tự nhiên, thiết lập sự cân bằng cho thể tạng và hỗ trợ gián tiếp cho mọi chu trình vận động trong cơ thể, đem lại sức khỏe dồi dào.

1.   Dậy sớm

Việc thức dậy trước khi mặt trời mọc đem lại nhiều lợi ích, đưa ta đến với những tính chất thuần khiết đang hoạt động mạnh trong tự nhiên, nhờ đó chúng đem đến sự trong lành tươi mới để ta có một tâm trí an bình, thư thái.
Khoảng thời gian từ 5h30  -6h00 sáng được xem là thời gian lý tưởng để thức dậy bắt đầu một ngày mới sảng khoái với vài động tác xoa bóp từ mặt xuống cổ, ngực, eo để đánh thức sự tỉnh táo.

2.    Cầu nguyện

Là hoạt động tĩnh lặng để bạn tự nhắc mình về Thực tại Thiêng liêng – cuộc sống của chúng ta. Cầu nguyện đơn giản là biết ơn, bày tỏ những ước vọng đẹp đẽ tới một nơi/ một người/ một điểm tựa nào đó linh thiêng và quan trọng với bạn. Điều này sẽ giúp bạn có một niềm tin tốt lành khởi đầu ngày mới.

3.    Uống một cốc nước

Uống một cốc nước ở nhiệt độ phòng sẽ có tác dụng rửa sạch đường tiêu hóa và xả bỏ các chất thải trong thận, kích thích nhu động ruột, đại tràng và hỗ trợ đại tiện.

4.    Bài tiết

Vào nhà vệ sinh để tạo thói quen bài tiết là một việc rất có lợi cho việc tạo ra ích lợi đào thải cho cơ thể.

5.    Làm sạch răng và lưỡi

Nếu lưỡi của bạn có rêu và hơi thở của bạn có mùi tức là cơ thể bạn có nhiều ama, chất độc hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để. Có thể bạn đã ăn quá khuya, dùng đồ nặng bụng…vậy thì hãy ngừng ăn sáng và tiến hành cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn.

6.    Súc miệng

Hãy súc miệng một ngày 2 lần với dầu vừng hay dầu mè ấm, ngậm một lúc và nhẹ nhàng matxa nướu để có một hàm răng chắc khỏe và cải thiện chất lượng giọng nói, nếp nhăn.

7.    Nhỏ mũi

Có tể nhỏ 3-5 giọt bơ ghee ấm hoặc dầu vừng vào mỗi bên mũi, điều này giúp cải thiện giọng nói, thị lực, giúp tâm trí thêm sáng suốt. Hoặc bạn có thể nhỏ bằng nước muối để thông lối dẫn lên não, nuôi dưỡng prana, kích hoạt trí thông minh và hoạt động của ý thức.

8.    Matxa bằng dầu

Việc matxa bằng dầu ấm xoa nhẹ nhàng da đầu sẽ giúp bạn vui tươi, ngăn chặn cơn đâu đầu cản trở quá trình rụng tóc hoặc bạc tóc, hỗ trợ một giấc ngủ sâu.

9.    Tắm

Tắm giúp làm sạch cơ thể và đem lại sự thoải mái, dễ chịu. Nó cũng có ý nghĩa thiêng liêng đem đến sự tươi mới cho cuộc sống của bạn.

10.    Tập thể dục

Nên có vài động tác thể dục mỗi ngày, tùy vào thể trạng của bạn, các môn thể thao tốt cho hơi thở, kéo giãn cơ thể, giúp bài tiết mồ hôi sẽ có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

11.    Pranayama

Việc tập thở sâu sau hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bạn có thể thực hành Pranayama luyện tập hơi thở theo hướng dẫn của Vashna Thiên Kim ở link sau: 
https://www.youtube.com/watch?v=gKYxl7lUtjY

12.    Giữ lưng thẳng khi ngồi và khi bước đi

Tư thế này giúp bạn giữ cơ thể ở trạng thái tiếp nhận năng lượng chảy từ trên xuống một cách hiệu quả và giữ cho bạn ở trạng thái luôn tỉnh táo.

13.    Đi bách bộ

Việc đi dạo rất ích lợi với bạn. Có thể bạn đi một mình, ở nơi gần cây cối thiên nhiên để lắng nghe tất cả mọi âm thanh biểu hiện của cuộc sống xung quanh mình. Đây là cách để bạn tạo ra sự thú vị mới lạ và gia tăng ý thức về cuộc sống sinh động xung quanh mình.

14.    Đi ngủ

Trước khi ngủ, bạn có thể uống một cốc sữa nóng, thoa một chút dầu vào lòng bàn chân hay da đầu, và thiền vài phút ngồi yên quan sát hơi thở. Giấc ngủ tốt nhất nên bắt đầu từ 10 – 11h đêm.

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger