Serie Sang Chấn Tâm Lý (Phần 3)
08
12/2023

Serie Sang Chấn Tâm Lý (Phần 3)

Hệ thần kinh - Như vậy, sang chấn là một trong những vấn đề có thể gây thương tổn cho hệ thần kinh. Khi hệ thần kinh suy yếu, cũng có thể khiến cả cơ thể trở nên yếu ớt hơn nữa và từ đó tinh thần cũng suy sụp, rất khó để phục hồi.

*Tiếp tục serie chia sẻ tri thức về Sang chấn tâm lý. Chuỗi bài viết này bao gồm 10 phần. Mời các bạn đón đọc trong phần Blog -  Sống Thức Tỉnh - Chia Sẻ Tri Thức của Vashna Thiên Kim nhé.

BÀI 3: HỆ THẦN KINH: CẦU NỐI CƠ THỂ VÀ NÃO BỘ

1.   Giới thiệu về hệ thần kinh

Cơ thể có thể nhận được mọi biến đổi xảy ra ở môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể và phản ứng lại một cách tích cực đối với những biến đổi đó nhờ có hệ thần kinh. Dựa trên cơ sở đó, hệ thần kinh giúp cơ thể thích nghi với những sự biến đổi của điều kiện môi trường nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường sống. Bên cạnh đó, hệ thần kinh còn giữ chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể làm cho cơ thể là một khối thống nhất.
Hệ thống thần kinh bao gồm cả hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi (ngoại biên). Hệ thần kinh trung ương (CNS) được tạo thành từ não và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi bao gồm 2 bộ phận: Hệ thần kinh vận động (chủ động, có ý thức, thực vật) và hệ thần kinh sinh dưỡng (giao cảm và phó giao cảm)

 

Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, chúng phân hóa dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể.

Nơ-ron thần kinh cũng chính là yếu tố tạo ra hai thành thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Nơ-ron đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Các luồng thông tin đi vào và ra khỏi hệ thần kinh đều được các nơ-ron thần kinh truyền theo một chiều nhờ các kết nối sống là synap (synapse). Vì vậy, để tạo cơ sở cho chúng ta hiểu được các chức năng của hệ thần kinh, nghiên cứu hoạt động của synap và nơ ron là điều rất cần thiết.

Và số lượng các kết nối này có thể gia tăng hoặc giảm thiểu dựa vào các hoạt động tác động lên não bộ như nhận thức, hành vi, thói quen, niềm tin, cảm xúc….Hoàn toàn có hướng mở với quá trình tác động hồi phục, củng cố hệ thần kinh trước những sang chấn và vấn đề tâm lý.

2.   Hệ thần kinh hoạt động như thế nào?

Thông điệp truyền đi trong dây thần kinh được gửi qua hàng tỷ tế bào được gọi là tế bào thần kinh. Khoảng trống giữa các tế bào này được gọi là khớp thần kinh.

Các tế bào được liên kết với nhau thông qua các chất hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh di chuyển qua các khớp thần kinh đến tế bào thần kinh tiếp theo. Các loại chất dẫn truyền thần kinh phải kể đến như là dopamine và serotonin.

Quá trình này tiếp tục cho đến khi tín hiệu được thông báo đến đúng nơi. Một số thông điệp được truyền đi với tốc độ hơn 200 dặm một giờ.

Đây cũng là cách các tín hiệu từ cơ thể bạn chuyển phản hồi tới não và tủy sống. Ví dụ, nếu bạn dẫm phải thứ gì đó sắc nhọn, các dây thần kinh ở bàn chân sẽ gửi một thông điệp từ nơ-ron này đến nơ-ron thần kinh trung ương rằng: đau quá . Não và tủy sống phản hồi bằng một thông điệp đến bàn chân, lúc này bạn sẽ rút chân ra.

3.   Tổn hại của hệ thần kinh dưới tác động của sang chấn

Khi một người gặp sang chấn, não bộ và của họ sẽ bị in hằn các ẩn ức trên đó. Cầu nối giữa cơ thể và não bộ cũng là các bộ phận bị tổn thương bởi sang chấn tương tự. Những bộ phận là cầu nối của não bộ chủ yếu là hệ thần kinh (gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi). Bên cạnh đó Tuyến giáp và tuyến yên cũng có vai trò cầu nối này vì chúng tiết ra các loại Hormone, khiến cơ thể có thể truyền tải thông tin và tương tác với não bộ.

Hệ thần kinh trung ương gồm não và tủy sống, còn thần kinh ngoại vi gồm các dây thần kinh và các cơ quan ngoại vi như thần kinh cảm giác, thần kinh vận động. Thần kinh cảm giác truyền tải các thông tin từ các giác quan (như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác) đến não bộ. Thần kinh vận động chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu từ não bộ đến cơ và các cơ quan khác trong cơ thể để điều khiển các hoạt động vận động. Ngoài ra, cơ thể và não bộ tương tác thông qua các cơ chế sinh hóa, các chất truyền thần kinh được sử dụng để truyền tải tín hiệu giữa các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh. Các chất này có vai trò quan trọng điều chỉnh tâm trạng, học tập, trí nhớ và các chức năng khác của não bộ.

Khi một người bị sang chấn, hệ thần kinh phải làm việc cực nhọc hơn để thích ứng và đối phó với tác động của chúng.

Ban đầu, hệ thần kinh sẽ phải xử lý thông tin từ môi trường và cơ thể. Sự kiện sang chấn xảy ra, hệ thần kinh sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin đó gửi tới não bộ. Não bộ tiếp nhận thông tin, phân tích và đưa ra phản ứng về cảm xúc, cảm giác và hành vi. Ví dụ, khi một người thân đột ngột qua đời, hệ thần kinh sẽ phân tích thông tin này, sau đó não bộ tiếp nhận và ta có thể phản ứng với sự việc như khóc hoặc đứng im đờ đẫn, tim đập nhanh hơn,... Thì đây là chức năng xử lý thông tin do hệ thần kinh đảm nhận.

Tiếp đến, hệ thần kinh sẽ mở cơ chế tự vệ để đối phó với sang chấn. Cơ chế tự vệ được nhắc đến phổ biến là “Chiến” hoặc “Biến”. Cơ chế này được kích hoạt khi có tác động căng thẳng. Thêm đó, hệ thần kinh tự động tăng cường hoạt động và tăng cường máu, năng lượng để truyền đến cơ quan quan trọng, có một số người, máu sẽ tập trung đi lên đầu và chân trở nên lạnh (đối với nhiều trường phái y học phương Đông thì cho rằng đây là hiện tượng nghịch khí, tức khí bị đi ngược, thường là dấu hiệu không tốt). Và dồn máu với năng lượng đến một số cơ quan để cho ta trong cơ chế sẵn sàng chiến đấu hoặc chạy trốn. Đây là cơ chế mà hệ thần kinh đối phó với sang chấn.
Sau đó, hệ thần kinh sẽ điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng. Khi xuất hiện sang chấn, tâm trạng có thể được cân bằng thông qua quá trình cân bằng hóa học và điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh. Tường hệ thần kinh có thể tạo ra phản ứng lo lắng thái quá, sợ hãi và tức giận,... vì vậy để ở trạng thái quay trở lại cân bằng thì sẽ cần thời gian chữa lành.

Các vấn đề về sang chấn có thể tạo nên các hội chứng rối loạn thần kinh, thậm chí là bệnh lý.
Các rối loạn ấy có thể kể đến như sau:

  • Súng đạn não (TBI - traumatic Brain Injury): Đây là bệnh thường gặp do sang chấn gây ra. TBI có thể gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ, khó tập trung, chóng mặt, buồn nôn, thay đổi tâm trạng và giảm khả năng lĩnh hội thông tin, giảm khả năng thực hiện nhiệm vụ hàng ngày.
  • Động kinh: Sang chấn có thể gây ra động khi vì gây tổn thương não. Các biểu hiện của động kinh như co giật, mất ý thức.
  • Hội chứng căng cơ: Sang chấn cũng góp phần gây ra hội chứng căng cơ do sự tổn thương ở các khu vực thần kinh điều khiển cơ bắp. Đây là trạng thái cơ bắp co thắt một cách không tự nhiên và kéo dài.
  • Các hội chứng tinh thần khác: Sang chấn có thể gây ra các hội chứng tinh thần như rối loạn lo âu, rối loạn tâm lý sau sang chấn, rối loạn ăn uống và thậm chí là tâm thần phân liệt.

Như vậy, sang chấn là một trong những vấn đề có thể gây thương tổn cho hệ thần kinh. Khi hệ thần kinh suy yếu, cũng có thể khiến cả cơ thể trở nên yếu ớt hơn nữa và từ đó tinh thần cũng suy sụp, rất khó để phục hồi.

Đối với các thương tổn về hệ thần kinh, có thể có phương cách chữa trị khác nhau.

Một trong những phương thức được sử dụng nhiều đó là nghỉ ngơi và giảm căng thẳng. Nghỉ ngơi sẽ cho phép não và hệ thần kinh phục hồi. Ngoài ra, các phương thức can thiệp y học như điều trị y tế, điều trị dược phẩm (đối với những người mắc chứng co giặt, động kinh hoặc rối loạn tâm thần) hoặc một số khác sẽ tìm cách hỗ trợ giảm triệu chứng từ người xung quanh cho đến các nhóm tham vấn, trị liệu.

Các phương cách này đều được sử dụng rộng rãi và có tác dụng với nhiều người. Một số phương thức được ưa chuộng và hỗ trợ rất hiệu quả với những người bị thương tổn thần kinh đó là phương thức chữa lành, thiền định và thanh lọc thân tâm qua ăn uống. Bản chất của các phương thức này đem đến trải nghiệm nghỉ ngơi sâu cho mọi người, cung cấp năng lượng để cơ thể cân bằng phục hồi. Nhờ như vậy vấn đề của người có biểu hiện sang chấn dần được cải thiện và chữa lành.

Vashna Thiên Kim

 

Danh mục tài liệu tham khảo:
Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành (Bessel Van Der Kolk, M.D)
Não bộ kể gì về bạn (David Eagleman)
Bộ não siêu phàm ( Deepak Chopra – Rudolphe. Tanzi)
Psychology Today
What are eating disorders? (Rối loạn ăn uống là gì?)
Anxiety Disorders (Rối loạn lo âu)
Cấu tạo và cách hệ thần kinh trung ương hoạt động
How Does Trauma Affect the Brain? - And What It Means For You (Chấn thương ảnh hưởng đến não như thế nào? - Và nó có ý nghĩa gì với bạn)

Why Trauma Can Lead to Depression — and How to Cope (Tại sao chấn thương có thể dẫn đến trầm cảm - và cách đối phó)
Cách thoát khỏi sang chấn tâm lý đơn giản bạn nên thử

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger