Phản hồi về hiện tượng "Sóng âm" đang tiến vào & bão tại Quảng Ninh
Kính gửi cộng đồng và các nhà chuyên môn, hôm nay, tôi - 𝐕𝐚𝐬𝐡𝐧𝐚 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐊𝐢𝐦, người đang dấn thân trên hành trình quan sát thiên tượng, cảm nhận vũ trụ và kết nối giữa chiêm tinh học - khoa học - tâm linh - xin được chia sẻ những lời tâm huyết nhất từ đáy lòng…
“Những sự kiện lớn của nhân loại luôn được vũ trụ báo trước, nhưng liệu chúng ta có đủ lặng để lắng nghe và đủ tỉnh thức để chuẩn bị?” – Vashna Thiên Kim
Gần đây, thông tin tôi tiên tri cảnh báo về một hiện tượng “sóng âm” dạng lốc xoáy đang tiến vào Trái Đất, hướng vào Quảng Ninh từ hướng Đông Nam đã gây nhiều tranh luận. Một số người lo lắng về khả năng xảy ra thiên tai lớn, trong khi không ít ý kiến hoài nghi, cho rằng dự báo này thiếu cơ sở khoa học. Trước những ý kiến đó, tôi - Vashna Thiên Kim - xin được trình bày phân tích của mình dưới góc nhìn khoa học lẫn chiêm tinh, với mong muốn làm sáng tỏ về hiện tượng “sóng âm” này và mục đích thật sự của lời cảnh báo. Tôi hy vọng rằng qua đây, mọi người sẽ hiểu rõ, tiếp tục quan sát và có sự chuẩn bị thay vì vội vàng phán xét một chiều, và cùng mở lòng đón nhận những góc nhìn mới một cách xây dựng.
Những ngày qua, xoay quanh thông tin tôi cảnh báo đã xuất hiện rất nhiều ý kiến: ủng hộ có, thắc mắc có, và cả phản đối, chỉ trích cũng có.
Tôi đón nhận tất cả bằng tình yêu thương, bằng sự biết ơn và bằng tinh thần cầu thị sâu sắc. Bởi tôi tin rằng: một cộng đồng lành mạnh chính là cộng đồng dám đặt câu hỏi, dám chất vấn lẫn nhau để cùng tiến bộ.
1. Hiện tượng "sóng âm" dưới góc nhìn khoa học và chiêm tinh
Trên hành trình thiền định, quan sát bầu trời và nghiên cứu các mô hình chiêm tinh học, tôi đã cảm nhận một làn sóng năng lượng có hình tháo rung động đặc biệt - như một cơn lốc xoáy dạng sóng năng lượng vô hình - đang di chuyển từ Đông Nam vũ trụ, đi xuyên qua bầu khí quyển tiến thẳng vào Trái Đất. Sự va chạm lần này chắc chắn sẽ gây nên rất nhiều biến động lớn trên quy mô toàn cầu vì nó sẽ ảnh hưởng, tác động thay đổi sóng rung của từ trường ở nhiều nơi trên thế giới. Và điều đặc biệt, hướng đi của nó lại có điểm va chạm có khả năng cao nhất chính là khu vực Quảng Ninh, Việt Nam.
Tôi dùng từ "sóng âm" để mô tả hiện tượng này, nhưng thực ra, để hiểu một cách cụ thể thì đó là một dạng rung động năng lượng ở tầng từ trường - có tính chất giống "sóng hạ âm" trong vật lý: tần số cực thấp, không thể nghe được trong dải tần mà tai người tiếp nhận, nhưng lại gây ảnh hưởng lên khí quyển, thạch quyển và cấu trúc sinh học của con người.
Trước hết, cần làm rõ "sóng âm" mà tôi đề cập không đơn thuần là “sóng” thông thường, mà có thể hiểu như một dạng rung động năng lượng bất thường trong tự nhiên. Dưới góc nhìn khoa học, có những dạng sóng hạ âm (infrasound) - tức “sóng” tần số rất thấp - thường sinh ra từ các hiện tượng thời tiết cực đoan hoặc địa chấn. Thật vậy, khoa học đã ghi nhận những nguồn phát sóng hạ âm trong tự nhiên gồm thời tiết khắc nghiệt, núi lửa và động đất. Chẳng hạn, một trận bão lớn hoặc động đất mạnh có thể tạo ra những dao động sóng tần số thấp lan truyền đi rất xa. Nghiên cứu địa chấn gần đây cho thấy chuyển động rung lắc của mặt đất có thể sinh ra sóng âm tần số thấp trong khí quyển, và các cảm biến hiện đại thậm chí phát hiện được loại sóng này từ khoảng cách hàng trăm km. Điều này nghĩa là tồn tại những “âm vang” vô hình báo hiệu hoạt động địa chất hoặc khí quyển bất thường mà tai người không nghe thấy được nhưng máy móc nhạy cảm có thể đo lường.
Tuy nhiên, khoa học hiện nay của chúng ta 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑡𝑖́𝑛 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑏𝑖́ 𝑎̂̉𝑛 𝑡𝑢̛̀ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛. Khái niệm “sóng âm” mà tôi nhắc đến có thể là một dạng rung động từ trường với biên độ rất lớn - một dao động trong trường điện từ ngoài Trái Đất - vượt ngoài khả năng đo đạc của các thiết bị thông thường hiện nay. Chúng ta biết rằng từ trường Trái Đất là một lá chắn quan trọng bảo vệ hành tinh, và khi lá chắn này bất ổn, hệ quả có thể rất nghiêm trọng. Lịch sử địa chất cho thấy khoảng 42.000 năm trước, từ trường Trái Đất từng suy yếu và đảo cực, trùng hợp với hàng loạt biến động khí hậu dữ dội trên phạm vi toàn cầu . Nghiên cứu khoa học kết luận sự kiện đảo cực đó đã 𝑘𝑒́𝑜 𝑡ℎ𝑒𝑜 “𝑐𝑜̛𝑛 𝑎́𝑐 𝑚𝑜̣̂𝑛𝑔” 𝑘ℎ𝑖́ ℎ𝑎̣̂𝑢: tầng ozone bị phá hủy, bão điện từ hoành hành, thời tiết đảo lộn và nhiều loài sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng .
Dù hiện tượng “sóng âm” lần này không nhất thiết là một biến cố cực đoan như vậy, nhưng ví dụ trên cho thấy những dao động vô hình trong từ quyển và khí quyển có thể kích hoạt các thảm hoạ tự nhiên. Có thể hình dung “sóng âm” như một 𝑙𝑎̀𝑛 𝑠𝑜́𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑛𝑔 𝑘𝑖́𝑐ℎ về năng lượng – nó tác động lên cả khí quyển lẫn thạch quyển, cộng hưởng gây ra chuỗi hiện tượng từ bão tố, mưa lũ đến động đất, núi lửa. Dưới cách nhìn chiêm tinh, tôi xem “sóng âm” này là THÔNG ĐIỆP của tự nhiên – một tần số cảnh báo mà Vũ trụ gửi đến Trái Đất trước khi xảy ra những biến động lớn. Những người thực hành tâm linh hay ngoại cảm đôi khi có thể cảm nhận được những rung động lạ thường này như một dự cảm bất an rõ ràng hơn người khác. Ngay thời điểm hiện tại, tôi tin rằng cũng sẽ có rất nhiều người đang có những cảm nhận ở những mức độ khác nhau.
Thậm chí rất nhiều người trong cuộc sống bình thường cũng bị tác động do ảnh hưởng bởi những dạng sóng này nnhưng không chú ý tới hoặc không hiểu cặn kẽ lý do. Ví dụ như nhiều người sẽ đột nhiên sẽ cảm thấy xuất hiện cảm xúc tiêu cực, tâm trạng lo lắng, bất an hay cảm thấy rõ cơ thể đột ngột tmệt mỏi, dễ cáu gắt, mất kiểm soát hay những ảnh hưởng khác tương tự như vậy. Mức độ cảm nhận cao thấp khác nhau một phần là do khả năng kết nối của năng lượng sinh học (khái niệm Vital Energy) với dòng chảy năng lượng chung (Energy Flow) của từng cá nhân. Điều này có thể thông qua thể chất tinh thần đặc biệt, hoặc thông qua rèn luyện sức mạnh tinh thần đến một mức độ nhất định. Bản thân tôi, qua thiền định sâu, đã “nghe” thấy sóng rung động đó và nhìn thấy bằng hình ảnh một dạng lốc xoáy năng lượng đang tiến về đất liền.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng cách diễn giải trên 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑎̂𝑢 𝑡ℎ𝑢𝑎̂̃𝑛 với khoa học, mà là mở rộng góc nhìn. Khoa học hiện đại vẫn đang nghiên cứu các dấu hiệu tiền thảm họa: ví dụ động vật có thể cảm nhận sóng hạ âm hoặc biến động từ trường trước khi động đất xảy ra, điều con người còn chưa giải mã hết . Hiện tượng “sóng âm” có thể chính là một dạng tín hiệu sớm của thiên tai. Rất có thể đó là sóng hạ âm tần số siêu thấp hoặc dao động điện từ mà các mạng lưới quan trắc khí tượng và địa chấn hiện nay chưa tinh chỉnh để phát hiện. Nói một cách khác, vũ trụ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, còn con người có nghe thấy hay không lại là chuyện khác. Khoa học giống như ta cầm một chiếc đèn sáng để soi rọi từng bước chân khi con người bước trên con đường u tối chưa nhận biết hết vạn vật xung quanh.
Bản chất của khoa học luôn là tiến về phía trước chứ không phải dừng lại và từ chối toàn bộ những gì mà chưa lý giải được. Và khoa học tâm linh và thành tựu của nó là một phần vĩ đại của trí tuệ phương đông từ hàng ngàn năm trước mà khoa học hiện đại ngày nay cũng đang tìm cách quay trở lại nghiên cứu. Chúng ta chớ quên rằng “khoa học huyền bí” ngày xa xưa nhiều khi đã trở thành khoa học thường thức ngày nay - những điều tưởng như hoang đường có thể đã dần được lý giải khi tri thức nhân loại mở rộng. Vì vậy, trong khả năng của mình, tôi trình bày hiện tượng “sóng âm” lần này với cả niềm tin trực giác lẫn sự hiểu biết cẩn trọng có căn cứ bằng chiêm tinh, để mọi người cân nhắc chứ không phải để sợ hãi vô căn cứ.
2. Tôi không từ chối - tôi mong muốn được đồng hành cùng khoa học & cộng đồng
Tôi xin được nói thật lòng:
Tôi không phải là nhà khí tượng học, càng không phải là một nhà khoa học chính quy. Nhưng tôi là một nhà hoạt động môi trường, một nhà nghiên cứu nghiêm túc triết học tinh thần và chiêm tinh học tâm linh - người đã dành gần một thập kỷ để học hỏi, nghiên cứu, thực hành, kết nối giữa thiên văn học - chiêm tinh học - đạo học - vật lý năng lượng - và trực giác nội tâm. Và trong suốt hành trình đó, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình “biết đủ”.
Tôi không hề, và chưa từng có ý định từ chối hay bác bỏ bất kỳ thông tin của cơ quan chuyên môn, tổ chức khí tượng hay đơn vị nghiên cứu nào. Ngược lại, tôi luôn theo dõi sát sao các báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, của NASA, JMA (Cơ quan Khí tượng Nhật Bản), và rất mong muốn được lắng nghe, học hỏi từ các nhà khoa học để có thêm kinh nghiệm thực tiễn, từ đó ngôn ngữ hóa và chính xác hóa những gì mà tôi có thể cảm nhận, dự báo bằng khả năng của mình.
Tôi chỉ mong mình có thể góp thêm một lát cắt, một ánh nhìn khác biệt vào bức tranh chung, bởi đôi khi một tín hiệu từ tâm linh - nếu được quan sát đúng cách - có thể giúp cảnh báo sớm hơn cho điều mà radar hoặc siêu máy tính cần thêm thời gian để xác nhận.
Tôi tin rằng khoa học và tâm linh không loại trừ nhau, mà có thể 𝐛𝐨̂̉ 𝐬𝐮𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚𝐮, cùng hướng đến mục tiêu cao nhất: bảo vệ con người, cứu lấy sự sống, giảm thiểu thiệt hại.
3. Dự báo lần này vẫn trong giai đoạn hiệu lực - cần tiếp tục quan sát
Một điểm quan trọng tôi muốn làm rõ: dự báo “sóng âm” của tôi chưa hề bị “sai” hay “trật” so với thực tế, vì chúng ta chưa đi hết khung thời gian cảnh báo. Khi tôi chia sẻ về hiện tượng này, tôi đã nêu rõ mốc thời gian khoảng 𝟓𝟎 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 tính từ thời điểm dự báo (trong thông tin tôi đã đưa lên trong bài viết, comment). Và theo kinh nghiệm tính toán của tôi, với vận tốc di chuyển của “sóng âm” dạng lốc xoáy này, khoảng thời gian để nó gây ảnh hưởng đến đất liền sẽ có thể lên tới gần 1 tháng khi bắt đầu va chạm, tức vào khoảng từ ngày 4-5/5/2025 trở đi.
Hiện tại chúng ta chỉ mới ở những ngày đầu tháng 5, vẫn nằm trong khung 50 ngày dự báo. Điều này đồng nghĩa với việc mọi biến động vẫn có thể xảy ra trong những ngày, thậm chí tuần tới. Thiên nhiên không vận hành theo lịch biểu chính xác của con người; một hiện tượng dị thường có thể xảy ra đột ngột vào phút chót hoặc âm thầm rồi tan biến. Do đó, sẽ là quá vội vàng nếu khẳng định rằng “sóng âm” không tồn tại chỉ vì chưa thấy bão đổ bộ ngay trước mắt và gây nên hậu quả vào đúng ngày 4-5/5.
Như tôi đã trình bày ở trên, sóng âm này khi va chạm vào Trái đất sẽ gây ảnh hưởng ở mức độ toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Quảng Ninh như cảnh báo. Và nó sẽ kéo dài ảnh hưởng trong vòng gần 1 tháng kể từ ngày va chạm. Bởi vì tôi là một người con Việt Nam, nên tôi có sự quan tâm trực tiếp hơn tới đồng bào của mình. Tạm gác lại Quảng Ninh, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về diễn biến của các nơi trên thế giới trong những ngày đầu tháng 5 này.
Những tác động như sự rung lên của các thềm lục địa, các mảng kiến tạo khiến các nhà cầm quyền phải cảnh báo nguy cơ đe dọa xảy ra địa chấn tại nhiều nơi trên thế giới. Bão bụi kinh hoàng bao trùm Al-Rass tại Ả rập, sự kiện mất điện diện rộng vừa qua gây hỗn loạn khủng khiếp cho hàng chục triệu người vừa qua tại Châu Âu. Tất cả những sự kiện đó đột ngột diễn ra trong vòng vài ngày 3-5/5/2025. Các bạn có đặt ra câu hỏi tại sao không? Thời điểm đó trùng với thời điểm tôi dự báo về sự va chạm của sóng âm vào Trái đất. Rồi tại chính Việt Nam của chúng ta. Các bạn không nhận thấy rằng thời tiết từ đầu tháng 5 đến giờ ở khu vực Miền Bắc thực sự không thể dự báo chính xác sao. Bạn hãy thông cảm rằng, điều này không phải là do dự báo sai mà là do tác động của rung động khiến sự thay đổi bất thường của khí tượng xảy ra quán nhanh khiến cho việc dự báo trở nên khó khăn. Nắng nóng, rồi dông lốc, mưa đá đều là những hiện tượng bất thường tại cùng một thời điểm này và xảy ra nối tiếp liên tục thay phiên nhau một cách kỳ lạ mà không thể dự báo trước được. Chúng ta dường như không thể biết được chính xác phải chuẩn bị gì cho ngày mai khi ra đường.
Quay lại với Quảng Ninh. Tôi hiểu rằng các cơ quan khí tượng chính thống chưa ghi nhận dấu hiệu bão nhiệt đới nào bất thường trong khu vực vào thời điểm này trước đây - bởi lẽ tháng 5 chưa phải cao điểm mùa bão ở miền Bắc. Thống kê 30 năm cũng cho thấy hiếm có cơn bão mạnh nào ảnh hưởng trực tiếp Quảng Ninh tháng 5 . Nhưng chúng ta cũng đang chứng kiến những biến đổi khó lường của khí hậu khiến quy luật xưa có thể bị phá vỡ. Một năm bình thường có thể không có bão sớm, nhưng năm nay có thể khác. Bão có thể hình thành ngoài mùa hoặc biến hình thành dạng hình thái thời tiết khác thường mà radar chưa nhận diện được.
Vì thế, tôi tha thiết kêu gọi chúng ta tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thời tiết và địa chấn ở khu vực miền Bắc trong thời gian này. Nếu vài tuần nữa trôi qua an toàn, tôi sẽ là người đầu tiên thở phào nhẹ nhõm và sẵn sàng nhìn lại dự báo của mình một cách cầu thị. Còn hiện tại, khi “giờ G” vẫn chưa qua, xin đừng vội quy kết rằng cảnh báo “sai”. Thay vào đó, hãy giữ tâm thế cảnh giác nhưng bình tĩnh, chuẩn bị các kịch bản ứng phó dù là trong tình huống xấu nhất.
Tôi cũng muốn lưu ý rằng "sóng âm" không chỉ gây ra bão tại hướng đi của nó. Như đã phân tích, nó là rung động năng lượng nên sẽ kích hoạt nhiều loại hình thiên tai. Không loại trừ khả năng vài ngày tới có thể xảy ra một trận động đất nhẹ, một vụ nứt gãy địa tầng nhỏ ngoài khơi, hoặc một biến cố ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng (như sự cố tại đập thủy điện, trục trặc lưới điện) do nhiễu loạn từ trường. Những sự kiện như vậy có thể không ồn ào như một cơn bão cấp 12, nhưng cũng chính là sự ứng nghiệm theo một cách khác của dự báo. Đây là lý do vì sao tôi vẫn tiếp tục quan sát, ghi nhận, đổi chiều và học hỏi từ mỗi biến chuyển trong tự nhiên, để cải tiến khả năng cảm nhận & phản tích của mình. Nếu tìm kiếm các thông tin trên thế giới.
Điều quan trọng là chúng ta không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bắt đầu, bất kỳ hướng đi nào của thiên nhiên trong khoảng thời gian nhạy cảm này. Tôi mong các cơ quan chuyên môn cũng mở rộng phạm vi quan trắc - không chỉ nhìn vào dự báo bão, mà cả động đất nhỏ, dao động mực nước, hay hiện tượng lạ thường khác. Sự thận trọng đó hoàn toàn không thừa, bởi “có kiêng có lành”: nếu chẳng may điều tôi lo ngại xảy ra, ta đã sẵn sàng; còn nếu không có gì xảy ra, sự chuẩn bị cũng giúp chúng ta an tâm hơn và rút kinh nghiệm cho tương lai.
Tóm lại, dự báo vẫn đang trong hiệu lực, và tôi mong mọi người tiếp tục dõi theo với tinh thần cầu thị. Thay vì tranh cãi đúng sai vào lúc này, hãy chung tay quan sát và thu thập dữ liệu. Dự báo của tôi không nhằm khẳng định chắc chắn 100% thảm họa sẽ xảy ra, mà là cảnh báo về một khả năng, để từ đó ta chủ động hơn. Còn vài tuần nữa để kiểm chứng - thời gian sẽ trả lời. Trong khi chờ đợi, hãy giữ an toàn và chuẩn bị, vì “cẩn tắc vô áy náy”.
Một điều lưu ý nữa, dự báo bằng thiên định – chiêm tinh – cảm ứng tâm linh thường không chính các 100% về ngay, nhưng thường lại chính xác về khoảng thời gian xảy ra sự kiện và mức độ hệ quả tác động.
Giống như ta cảm nhận được một con sóng lớn đang đến – nhưng chưa thể biết chính xác là nó ập đến lúc 8 giờ hay 9 giờ. Điều tôi cảm được là: “sóng sẽ đến”, chứ không thể cam kết nó đến “𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐗, 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐘”.
Vì thế, tôi không mong cộng đồng tin mù quáng. Chỉ mong 𝐡𝐚̃𝐲 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐬𝐚́𝐭 𝐭𝐡𝐞̂𝐦, đừng vội phủ định, và đặc biệt là 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 – 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐚́𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐨́ – 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐚 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐚̆̃𝐧 𝐨̂, 𝐝𝐮̀ khi thấy những dấu hiệu sẽ có mưa nhưng 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐦𝐮̛𝐚 ngay.
4. Những lần tiên tri đã ứng nghiệm, và niềm tin được xây nên từ trải nghiệm thật.
Tôi cũng xin phép được chia sẻ lại để quý vị có thể tham chiếu về những lần dự báo trước của tôi để có thêm thông tin:
Siêu bão Yagi (2024): Ngày 18/8 năm 2024, tôi đã dự cảm và đăng bài cảnh báo rằng sẽ xuất hiện một cơn bão cực mạnh. Vào thời điểm đó, chưa có bất kỳ tín hiệu khí tượng nào rõ ràng, nhưng tôi cảm nhận được sự bất ổn qua những “sóng” năng lượng khi thiền định. Quả thực, vào ngày 1/9, bão Yagi hình thành và tăng cấp độ khủng khiếp, ngày 3/9 tiến vào biển Đông Việt Nam, trở thành bão số 3, và ngày 7/9 tiến vào miền Bắc, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Chỉ trong vòng 48 giờ, bão Yagi đã gia tăng cường độ từ cấp 8 lên cấp 16, giật trên cấp 17 (tốc độ gió ~315 km/h), trở thành cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở khu vực trong nhiều thập kỷ.
Bão Yagi đã tàn phá dữ dội, ảnh hưởng tới Philippines, Trung Quốc và một phần Việt Nam. Theo thống kê ngày 17/9/2024, cơn bão này khiến 329 người chết và mất tích, gần 1.930 người bị thương; phá hủy hoặc làm hư hại khoảng 234.700 ngôi nhà và 1.500 trường học; thiệt hại hàng trăm nghìn hecta hoa màu và gần 3 triệu gia súc gia cầm - một con số thương vong, thiệt hại khổng lồ. Điều đáng nói, tôi đã dự báo trước hơn 2 tuần, khi mà các chuyên gia khí tượng còn chưa kịp nhận diện sự hình thành của Yagi. Sự ứng nghiệm của lời cảnh báo về Yagi khiến tôi tin rằng những rung cảm vũ trụ đã mách bảo tôi từ sớm, giúp nhiều người quen biết tôi có sự chuẩn bị nhất định. Tôi mong các bạn hiểu cùng tôi rằng không phải chủ thể cảnh báo của tôi là bão có xuất hiện hay không, vì có thể đó là thời điểm hay có bão trong năm. Mà chủ thể của tôi là sự bất ngờ và mức độ tàn phá của nó và những thiệt hại tôi cảm nhận được một cách tõ ràng.
Bão Trà Mi (2024): Đây là một cơn bão nhiệt đới khác mà tôi đã cảnh báo trước. Vào ngày 24/9, thông qua quan sát chiêm tinh và thiền định, tôi linh cảm sẽ có một trận bão lớn bất thường vào khoảng mùa thu và cũng đã đăng cảnh báo trên Facebook cá nhân.
Và trong bài đăng đó tôi chỉ đề cập trực tiếp tới Quảng Bình. Và sau đó các thông tin tiếp theo, tôi có cụ thể nói rằng vấn đề không phải là bão mà là mưa, lũ và ngập lụt sẽ gây thiệt hại nặng nề như thế nào để mọi người tại nơi đó có các biện pháp chuẩn bị. Đúng như vậy, vào tháng 24/10, tức đúng 1 tháng sau ngày tôi đăng bài cảnh báo, bão Trà Mi (tên quốc tế: TRAMI) tiến vào Biển Đông nước ta. Ban đầu bão di chuyển rất dị thường, đổi hướng liên tục, khiến các mô hình dự báo thông thường khó dự đoán chính xác. Cuối cùng, Trà Mi đã đổ bộ vào miền Trung Việt Nam. Theo dõi thông tin báo đài thời điểm đó, mọi sự cảnh báo về bão tập trung nhiều hơn vào Đà Nẵng và Huế. Nhưng sau đó, Quảng Bình lại là địa phương gặp nhiều hậu từ nhất quả sụt lở và ngập lụt do cơn bão mang đến. Cơn bão này có cường độ rất mạnh (giật cấp 15) và gây mưa lũ trên diện rộng. Nhiều tỉnh miền Trung chịu thiệt hại nặng nề về tài sản và hoa màu, hàng chục người thương vong.
Hai trường hợp trên đặt ra câu hỏi: Làm thế nào mà một người có thể dự báo chính xác những cơn bão mạnh nhất trước cả khi các chuyên gia khí tượng xác nhận? Phải chăng có những tín hiệu từ vũ trụ mà khoa học hiện đại chưa giải thích được? Đối với riêng tôi, câu trả lời là có. Những trải nghiệm thực tế này củng cố niềm tin rằng nếu chúng ta lắng nghe thiên nhiên, lắng nghe vũ trụ, qua các phương pháp thiền định, chiêm tinh, cảm nhận trường năng lượng - thì đôi khi ta có thể nắm bắt được dấu hiệu sớm của thiên tai. Tín hiệu ấy mong manh và dễ bị bỏ qua, nhưng hoàn toàn có thật, như trường hợp Yagi và Trà My đã minh chứng.
Siêu động đất & sóng thần ở Nhật Bản: Không chỉ các cơn bão, tôi còn có những linh cảm về địa chấn. Cách đây hơn 3 năm, trong một lần thiền định rất sâu, tâm trí tôi đã “nhìn thấy” một viễn cảnh kinh hoàng: một trận siêu động đất dưới biển kéo theo sóng thần khổng lồ tấn công Nhật Bản. Hình ảnh đổ nát, nước tràn ngập và nỗi đau tang tóc hiện lên rõ nét khiến tôi bừng tỉnh, bật khóc. Ngay sau trải nghiệm đó, tôi đã thu âm lại lời mô tả chi tiết về những gì mình thấy và gửi vào email lưu trữ riêng (như một cách “đóng dấu thời gian” cho tiên tri này). Tôi cũng chia sẻ một phần lo ngại đó với một số đồng nghiệp thân tín trong lĩnh vực tâm linh và cộng đồng Vashna.
Cách đây hơn 1 năm tôi lại nằm mơ thấy lại nguyên vẹn cảnh động đất to và Nhật đón nhận thảm hoạ sóng thần nên cẩn thận đăng lên Facebook chế độ riêng tư để tiếp tục quan sát thêm. Suốt thời gian qua, tôi âm thầm theo dõi tình hình Nhật Bản. Và gần đây, thông tin từ chính giới chức Nhật cho thấy viên cán bộ tôi thấy có cơ sở thực tế đang sợ. Cụ thể, ngày 16/1/2025 vừa qua, Ủy ban Nghiên cứu Động đất của Chính phủ Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo nguy cơ xảy ra một trận “siêu động đất” trong 30 năm tới lên tới 82%.
Các chuyên gia Nhật Bản nhận định trận siêu động đất này nếu xảy ra có thể đạt mức độ 8-9 Richter, gây sóng thần khổng lồ, làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng và thiệt hại hàng nghìn tỷ USD.
Kịch bản này trùng khớp đáng kinh ngạc với những gì tôi “nhìn thấy” trong thiền định. Thậm chí, vào tháng 8/2024, Cơ quan Khí tượng Nhật (JMA) đã từng phát cảnh báo khẩn cấp về nguy cơ siêu động đất Nankai sau một trận động đất 7,1 độ xảy ra – đây là lần đầu tiên trong lịch sử họ kích hoạt hệ thống cảnh báo đặc biệt như vậy . Dù cảnh báo đó được gỡ bỏ sau 1 tuần (khi không có dư chấn lớn tiếp theo) nhưng nó đã khiến người dân Nhật hoảng loạn dự trữ lương thực, cho thấy nỗi lo siêu động đất là có thật . Việc Chính phủ và các nhà khoa học Nhật lên tiếng xác nhận nguy cơ làm tôi vừa cảm thấy lạnh sống lưng, vừa thấy rằng trực giác của mình đã đúng hướng. Những ghi chép email năm xưa của tôi giờ đây trở thành tài liệu quý vì nó mang dấu ấn ngày giờ một cách rõ ràng không thể chỉnh sửa, cho thấy tiên tri không phải là chuyện hoang đường. Sự trùng hợp giữa trải nghiệm tâm linh của tôi và dự báo khoa học khiến tôi càng vững tin rằng 𝐯𝐮̃ 𝐭𝐫𝐮̣ 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐨̂𝐢 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 “𝐩𝐡𝐢𝐦 𝐭𝐚̀𝐢 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮” 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐥𝐚𝐢, để tôi lên tiếng kêu gọi sự chuẩn bị.
Những dẫn chứng trên không nhằm tự tán dương bản thân, mà để khẳng định tính xác thực của phương pháp dự báo chiêm tinh kết hợp quan sát thiên tượng mà tôi theo đuổi. Dĩ nhiên, không phải tiên tri nào của tôi cũng hoàn toàn chính xác hay đúng 100% từng chi tiết – tôi cũng chỉ là con người với khả năng có giới hạn. Nhưng tỷ lệ ứng nghiệm cao của các cảnh báo lớn (bão mạnh, động đất) cho thấy cách tiếp cận của tôi có cơ sở nhất định. Quan trọng hơn, tôi luôn cố gắng ghi chép, công bố minh bạch những dự báo của mình trước khi sự kiện xảy ra như các dự báo tổng quan hàng năm ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống, để cộng đồng có thể kiểm chứng một cách khách quan, tránh hiện tượng “nói sau khi việc đã rồi”. Tôi tin rằng 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐬𝐞̃ 𝐬𝐚̀𝐧𝐠 𝐥𝐨̣𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐭 - nếu điều gì đúng, sớm muộn nó sẽ được công nhận.
5. Không có bão, tôi sẽ biết ơn & không hối tiếc
Nếu như rốt cuộc không có cơn bão nào đổ vào Quảng Ninh, tôi sẽ là người đầu tiên thở phào, mừng rỡ, biết ơn đất trời - và tuyệt đối không xem đó là "sự thất bại".
Bởi mục tiêu của tôi khi cảnh báo không phải là “tiên đoán chính xác để được tung hô”, mà là nói ra điều mình thấy để phòng ngừa, để cộng đồng có cơ hội chuẩn bị, để lỡ có chuyện xảy ra thì ta không bị động. Vì những cảnh hậu quả tôi nhìn thấy, thật sự tôi không thể cho phép mình không làm gì.
Nếu sau này mọi chuyện bình yên, tôi chấp nhận bị chỉ trích, bị hoài nghi, nhưng tôi sẽ không hối tiếc. Vì tôi đã sống đúng với trái tim của một người quan sát thiên tượng - và tôi không thể nào im lặng khi vũ trụ đang gióng lên một hồi chuông mà tôi cảm được rất rõ ràng.
6. Góc nhìn chiêm tinh và thiên tượng về thiên tai cực đoan
Từ góc độ chiêm tinh học, vũ trụ đang ở vào giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ, phản ánh qua sự dịch chuyển của các hành tinh và các hiện tượng thiên văn đặc biệt. Trong thời kỳ này, tôi nhận thấy sự "trỗi dậy" của các hành tinh mang năng lượng nóng và bất ổn. Chẳng hạn, hành tinh Hỏa Tinh (Mars) - biểu tượng của lửa, chiến tranh và sức mạnh bùng nổ - đang có những góc chiếu căng thẳng với các hành tinh khác trên bầu trời. Khi Hỏa Tinh ở vị trí nổi bật như hiện nay, theo chiêm tinh, nó thường kích hoạt những năng lượng nóng nảy, dữ dội trên Trái Đất, có thể tương ứng với thời tiết nóng lên, hạn hán hoặc cháy nổ, thậm chí hoạt động núi lửa. Đồng thời, một số sao chổi và hiện tượng thiên văn hiếm gặp xuất hiện gần đây cũng được xem là điềm báo trong chiêm tinh cổ đại, thường gắn với thiên tai hoặc biến động xã hội. Các chiêm tinh gia Trung Hoa xưa, chẳng hạn, rất e ngại khi sao chổi xuất hiện vì cho rằng đó là dấu hiệu "thiên biến" (trời đổi). Tất nhiên, ngày nay chúng ta không còn mê tín như xưa, nhưng biểu tượng chiêm tinh thì vẫn còn giá trị tham khảo nhất định khi chúng ta đối chiếu với thực tế.
Bên cạnh chiêm tinh, khoa học hiện đại về khí hậu cũng cho thấy thiên tai ngày càng cực đoan và khó lường, như thể “Mẹ thiên nhiên” đang nổi giận. Biến đổi khí hậu toàn cầu do sự ấm lên của Trái Đất đã làm mất cân bằng các quy luật thời tiết xưa nay. Các nhà khoa học cảnh báo rằng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính khiến thời tiết trở nên cực đoan.
Nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu tăng cao hơn mức trước thời kỳ công nghiệp (theo thập kỷ). Ảnh: Copernicus Climate Change Service / ECMWF.
Nhiệt độ trung bình tăng lên đã làm đại dương nóng hơn, cung cấp “nhiên liệu” cho bão nhiệt đới phát triển nhanh và mạnh hơn, tạo ra những siêu bão với sức tàn phá lớn chưa từng có. Đồng thời, băng tan ở hai cực và sự thay đổi các dòng hải lưu khiến mô hình thời tiết truyền thống bị đảo lộn, trở nên khó dự đoán. Thực tế đã chứng minh điều này: những năm gần đây xuất hiện những trận bão ngoài mùa, những đợt mưa kỷ lục hoặc hạn hán kéo dài ở những nơi vốn có khí hậu ôn hòa.
Sự bất thường của nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu đầu năm 2025. Ảnh: Copernicus Climate Change Service / ECMWF.
Chúng ta đang sống trong giai đoạn “hành tinh nóng lên” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chính sự “nóng lên” này của Trái Đất, cả về nhiệt độ lẫn về trạng thái trường năng lượng - đã và đang dẫn đến thiên tai cực đoan, dị thường.
Song song đó, từ trường Trái Đất - “tấm khiên” bảo vệ sự sống - cũng đang có dấu hiệu bất ổn. Nhiều nghiên cứu cho thấy cường độ từ trường toàn cầu đã suy giảm khoảng 9% trong vòng 200 năm qua, mức giảm mạnh tập trung ở khu vực Nam Đại Tây Dương. Hiện tượng này được các nhà khoa học nhận định có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một đợt đảo cực từ sắp xảy ra (dự kiến có thể trong vòng thế kỷ này). Dù quá trình đảo cực từ diễn ra chậm hàng trăm năm và không gây thảm họa tức thời, nhưng trong giai đoạn chuyển tiếp, từ trường suy yếu có thể khiến Trái Đất dễ bị tổn thương hơn trước bão mặt trời, bức xạ vũ trụ.
Những tác nhân vũ trụ đó có thể tương tác với khí quyển và lõi Trái Đất, kích thích hoạt động địa chất và thời tiết bất thường.
Như đã đề cập, sự kiện 42.000 năm trước là ví dụ điển hình: khi từ trường suy yếu và mặt trời “dở chứng”, Trái Đất đã trải qua một thời kỳ “điên loạn” với bão tố, cực quang khắp nơi, khí hậu đột ngột đổi thay. Hiện nay, từ trường Trái Đất đang thay đổi - cực Bắc dịch chuyển nhanh về phía Siberia, vùng “lõm” từ trường (South Atlantic Anomaly) mở rộng - đó là những dấu hiệu cho thấy lá chắn này không còn ổn định tuyệt đối.
Kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra và chu kỳ hoạt động mạnh của Mặt Trời (chu kỳ 25 dự báo đạt cực đại năm 2025), ta có đủ yếu tố để lo ngại rằng thiên tai sắp tới có thể mang tính chất cực đoan hơn mọi thứ từng biết.
Từ tổng hòa các yếu tố chiêm tinh và khoa học trên, tôi đưa ra kết luận rằng: hiện tượng “sóng âm” cảnh báo ở Quảng Ninh không phải là dự báo vô căn cứ, mà nằm trong bức tranh chung về một TRÁI ĐẤT ĐANG BẨT ỔN. Những “hành tinh nóng” trên trời (như Hỏa Tinh rực lửa, các góc chiếu xấu giữa các sao) cộng hưởng với hành tinh nóng lên và từ trường dao động đã tạo nên “cơn sóng” năng lượng hội tụ. Khi hội tụ đủ mạnh, nó sẽ giải phóng dưới dạng các sự kiện thiên nhiên dữ dội: có thể là bão lớn, có thể là động đất, sóng thần, hoặc hiện tượng thời tiết cực đoan nào đó. Hiểu theo cách nào thì “sóng âm” cũng chính là lời cảnh báo của vũ trụ - thiên tượng kết hợp với địa tượng, báo hiệu chúng ta phải hết sức thận trọng.
7. Trách nhiệm & Đạo đức của người nghiên cứu chiêm tinh
Xin được nhắc lại để các bạn hiểu cùng tôi
Tôi ý thức rất rõ rằng mình không phải là nhà khoa học khí tượng hay địa chấn chính thống. Kiến thức khoa học của tôi có được là nhờ học hỏi, tự nghiên cứu và tham vấn các chuyên gia. Tuy nhiên, với cương vị của một nhà hoạt động môi trường, một người nghiên cứu chiêm tinh và quan sát thiên tượng, tôi có những công cụ và phương pháp riêng để tiếp cận thông tin. Điều quan trọng nhất dẫn dắt tôi không phải là danh tiếng hay sự công nhận, mà chính là đạo đức nghề nghiệp & lương tâm. Tôi tâm niệm rằng nếu mình nhận thấy một tín hiệu nguy hiểm, dù đến từ giấc mơ, thiền định hay qua phân tích lá số chiêm tinh - và nếu tín hiệu có thể ảnh hưởng an nguy cộng đồng, thì tôi có bổn phận lên tiếng. Bổn phận đó xuất phát từ lòng trắc ẩn và tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tôi luôn trăn trở: nếu mình thấy trước điều gì mà không nói, để rồi nó xảy ra gây hậu quả, liệu lương tâm có cho phép mình yên ổn? Chắc chắn là KHÔNG.
Do đó, tôi chấp nhận rủi ro bị hiểu lầm, bị chỉ trích khi đưa ra những cảnh báo “khác thường” như về đợt “sóng âm” này. Tôi hiểu nhiều người có thể gọi tôi là “kẻ gieo hoang mang” hoặc thậm chí còn những lời lẽ nặng nề hơn. Nhưng thà rằng chịu tiếng xấu còn hơn là im lặng để rồi ân hận. Dẫu sao, tôi luôn cố gắng trình bày dự báo một cách có căn cứ và trách nhiệm nhất trong khả năng của mình. Tôi viện dẫn cả cơ sở khoa học lẫn dữ kiện lịch sử, đưa ra mốc thời gian rõ ràng, và tuyệt nhiên không bao giờ lợi dụng tiên tri để trục lợi. Tôi không buôn bán bất kỳ “lá bùa” hay “dịch vụ tâm linh” nào để “giải hạn” thiên tai, cũng không kêu gọi đóng góp tiền của vì một lời sấm truyền. Tôi chỉ mong chia sẻ những thông tin mang lại hữu ích từ khả năng của bản thân như một công dân có ý thức cộng đồng, phù hợp với những giá trị đạo đức mà mình hướng đến, với hy vọng có thể cùng nhau chủ động phòng ngừa & giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra.
Tôi luôn tôn trọng các cơ quan chức năng và chuyên gia khoa học. Việc tôi lên tiếng không có nghĩa là những báo cáo dự báo của họ là sai. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng dự báo chính thống và luôn theo dõi sát các bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, các viện địa chấn… Thực tế, tôi mong muốn hợp tác để bổ sung thêm thông tin từ một lĩnh vực chuyên môn khác. Nếu tiếng nói của tôi được lắng nghe một chút, biết đâu các nhà khoa học có thể kiểm tra chéo dữ liệu, chú ý hơn đến những điểm dị thường mà bình thường họ bỏ qua. Tôi tin rằng khoa học và tâm linh có thể bổ trợ cho nhau - mục tiêu chung đều là bảo vệ con người trước thiên tai. Tôi rất mong các nhà khoa học hiểu cho thiện ý của tôi, dù cách truyền đạt của tôi có khác lạ.
8. Hy vọng cộng đồng mở lòng đón nhận & chủ động chuẩn bị
Cuối cùng, tôi muốn gửi gắm đến cộng đồng thông điệp: hãy mở lòng với những góc nhìn khác nhau trong việc dự báo và phòng tránh thiên tai. Kho tàng tri thức của nhân loại rất rộng lớn, trong đó chiêm tinh học và cảm ứng tâm linh cũng là những lĩnh vực đã tồn tại hàng ngàn năm và đang tiếp tục được khám phá. Ngày nay, nhiều người có xu hướng coi trọng tuyệt đối khoa học hiện đại và xem thường những tri thức cổ xưa hoặc phi truyền thống. Song, khoa học hiện đại cũng từng được xây nên từ sự tò mò và chấp nhận những ý tưởng mới mẻ.
Nếu Galileo không dám tin vào điều mắt ông thấy qua kính thiên văn chỉ vì nó trái ngược giáo điều thời đó, chúng ta đã không có thiên văn học hiện đại.
Tương tự, nếu chúng ta bỏ qua mọi dự cảm tâm linh chỉ vì cho là “mê tín”, ta có thể đánh mất cơ hội cảnh báo sớm trước một số hiểm họa. Khi một ai đó chưa bắt tay và nghiên cứu hoặc chỉ mới nghiên cứu ở một mức độ vừa phải và sử dụng “khoa học” như một từ ngữ để bảo vệ quan điểm cá nhân, thì đôi khi đó mới là không đầy đủ căn cứ. Tôi biết rằng nhà “khoa học” thực sự, khi càng nghiên cứu sâu sắc, càng hiểu biết rộng mở, họ càng cẩn trọng và tiếp cận thông tin một cách đầy đủ. Vì mọi khoa học, hơn hết chính là phục vụ cho sự sống của con người.
Tôi không yêu cầu mọi người phải tin vào lời tiên tri của mình. Sự hoài nghi là cần thiết để tránh cả tin, mù quáng một cách không hiểu biết. Nhưng những hoài nghi nên đi kèm với sự tìm hiểu. Hãy xem những dự báo của tôi như một kênh tham khảo bổ sung, bên cạnh các nguồn chính thống. Đối chiếu, kiểm chứng và rút ra kết luận của riêng bạn – đó là quyền của mỗi cá nhân có tri thức. Tôi rất hoan nghênh tinh thần trao đổi phản biện văn minh, dựa trên dữ liệu và lý lẽ, thay vì chỉ trích cảm tính. Nếu ai có bằng chứng cho thấy tôi sai, tôi sẵn sàng tiếp thu. Ngược lại, nếu ai cũng thấy những gì tôi nói là hợp lý, thì chúng ta nên có bước chuẩn bị dự phòng hơn là phớt lờ.
Xin nhắc lại, dự báo không phải nhằm gieo rắc sợ hãi. Mục đích sâu xa của mọi lời tiên tri, cảnh báo thiên tai đều là để cứu giúp nhân sinh, giảm thiểu thiệt hại và hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Tôi chia sẻ dự báo của mình không phải để mọi người hoảng loạn, mà để mọi người chuẩn bị tâm thế vững vàng.
Chuẩn bị ở đây có nghĩa là gì? Là theo dõi thông tin thường xuyên, chuẩn bị sẵn các kế hoạch ứng phó (dự trữ nhu yếu phẩm, kiểm tra lại nhà cửa công trình có kiên cố chưa, diễn tập sơ tán nếu cần). Chuẩn bị còn là giữ tinh thần bình tĩnh, đoàn kết trong cộng đồng, không chủ quan nhưng cũng không hoang mang tột độ. Khi ta đã sẵn sàng cho tình huống xấu, ta sẽ không BỊ ĐỘNG nếu nó xảy ra, và nếu nó không xảy ra thì ta cũng chẳng mất mát gì ngoài chút công sức. Ngược lại, nếu bỏ qua cảnh báo rồi phải đối mặt thảm họa trong sự bất ngờ, cái giá phải trả có thể rất đắt.
Vì vậy, hãy coi lời dự báo như một kịch bản tham khảo để chúng ta xây dựng phương án tốt hơn cho tương lai.
Trên tinh thần đó, tôi kêu gọi mọi người không vội phán xét hiện tượng “sóng âm” là đúng hay sai vào lúc này. Hãy cùng tôi quan sát diễn biến thiên nhiên trong thời gian tới với sự khiêm tốn trước những ẩn số của vũ trụ. Nếu 50 ngày trôi qua bình yên, tôi sẽ rất vui vì đất nước không gặp nạn, và tôi sẽ xem đó là dấu hiệu tích cực, biết đâu sự chuẩn bị và những lời cầu nguyện âm thầm của chúng ta đã hóa giải phần nào tai ương. Còn nếu có biến cố xảy ra, dù nhỏ hay lớn, tôi mong rằng nhờ có sự cảnh báo sớm, thiệt hại sẽ giảm đi và chúng ta rút ra được bài học quý. Dù kịch bản nào diễn ra, mục tiêu cuối cùng của tôi vẫn là hướng tới điều tốt đẹp: bảo vệ an toàn và nâng cao hiểu biết.
Xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe lời giãi bày này. Tôi cầu chúc bình an cho tất cả, và cầu mong chúng ta luôn giữ được sự sáng suốt, tỉnh thức trước mọi thông điệp của vũ trụ dành cho nhân loại.
Lời kết
Xin đừng đóng cánh cửa với những điều chưa thể đo đạc
Khoa học hiện đại vẫn đang tiến lên. Tâm linh và chiêm tinh học cũng vậy.
Chúng ta chưa thể hiểu hết vũ trụ - nhưng mỗi bước tiến là một sự hòa hợp giữa lý trí, trực giác, kinh nghiệm & lòng tin.
Tôi mong được tiếp tục học. Tiếp tục sai - để được sửa. Tiếp tục quan sát - để hiểu sâu hơn. Và tôi mong được đồng hành, không chỉ với những người tin tôi, mà cả với những người hoài nghi, vì chúng ta đang cùng sống trên một hành tinh, và luôn mong những điều tốt đẹp sẽ xảy đến.
Cảm ơn vì đã đọc những lời này.
Cầu mong Quảng Ninh bình an.
Cầu mong Trái Đất bình an.
Cầu mong lòng người cũng bình an.
Vashna Thiên Kim