NỖI ĐAU CŨNG LÀ MỘT MÓN QUÀ
14
05/2023

NỖI ĐAU CŨNG LÀ MỘT MÓN QUÀ

"Mất cảm giác đau bẩm sinh là một dạng rối loạn bẩm sinh khiến cho người mắc không cảm nhân được cơn đau. Hội chứng này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, bởi họ sẽ làm cơ thể tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng mà không nhận thức được" - đây là những dòng giới thiệu từ Wikipedia về chứng bệnh "không biết đau"

MÓN QUÀ TỪ NỖI SỢ 
 
 
"Mất cảm giác đau bẩm sinh (tiếng Anh: congenital insensitivity to pain - CIP hay congenital analgesia) là một dạng rối loạn bẩm sinh khiến cho người mắc không cảm nhân được cơn đau. Hội chứng này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, bởi họ sẽ làm cơ thể tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng mà không nhận thức được" - đây là những dòng giới thiệu từ Wikipedia về chứng bệnh "không biết đau"
 
Có lần Kim nghe tới một chứng bệnh về những người không có cảm giác đau. Thoạt nghe, nhiều người sẽ bảo: ồ, nếu không thấy đau nữa thật thích thú. Sợ đau là một nỗi sợ cố hữu của con người, nếu không thấy đau, chúng ta cũng không sợ hãi nữa, vậy có tự do hơn không?
 
Câu trả lời là không. Thực tế những người mắc chứng bệnh không bị đau, họ rơi vào trạng thái khá thảm khốc về cơ thể: thường xuyên gặp các chấn thương nghiêm trọng có thể mất mạng nhưng họ không hề biết, đơn giản vì họ không thấy đau. Và sau khi mất cảm giác đau, họ mất luôn kết nối cảm xúc với cơ thể nên nhanh chóng hủy hoại cơ thể mình bằng những hành động, thói quen. Vì thế đôi khi về mặt thể chất, cùng uống một loại nước có gas- đường viêm độc hại có người phản ứng ngay như cổ họng đau rát hoặc viêm họng ngay sau đó, còn có người họ lại thản nhiên thấy bình thường và ngon, nhưng rõ ràng cấu tạo cơ thể con người là giống nhau cơ mà? Cổ họng cũng như nhau và uống cùng một loại chất? Chỉ là một người có kết nối rất tốt với bản thân mình và luôn lắng nghe cơ thể của mình lên tiếng, người còn lại thì không!
 
Còn về mặt tinh thần, nếu bạn không biết đau thì sao? Bạn chai lỳ mọi cảm xúc bên trong, vậy là tốt hay xấu? Có rất nhiều người khi họ tổn thương quá nhiều, trải qua rất nhiều cú sốc họ trở nên khép mình lại, bật chế độ phòng vệ mọi lúc nên hầu như họ không cho phép bản thân có quá nhiều cảm xúc, họ "sợ" - sợ phải bị tổn thương như thế lần nữa, và rồi họ gần như tránh khỏi mọi nỗi đau bằng cách không cảm thấy có cảm xúc quá nhiều với điều gì. Những tưởng điều này là tốt, nhưng không phải. Nếu bạn vượt qua được nỗi đau bằng cánh đối mặt với nó, nhận ra bài học, thật sự buông bỏ để chuyển hoá cảm xúc thì bạn mới thật sự vượt qua.
 
Việc đè nén hoặc cất nỗi đau vào một góc tối sâu thẳm nào đó ở nội tâm lâu đến mức làm bạn quên đi bạn đã từng có nỗi đau ấy, thì một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với bạn bằng một hình thức khác, nó là quy luật vận hành tự nhiên. Vì ở góc độ năng lượng, điều gì còn tồn tại bên trong bạn nó sẽ hấp dẫn đến năng lượng tương ứng, để buộc bạn phải học bài học cần thiết. Và nỗi đau từ mặt tinh thần luôn gắn liền với cơ thể, mất kết nối với nội tâm bạn sẽ chẳng thể lắng nghe được cơ thể của mình.
 
Rõ ràng: nỗi đau là một món quà, nó nhắc nhở ta về việc cần trở lại nâng niu chăm sóc cơ thể mình và tập trung vào điều bản chất nhất. Và nỗi đau trên cơ thể cũng là kết quả tích tụ của những tắc nghẽn, rối nhiễu về mặt tinh thần, chuyển hóa, nên song song với chữa trị vật lý là quá trình làm chủ tinh thần, giải phóng các điểm tắc nghẽn cảm xúc. Câu chuyện mà Kim sắp chia sẻ sau đây là một minh chứng rõ nét cho việc chữa lành tinh thần, cảm xúc giúp ta phục hồi cơ thể như thế nào.
 
1. TỪ NHỮNG GÓC KHUẤT NỘI TÂM ĐẾN NHỮNG TRẠNG THÁI KHÓ CHỊU CỦA CƠ THỂ
 
 
Chủ thể của Kim lần này là bạn H.T.A – một thanh niên ngoài 30 tuổi, làm giao dịch kinh doanh – một con người nhìn bề ngoài có cuộc sống khá dễ chịu với công việc năng động, tài chính ổn định và một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Trong mắt mọi người, anh cũng là một chàng trai năng động, chu đáo, lịch thiệp, dễ thương và rất tâm lý. Nhưng ít ai biết rằng T.A thực ra sống rất nội tâm, thường xuyên để mình rơi vào trạng thái khép kín khi gặp vấn đề, sợ phải phiền đến người khác. Thậm chí anh đã có thời gian dài trầm cảm, phải tìm đến sự hỗ trợ của thuốc, bác sĩ và các liệu trình điều trị. Anh cũng mắc hội chứng sợ đám đông, sợ nơi chật hẹp, sợ sông nước ao hồ biển dù đã biết bơi nhưng quá sợ nên bơi không được giỏi lắm, sợ con rết.
 
T.A vốn bị các chứng bệnh liên quan đến gan, lệch vách mũi và viêm dạ dày – các chứng bệnh liên quan đến cơ quan thải độc, điều hòa hơi thở và tiêu hóa – chuyển hóa của cơ thể. Các vấn đề ấy bạn đều gặp thầy gặp thuốc chữa trị kịp thời. Duy chỉ có một số vấn đề dị ứng, mẩn ngứa và các biểu hiện phản ứng khó hiểu, không rõ nguyên nhân của cơ thể là nổi lên gần đây. Bạn thường xuyên đau đầu nặng nề, bị cảm, khô xương khớp, đau họng và mệt mỏi uể oải, thiếu năng lượng làm việc trầm trọng
 
Ta dễ thấy các chứng bệnh mà T.A gắp phải không phải là những bệnh nan y, nhưng nó gây cho chủ thể cảm giác vô cùng khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi đến mức buộc phải thay đổi thói quen và tìm hiểu tận gốc cho tình trạng này. Điều đáng nói là T.A đã thử rất nhiều các biện pháp điều trị mà không hề đỡ, đi khám cũng không cho ra kết quả rõ ràng là bệnh gì… Chính điều này đã dẫn T.A tìm đến với khoa học tâm thức và ca trị liệu với Thiên Kim.
 
2. THÔI MIÊN TIỀM THỨC GIẢI MÃ VẤN ĐỀ + DẪN TRUYỀN NĂNG LƯỢNG REIKI CHỮA CƠN ĐAU VẬT LÍ:
 
 
Với chứng bệnh của T.A gặp phải, ta dễ thấy vấn đề không chỉ nằm ở bệnh lý phần cơ thể vật lý mà có một phần không nhỏ từ tiềm thức, trạng thái cảm giác và cả những thói quen tâm thức mà bạn chưa ý thức được hoàn toàn khi thực hiện chúng. Vốn là người tin vào khoa học thực chứng và những kết quả trực quan, T.A vô cùng sửng sốt khi các kết quả xét nghiệm thông thường không chỉ ra căn bệnh. Khi tìm đến với Thiên Kim, T.A mong muốn tìm hiểu bản chất vấn đề của những trạng thái cơ thể khó chịu, từ đó cải thiện từng trạng của bản thân – bắt đầu từ thói quen tâm thức. Và Kim đã sử dụng kĩ thuật Thôi Miên Trị Liệu Tiềm Thức đã đưa bạn vào trạng thái sóng não beta – sóng não thư giãn thực sự để bình tâm nhìn thấy vấn đề của mình, kết hợp với việc khai thác thông tin từ các câu hỏi khai vấn tâm lý.
T.A sinh ra trong một gia đình lao động cơ bản ở Hải Phòng, nhưng anh đã có một tuổi thơ đầy sóng gió với việc chứng kiến bạo lực, việc đòi nợ làm ăn của xã hội đen với gia đình. Là một người con trai nội tâm từ bé, anh mâu thuẫn nặng nề với bố mình – người thường xuyên thể hiện bạo lực và sự bất cần ra ngoài, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Lớn lên, anh tìm cách hóa giải mâu thuẫn. Vì anh đã nghĩ, là con, nên coi trọng chữ hiếu và nên tha thứ cho người sinh ra mình.
 
Những căn bệnh của T.A là biểu hiện của sự mất cân bằng chuyển hóa những thứ nặng nề, độc hại ra khỏi cơ thể, vì triệu chứng của nó khởi phát từ gan, dạ dày và liên quan cả đến vấn đề vách ngăn mũi – đường thở cung cấp oxy cho cơ thể. Và những cơn tức giận kiềm chế, hoặc những kí ức tổn thương nén chặt vào tiềm thức, lâu dần sẽ trở thành những điểm rối nhiễu, hình thành các vấn đề trên cơ thể vật lý.
 
Nhận thức được điều ấy, Thiên Kim đã dùng Thôi Miên Trị Liệu đưa T.A về quá khứ, trở lại với tình huống tổn thương tuổi thơ để anh nhìn lại tình huống cũ với vai trò của người “xem phim”. Tất cả hiện ra sống động: T.A như thấy lại quang cảnh ngôi nhà cũ – nơi những cánh cửa sắt còn loang lổ dấu sơn của những kẻ đòi nợ để lại. Bên trong ngôi nhà ấy, bố mẹ anh căng thẳng với nhau, hình như có cả bạo lực…và đứa bé trai lúc bấy giờ, chỉ biết trốn vào một góc, lặng im. Dù kí ức trôi qua rất nhiều năm, nhưng nỗi xúc động vẫn còn đọng lại, T.A thấy thương đứa bé trai vô cùng, anh hiểu rõ điều mà cậu bé ấy mong mỏi – đó là những cái ôm và cảm giác bình an. Rồi cảnh chuyển sang mẹ anh – người phụ nữ gồng mình lên với đau khổ, luôn căng thẳng thần kinh trước những lần bị đòi nợ triền miên – người phụ nữ ấy, thậm chí đã dùng dao để tự làm đau mình. Thêm một lần nữa, xúc cảm của T.A kéo lặng xuống rồi dâng lên, vỡ òa tình thương. Anh cũng nhìn thấy bố. Nhưng khác với vẻ hung hãn, bạo lực mà anh luôn ghi nhớ trong tiềm thức. Hình ảnh bố anh xuất hiện, vai buông thõng và mặt cúi gằm đầy khổ tâm. Thậm chí bố không dám nhìn lên. Anh chợt thấy lòng mình nhoi nhói. Chưa bao giờ anh nghĩ đến cảnh này: cảm giác bất lực, nặng trĩu, bế tắc của một người đàn ông không thể lo được cho vợ cho con. Anh chợt hiểu ra tất cả: những phản ứng của bố lên mẹ con anh cũng chỉ là sự phát tác của nỗi thống khổ, đớn đau trong nội tâm bất lực. Anh hay mẹ thì là nạn nhân, là người đáng thương trong vụ việc ấy. Nhưng còn bố anh, cũng khổ sở không kém – thì luôn bị nhìn như vai phản diện. Hiểu ra tất cả, anh xúc động vô cùng, tự đáy lòng mình, anh tha thứ cho bố.
 
Anh cũng thương xót bản thân mình, quan sát lại hình ảnh của mình hồi nhỏ, anh đã hiểu ra vì đâu khi lớn lên mình khép lòng và có nhiều nỗi sợ đến thế. Thì ra sự bất lực, sợ hãi ấu thơ đã tạo cho anh một phản ứng phòng vệ, đè nén xúc cảm của mình xuống mà không dám đối mặt với những cảm xúc nội tâm. Anh sợ bộc lộ cảm xúc sẽ là yếu đuối. Khi nhìn lại những việc đã qua, dưới góc nhìn khách quan anh thấy cả những điều mà trước đó anh chưa từng thấy: vấn đề sâu thẳm bên trong chính mình và những khía cạnh nội tâm bố anh ít chia sẻ.
 
3. CẢM NHẬN SAU CA TRỊ LIỆU
 
 
Chủ thể hoàn toàn thấy nhẹ người và cảm giác thoải mái, vô cùng biết ơn nhà trị liệu đã giúp anh tháo gỡ nút nắt mối quan hệ với bố mình và các chướng ngại tâm lí lúc nhỏ. Chủ thể cảm nhận được năng lượng rõ rệt khi Thiên Kim truyền chữa cơn đau vật lý. Trên hết, anh hiểu ra các nguyên do dẫn đến thói quen tính cách của mình, nguyên nhân tạo ra các góc khuất trong nội tâm. Đặc biệt là việc giải tỏa những cảm xúc tiêu cực bị o bế trong cả một quá trình, chuyển hóa nó bằng góc nhìn cảm thông của tình thương.
 
4. LỜI KẾT
 
Hãy xem nỗi đau, nỗi sợ cũng là một món quà để mình đối diện thẳng thắn với nó và nhận bài học về nó trong thực tế cuộc sống. Làm như vậy cũng chính là trân trọng chính mình, đằng sau nỗi sợ ấy cũng chính là con người thật bên trong mà bạn tìm kiếm, là con người mà bạn muốn trở thành!
 
Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger