Sống Tỉnh Thức
NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN TRÊN HÀNH TRÌNH TỈNH THỨC
Sự cô độc là mốc đầu tiên một người đặt chân đến trên cả cuộc hành trình "Quay Trở Về". Có lẽ trước đó, ai cũng có một nỗi sợ thường trực, sợ mình lạc lõng, sợ cô đơn nhưng để rồi về sau họ thực sự muốn được ở một mình, chúng ta không thể ép mình trở nên cô độc mà nó sẽ đến như một quá trình tự nhiên, nó đến bởi nhân duyên mỗi người, cả hành trình thức tỉnh của một người cũng vậy, không ai có thể ép mình thức tỉnh cũng không ai sáng tạo để diễn tả được về thức tỉnh khi bản thân còn chưa thức tỉnh, đó là một tiến trình tự trưởng thành và mở rộng của nhận thức nội tâm.
𝟏. Nhận thấy mình hoàn toàn cô độc trong xã hội:
Sự cô độc là mốc đầu tiên một người đặt chân đến trên cả cuộc hành trình "Quay Trở Về". Có lẽ trước đó, ai cũng có một nỗi sợ thường trực, sợ mình lạc lõng, sợ cô đơn nhưng để rồi về sau họ thực sự muốn được ở một mình, chúng ta không thể ép mình trở nên cô độc mà nó sẽ đến như một quá trình tự nhiên, nó đến bởi nhân duyên mỗi người, cả hành trình thức tỉnh của một người cũng vậy, không ai có thể ép mình thức tỉnh cũng không ai sáng tạo để diễn tả được về thức tỉnh khi bản thân còn chưa thức tỉnh, đó là một tiến trình tự trưởng thành và mở rộng của nhận thức nội tâm.
Do đó bài viết này quả thực không thu hút thậm chí là vô nghĩa đối với tất cả những ai đang nuôi dưỡng tinh thần ở những tầng rung động khác nhưng nếu bạn đang một mình lặng lẽ bước đi trong đêm tối đáng sợ của bóng tối linh hồn, hãy nhận thêm năng lượng ở đây để vững tâm bước tiếp, và nếu bạn đang rộng mở để trải nghiệm những chặng đường thức tỉnh thì năng lượng được truyền tải trong bài viết này là để góp phần gia tốc cho hành trình của bạn, chỉ khi nào cô độc con người mới có thể đối diện và đối thoại với nội tâm với các bản ngã (cái tôi) của mình, chỉ khi cô độc con người mới có thể tránh khỏi các xung đột tấn công của năng lượng kích thích và tiêu cực môi trường, ngoại cảnh và những người khác quanh mình, chỉ khi đó con người mới có thể bảo toàn được không gian tĩnh lặng đồng nhất trong tâm trí của mình để đặt ra các câu hỏi lớn mình là ai? Mình sống để làm gì?
Một người không hẳn trở nên cô độc khi chạy trốn khỏi chốn đông người, mà họ vẫn ở trong chốn tập nập với nhịp sống nhanh thường trực của xã hội, nhưng họ sống khép kín trong những lớp màn bảo vệ của nội tâm, một con người có thể trở nên cô độc ngay giữa những đám đông, ngay giữa lòng xã hội đó là khi họ tự hạn chế các giác quan hoặc tách rời ý thức của mình ra khỏi những cảm xúc nhất thời, một cách tự nhiên người ta âm thầm rút lui khỏi các cuộc hội họp tiệc rượu, chè chén, họ chỉ xuất hiện trong những đám đông khi không tránh khỏi việc này, họ không thể bị rủ rê bởi người ngoài, không thể bị dẫn dắt bởi thông tin đại chúng, họ quan tâm đến thế sự và đại cuộc theo cách thức hệ thống, trong khi số đông có thể bị cuốn sâu vào một sự kiện thời sự nhất định mà rời rạc, họ lại liên hệ mọi diễn biến riêng lẻ với nhau trong bức tranh toàn cảnh, do đó mà họ có thể thấy chân dung sự việc và những điều không thật bao quanh nó để chiêm nghiệm, để mách bảo cho người khác hoặc điều chỉnh bản thân mình.
𝟐. Sụp đổ mọi niềm tin từng có ở thế giới bên ngoài:
Đây là một diễn biến khó có thể được lột tả bằng lời lẽ, khi mọi niềm tin từng có về thế giới bên ngoài sụp đổ nó không có nghĩa rằng bên trong một người đang như vậy. Không phải mất hết niềm tin vào mọi thứ, mà là thay vì một hệ thống niềm tin đã từng được xây dựng bởi thế giới bên ngoài người ta bắt đầu tự xây dựng một hệ thống niềm tin mới từ bên trong, đó là lúc họ chấm dứt sự đồng hóa bản thân họ với những ý muốn của giác quan (ham thích, yêu ghét, nhu cầu), với ngoại cảnh đến, giờ đây họ như trở thành người quan sát, những nỗi đau cũ dù có thể tái hiện rõ ràng nhưng nay lại không còn là nỗi đau nữa, những ước muốn cũ cũng không còn là ước muốn nữa, chỉ với một sự thay đổi của nhận thức giống như một lần bật công tắc, người ta có thể lặng lẽ xem lại cả cuốn phim quá khứ của mình, tất cả những thứ đã từng đến và đi với một nhân sinh quang đã hoàn toàn đổi khác, họ lúc này nhận thấy sự sai trái trong những phán xét nhận định trước đây của mình.
Nay, họ tin ở nhân duyên của từng sự việc, họ hiểu được không có việc gì là xảy ra tự nhiên cả, mọi điều xảy ra đều có lí do sâu xa căn nguyên của nó, họ nhận ra mọi điều nhận định họ đã đã từng xem như là chân lý trong cuộc sống đều là sai, ví dụ như có sức khỏe và sự đủ đầy là hạnh phúc, cần phải có quyền lực và địa vị phấn đấu ở trên bao người mới là một cuộc đời thành công hay mỗi người cần có một mục đích sống của riêng mình nhưng đều theo một quy chuẩn nào đó có số đông trên toàn thế giới, có rất nhiều những giáo điều lớn nhỏ giống như vậy, những thứ đó đều đã từng chi phối thậm chí áp đặt lên từng nhận thức hành vi của họ trước mọi chuyện xảy ra trong quá khứ, người ta đã nhận ra ma trận trong mọi mối quan hệ mang tính lệ thuộc và có điều kiện đều không thể đem đến những giá trị nhân sinh chân thực và vĩnh cửu.
𝟑. Nhận ra những sự thật:
Có câu muốn đi nhanh thì đi một mình muốn đi xa thì bước cùng nhau, câu châm ngôn đó chỉ có thể đúng với thế giới 3D hiện tại thông thường của chúng ta, nó không còn đúng khi chúng ta đã nhận ra sự thật cao hơn, đối với một hành trình thức tỉnh tâm linh cũng câu châm ngôn đó nó nên được sửa chữa thành: muốn đi xa thì đi một mình, muốn lạc lối thì bước cùng nhau, người ta đã từng tự hào bởi trí thông minh, thể chất khang kiện hay tài năng vượt trội của mình, người ta cũng có thể đã hãnh diện vì hạnh phúc gia đình tiền bạc địa vị hoặc ngược lại họ đã từng đau khổ vì thiếu hụt những thứ như vậy thì nay một khi đã bắt đầu thức tỉnh trong cuộc sống những thứ đó không còn khả năng quyết định hay ảnh hưởng gì đến hạnh phúc bên trong họ nữa.
Nói cách khác người ta nhận ra trận hạnh phúc của bản thân không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì ở ngoại cảnh, nó quyết định chỉ bởi nhận thức nội tâm, họ nhận ra bản chất sự thật của cuộc sống, họ cũng là những con người từng bươn chải trong cuộc sống với lắm thăng trầm được mất, từng ở trên đỉnh cao nhất của địa vị, tiền tài, từng đạt được tất cả những thứ trước đó họ cho rằng có nó sẽ được hạnh phúc trọn vẹn, họ cũng từng mất hết tất cả trong nháy mắt nhận ra quy luật vô thường và luôn thay đổi của thế giới vật chất, họ nhận ra bản thân mình là một mắt xích không tách rời trong toàn bộ cỗ máy khổng lồ đang vận hành toàn xã hội, họ nhận thấy vật chất thành công và lợi ích từ bên ngoài không còn nghĩa lý gì ngoài đó là tính chất chỉ là phương tiện và vì thế mà trở nên độc lập trong cỗ máy với cái hiểu sự không ràng buộc nhưng không hề tách rời bởi cái tổng thể, những niềm tin vào sự thật từng được cho là đúng đắn trong quá khứ được thay thế bởi những sự thật cao hơn.
Cũng từ đó người ta từ bỏ đi những triết lý truyền miệng vụn vặt như: Làm người đừng nên hiền quá, chẳng cần đối tốt với ai không tốt với mình, ai không tốt thì rời xa hoặc muốn thành công phải đánh đổi, cho đi để nhận lại... , những mưu mẹo ấy chỉ phù hợp để giúp con người đối phó với bên ngoài nhưng nó khiến cho phẩm chất bên trong của họ phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại cảnh, nếu cứ chạy theo những điều như vậy con người thực sự đánh mất mình!
Người ta nhận ra rằng mục đích cho cuộc sống họ từng hướng tới thực chất chỉ là mục tiêu và nó luôn không có điểm dừng, bởi nếu một ngày ai đó thấy mình đã hoàn thành được mục đích cuộc đời thì họ còn có lý do hay động cơ nào để sống tiếp không? Các mục tiêu là phương tiện giúp con người trải nghiệm một kiếp người, toàn bộ hành trình trải nghiệm này có thể được xem như là mục đích duy nhất như một mẫu số chung cho không chỉ một ai mà là cho tất cả, cho nên chẳng có lý nào để nói một cuộc đời phú quý vinh hoa thì đáng sống còn ngược lại thì không, thật sự tất cả chỉ là "trải nghiệm", ai không thể nhận ra được sự thật này không thể tránh khỏi sự phán xét tự mình áp đặt lên cuộc đời người khác, có người cầu toàn bên cuộc sống gia đình, người luôn bận mãi kinh doanh lao động sẽ không sao hiểu nổi sao lại có người mạo hiểm chính mình chỉ để leo lên rồi tụt xuống những đỉnh núi cao hiểm trở lấy nó làm niềm vui hạnh phúc.
Rồi từ đó là những phán xét, những định kiến theo sau kẻ mạo hiểm kia coi nhẹ gia đình, ích kỷ, những hành trình chẳng mang lại tích sự gì, sự thật là giá trị trải nghiệm của cuộc đời mỗi người sẽ khác, không có sai và đúng ở đây, nếu có cách nhìn nhị nguyên thì trong mỗi sự việc đều có 2 mặt, tốt và xấu mãi không có hồi kết, tất cả chỉ mang tính tương đối, vậy nên không nên nhận định khẳng định điều gì trong cái thế giới luôn thay đổi nhị nguyên này, điều gì khẳng định là đã sai rồi!
𝟒. Từ bỏ hoặc muốn từ bỏ công việc đang làm:
Bởi đổ vỡ niềm tin, bởi nhận ra sự thật cao hơn và bởi không còn thấy được thu hút ở lợi ích đơn thuần hay đã bước ra khỏi ảo tưởng từ thành công và vật chất, người ta dễ dàng từ bỏ những công việc đang làm, tất nhiên họ sẽ phải đối diện với khó khăn không nhỏ để tìm cho một công việc mới phù hợp và ý nghĩa, công việc đó có thể giúp họ duy trì cuộc sống giản đơn nhưng nó lại thực sự ý nghĩa với họ về trải nghiệm và những gì hơn thế là để sống đúng với mục đích cao nhất của kiếp nhân sinh về lẽ sống
𝟓. Miễn dịch trước các trào lưu:
Mọi người sẽ không nhìn thấy họ dùng bản thân để tái hiện các xu hướng thời trang hiện hành mỗi ngày, họ cũng không cần các phụ kiện, trang sức và vật phẩm để tô vẽ cho mình, họ đặc biệt không quan tâm đến việc theo đuổi, nắm bắt các trào lưu trên không gian mạng cũng như trong đời thực, nếu có tham gia hội nhóm họ chỉ hướng đến sự kết nối và chia sẻ những giá trị tinh thần tích cực mà không phải để khoa trương về bản thân, họ vắng mặt khỏi những event bạn bè, những cuộc săn đón thương hiệu mới, những cuộc ăn nhậu chỉ có mục đích thương mại hay dùng sức khoẻ đánh đổi để lấy mối quan hệ, thương vụ làm ăn..
𝟔. Nhạy cảm với tiếng ồn:
Người ta nuôi dưỡng tâm hồn trong tĩnh lặng để nhìn thấy tâm trí như mặt hồ phẳng lặng cho họ có cơ hội nhìn sâu tận đáy hồ tìm về sự an tĩnh vốn có bên trong, họ đón nhận những thanh âm thuần khiết của tự nhiên, do vậy những tiếng ồn ào lộn xộn, tiếng cãi vã, tiếng khóc cười thái quá chẳng hạn, tiếng karaoke rung chuyển, tiếng điều khiển lôi kéo đám đông của MC sự kiện, tiếng nẹt bô, nhá kèn xe hơi xe gắn máy đối với họ chỉ mang đến những rung đồng của năng lượng nặng nề và đau đầu.
7. Không cảm thấy sự phân tách đối với tất cả mọi thứ:
Khi nhận ra mọi người và vạn vật đều kết nối đồng nhất hóa, người ta không còn thấy tôn sủng thần tượng hóa hay so sánh bản thân với một ai hay bất cứ gì, họ luôn dành sự tôn trọng thích đáng và công bằng cho mọi thứ, họ không cho rằng một con người là quý giá và đáng sống hơn con vật, một vị vua thì tôn quý và đáng sống hơn một thần dân, những giá trị so sánh như thế cho dù đã tồn tại bao lâu cũng chỉ cho con người lạc lối đánh mất chính mình rồi tự đặt ra, tự phân tách tạo ra sự chia cắt.
Tư duy ấy đã diệt chủng nhiều giống loài sinh vật, hút cạn nhiều nguồn tài nguyên và làm mất cân bằng hệ sinh thái mà nơi đó chính con người đang mỗi ngày hít thở, nếu lẽ đời chỉ đúng như những gì con người vẫn tưởng, chúng ta đã không phải sững sờ trước những bài học đến từ thế giới tự nhiên, không thần tượng cũng bởi vì người ta nhận ra được bản chất và sức mạnh thực sự của bản thân mình cho dù họ đang đứng giữa bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, họ nhận thức được rằng mỗi con người mỗi sự vật và hiện tượng đều mang theo ý nghĩa và sứ mệnh của riêng mình cho sự tồn tại của bản thân, trong khi ý nghĩa và sứ mệnh đó cũng được kết nối ảnh hưởng chung lẫn nhau và tất cả đều mang theo trách nhiệm đến với thế giới này, họ hiểu được núi rừng biển trời mọi thứ đều là một với tất cả, bắt đầu sống với ý thức cao hơn
𝟖. Giữ không gian riêng nhưng luôn duy trì kết nối thật tâm:
Thức tỉnh không có nghĩa là đóng chặt mỏi cánh cửa kết nối thân xác lẫn tâm hồn trước toàn thế giới, họ giữ khoảng cách cần thiết để quân bình bản thân trước mọi điều kiện nhưng sự chân tình trong giao thiệp là một trong những giá trị cao nhất, là biểu hiện của nhân đức và yêu thương mà một người thức tỉnh cho đi vô điều kiện. Chỉ đơn giản rằng khi bản thân người ta không muốn nhận lấy những điều dối trá chẳng có lý do gì lại đi dành điều dối trá cho người ngoài. Và chính lúc này họ sống rất thật, thật với bản thân mình và với tất cả mọi người
𝟗. Trở về sông thuận tự nhiên hơn:
Xã hội càng hiện đại, càng tiến lên thứ gọi là văn minh chúng ta càng đi xa khỏi cội nguồn, tách biệt khỏi cái nôi thế giới tự nhiên bên mình, con người bao bọc và cô lập bản thân bởi những khối bêtông, nhốt mình trong phòng ốc, chúng ta lệ thuộc vào công nghệ máy móc vào, các phương tiện tiện nghi vào thuốc tây, các món ăn tinh thần văn hóa và xã hội, nói chung con người càng ngày càng lệ thuộc vào chính những gì mà họ đã tạo ra, lúc quay lại chan hòa với tự nhiên người ta mới có thể nhận ra mình thực sự chẳng cần gì nhân tạo để trở nên hạnh phúc.
𝟏𝟎. Không đồng hoá bản thân với tâm trí, cân bằng cảm xúc nhanh chóng:
Ngay cả khi đối diện với nỗi đau mất mát và cái chết người ta cũng biết nhìn sâu vào ngọn nguồn nhân duyên và hiểu ra cơ sự, do vậy người ta sẽ không vui quá trớn không đau buồn tới mức cực đoan, cảm xúc của họ đã trở nên chân thực từ bên trong, nó không còn bị tâm trí của bản thân tự mình bóp méo hoặc kích động hay dồn nén, họ có thể giải phóng cho bên ngoài nhanh chóng nhẹ nhàng và dứt khoát mà không ám ảnh, cũng không gây ám ảnh cho người khác, đó là vì họ không phải cố công để tìm ra một giải pháp đối phó phù hợp nhất mà cơ chế tự cân bằng trước cảm xúc bất thường đã được tự nhiên kích hoạt ở nội tâm, họ đồng thời cũng hiểu rằng để giữ được tâm thế cân bằng trong tâm trí của mình thì cũng không thể bất chấp việc xả bỏ cơn tức giận để gây ra sóng gió trong lòng người khác, bởi những gì mà chúng ta cho đi là những gì chúng ta sẽ nhận lại. Lúc này họ bắt đầu kiểm soát các cơn giận kiểm soát tâm trí
𝟏𝟏. Sống tối giản và lành mạnh:
Sự phức tạp là nguyên do của hỗn loạn và mất phương hướng, tích trữ nhiều vật chất khiến con người dễ tổn hao sinh lực, chất chứa nhiều suy nghĩ dễ khiến con người suy nhược thần kinh, mọi nỗi sợ và sai lầm trong cuộc sống cũng từ trong mất cân bằng mà nảy sinh, do vậy sự giản đơn quay về thuận tự nhiên mới gần gũi nơi chân phúc an lạc và hạnh phúc, lúc thức tỉnh ra người ta đều trút bỏ mọi thứ từng xây đắp cho mình bằng ảo tưởng, họ không còn dính mắc ngay cả với danh phận của mình cho dù đó từng là chức cao vọng trọng hay một nỗi ám ảnh đáng xấu hổ về quãng đời quá khứ đã từng nếm trải, sự đơn giản hóa nhu cầu tinh thần và vật chất khiến người ta thanh lọc được bản thân trước những gì độc hại và trở nên lành mạnh, họ không có lý do gì để tự hạ độc mình bằng bia rượu, đánh mất mình bằng chất kích thích, hủy hoại mình bằng sự lạm dụng những giải trí tiêu cực.
Họ quay lưng trước Cám Dỗ và kích thích thỏa mãn những ham muốn bản năng, họ không còn tò mò hiếu kỳ trước bí mật hay nỗi đau của người khác, họ không tụ tập để chứng kiến cháy nhà đụng xe hay những lúc người đời hoạn nạn , không hứng thú những đám đông mâu thuẫn giằng co hay đấu tố. Nếu có mặt ở đó họ sẽ chỉ làm cứ việc có ý nghĩa tích cực với mọi người, mà thay vào đó sẽ sống hết lòng phụng sự vô vị lợi...
Còn tiếp.. mởi các bạn đón xem giai đoạn tiếp theo của một người "Thực hành sống tỉnh thức"
Link bài phần 1: TIỀN TỈNH THỨC- CÁC DẤU HIỆU BẠN BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN SỤP ĐỔ
Vashna Thiên Kim
Bình luận: 0