NGUYÊN TẮC CỦA MỘT TU SĨ YOGI
13
05/2023

NGUYÊN TẮC CỦA MỘT TU SĨ YOGI

Hiểu đúng về thực hành “đời sống Yoga” : Yoga là một cuộc sống tự kỷ luật bản thân dựa trên nguyên tắc sống giản dị, nghĩ thanh cao. Theo Yoga cổ đại có mặt hơn 5000 năm trước từ Ấn độ, Swami Vishnu-Devananda đã phối hợp 5 nguyên tắc chính để tạo nên một nguyên tắc toàn diện cho toàn bộ hệ thống trong cơ thể/ tâm trí và linh hồn đạt được trạng thái cân bằng và hợp nhất.

NGUYÊN TẮC CỦA MỘT TU SĨ YOGI

Hiểu đúng về thực hành “đời sống Yoga”: Yoga là một cuộc sống tự kỉ luật bản thân dựa trên nguyên tắc sống giản dị, nghĩ thanh cao. Theo Yoga cổ đại có mặt hơn 5000 năm trước từ Ấn độ, Swami Vishnu-Devananda đã phối hợp 5 nguyên tắc chính để tạo nên một nguyên tắc toàn diện cho toàn bộ hệ thống trong cơ thể/ tâm trí và linh hồn đạt được trạng thái cân bằng và hợp nhất.

Áp dụng được đúng cách 5 điểm của Yoga cổ điển này bạn sẽ có một cuộc sống khoẻ mạnh, trường thọ và hạnh phúc! Một người theo học Yoga Cổ Điển trường phái triết học Vedanta và thực hành lối sống Yoga này được gọi là một “Tu sĩ Yogi”. Tóm lượt 5 nguyên tắc chính cơ bản cần thực hành cả đời của một Yogi:

  • Thực hành luyện tập Yoga 24/7
  • Thực hành tư tưởng theo triết Vedanta
  • Thực hành Sattva: lối sống thanh khiết-nghĩ thanh khiết
  • Ăn Sattva: ăn thanh khiết (ăn Thô/Raw Vegan)
  • Thực hành Samadhi (Thiền Định) Yogi hay Yogini là khái niệm được phát triển từ cùng một ngữ cảnh với từ jungo (kết nối, hợp nhất) trong tiếng La tinh và từ jock (ách trói buộc) trong tiếng Đức.

Không phải ai tập yoga cũng được gọi là một Yogi. Chỉ những người luyện tập bộ môn này nhiều đến mức thuần thục, đồng thời lấy yoga và những triết lý/ giới luật của bộ môn này thành phong cách sống suốt đời của mình mới được coi là một Yogi. Điều này cũng có thể hiểu như người đó đã hợp nhất yoga thành một thể thống nhất với cá tính và cuộc sống của mình nhưng không bao hàm ý nghĩa về ràng buộc tình cảm hay cảm xúc.

Yogi đơn thuần chỉ hướng bản thân theo những triết lý của yoga chứ không bị bắt buộc phải đoạn tuyệt với mọi sự trên đời. Và, một yogi chân chính được xem như là một bậc thầy về yoga với đời sống lành mạnh, đặc biệt là không ngừng rèn luyện tâm tính với chuẩn mực đạo đức cao chứ không cần phải là một bậc thầy tập Yoga giỏi các asana (tư thế).. Là một Yogi chân chính, Vashna Thiên Kim chia sẻ một số thực hành giữ niệm luật của một người Yogi, các bạn sẽ thấy nó cũng tương tự như những giới luật của các pháp môn tu tập khác.

Một người Yogi cần giữ:

  • YAMAS (Những điều không nên làm):
  1. Ahimsa: Không bạo lực, không gây tổn thương cho người khác bằng bất kể hình thức nào (dù là lời nói hay thậm chí là ý nghĩ).
  2. Satya: Không nói dối (phải nói sự thật, thật thà).
  3. Brahmacharya: Tịnh Dục (kiểm soát năng lượng tính dục - không tà dâm- không đam mê sắc dục).
  4. Asteya: Không trộm cắp.
  5. Aparigraha: Không hám lợi (Không tích luỹ dư thừa hay lấy những thứ không thuộc về mình).
  • NIYAMAS: (Những điều nên làm):
  1. Sauca: sự sạch sẽ từ bên trong đến bên ngoài (giữ thanh khiết cả thân lẫn tâm, môi trường sống...).
  2. Santosa: sự hài lòng, biết đủ, thực hành biết ơn và luôn trân trọng những gì mình có, cảm thấy đầy đủ mãn nguyện cho dù đang ở trong bất kì hoàn cảnh nào.
  3. Tapas: nghĩa gốc là thực hành sống khổ hành nhưng ở đây ta có thể hiểu là sống đơn giản, thanh đạm.
  4. Svadhyaya: Học về Chân ngã của mình từ trong kinh sách.
  5. Isvara pranidhana: dâng nộp cái tôi vị kỉ cá nhân để hoàn toàn nhìn thấy bản thân trong tất cả, ở trong kinh sách thì có thể hiểu Đấng toàn năng tạo tác ra tất cả và mọi thứ đều là Đấng toàn năng, như nói Phật ở trong tâm vậy.

Khi nói về Yoga cổ điển là nói về sự bao hàm tất cả, trong Yoga cổ điển sẽ có nhiều con đường, cơ bản là 4 con đường:

  1. Karma Yoga: con đường của sự phục vụ vô vị lợi, hành động không vì bản thân mình, hành động và không gắn kết với kết quả.
  2. Bhakti Yoga: con đường của tình yêu thương thanh khiết, phù hợp với những người giàu cảm xúc.
  3. Raja Yoga: con đường của sự làm chủ tâm trí, là phương pháp khoa học và toàn diện nhất để đạt được sự giác ngộ.
  4. Jnana Yoga: là yoga của sự thông thái, của trí tuệ và sự tự vấn về sự thật, bản chất thật của cuộc sống. Một người Yogi cần phải thông hiểu và thực hành tổng hợp 4 con đường này, kết hợp 5 điểm Yoga (và phải ăn chay - thiền định).

Để có thể trở thành một giáo viên Yoga cần rất nhiều yếu tố không phải chỉ dạy về các tư thế (asana), nếu chỉ dạy về các tư thế có thể gọi là huấn luyện viên Yoga. Trên lớp, người thầy mình có nói: bên ngoài thấy rất nhiều người nói danh xưng là: Master Yoga, ồ không, không thể gọi như thế một cách dễ dàng vì đây là một sự thực hành tu tập bậc cao, một người Master Yoga cần:

  • Thông hiểu kinh sách, học về kinh Veda, Bhagavad Gita, 6 trường phái triết học chính của Ấn Độ, phần chính kinh Upanisad.
  • Đọc hiểu tiếng Phạn để thông hiểu kinh sách cổ.
  • Thực hành tổng hợp các con đường Yoga.
  • Học về Prana.
  • Thực hành Pranayama chuyên sâu ở những phương pháp bí truyền.
  • Học về giải phẫu cơ thể học.
  • Am hiểu về đời sống chế độ dinh dưỡng ăn uống đúng ....

Và sự học sẽ tiếp diễn cả đời ! Một người Yogi có thể thành gia lập thất và sống một cuộc đời không khác gì một người bình thường, chỉ có giữ đúng đời sống thanh khiết với những giới luật như trên và sự học hỏi, truyền thừa tri thức theo dòng truyền thừa chính thống, và đây cũng là thực hành: Sống Tỉnh Thức.

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger