Nghiệp / Karma và Quy chế làm việc của nghiệp (Phần 1)
25
04/2023

Nghiệp / Karma và Quy chế làm việc của nghiệp (Phần 1)

Chắc hẳn mọi người cũng đã nghe rất nhiều về “Nghiệp”và hiểu được phần nào tất cả mọi việc xảy đến với chúng ta trong thực tại là sự vận hành thông minh cân bằng của “Nghiệp”. Nhưng cách nó vận hành như thế nào? Hôm nay Vashna xin chia sẻ thêm góc nhìn về nghiệp quả và cốt lõi sự vận hành năng lượng nghiệp quả này thế nào, để chúng ta có cơ hội đào sâu hơn về cơ chế và cách làm việc của nghiệp nhé.

1. Định nghĩa về Nghiệp

Để nói rõ hơn về vấn đề này, đầu tiên Vashna xin phép được giải thích sơ qua về nghiệp quả và cơ chế hoạt động của nghiệp.

Nghiệp là một cơ chế vận hành cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể bạn, cũng là một loại năng lượng dựa trên các cơ chế tác động như bao loại năng lượng vật lý khác ví dụ như cộng hưởng cùng tần sóng.

Nghiệp là gì?

Ở bên trong bạn thì: nghiệp được định nghĩa là những thói quen hay còn gọi là lối mòn tiềm thức đã hình thành từ thời thơ ấu và vô lượng các kiếp sống mà bạn đã trải qua. Những thói quen tiêu cực trong tiềm thức ấy đã vô tình định hình nên con người bạn, những cái "tôi"- cái "bản ngã", gây ra những cảm xúc như tức giận, khó chịu, hoặc đau khổ trước những vấn đề, tác động từ cuộc sống. Dưới góc độ năng lượng, nghiệp này hình thành lên những lớp vỏ bọc năng lượng bạn mang theo khi tái sinh xuống Trái Đất tiếp tục các bài học linh hồn, những cảm xúc tiêu cực từ năng lượng nghiệp vận hành sẽ gây tắc nghẽn bên trong bạn, trên trường hào quang của bạn.

Với thế giới bên ngoài thì Nghiệp là những phản lực, những câu trả lời mà vũ trụ gửi ngược về cho bạn. Hình dung đơn giản thế này, nếu bạn dùng một lực đánh vào bức tường, bạn sẽ bị đau tay. Vì sao lại như vậy? Vì bức tường đã trả lại cho bạn một phản lực tương ứng, bạn đánh vào tường càng mạnh, phản lực trả về cho bạn càng cao, và tay bạn càng đau. Lực bạn đánh ra và phản lực bức tường trả lại cho bạn cân bằng nên không có hiện tượng gì khác thường xảy ra, bức tường vẫn đứng vững mà chỉ có bạn bị đau tay. Vũ trụ cũng vận hành cân bằng theo cách này, khi bạn làm một hành động nào đó với một người, một sự việc, bạn và họ đã gửi đi những nguồn năng lượng của nghiệp và vũ trụ có nhiệm vụ trả về tương tự theo đúng trật tự năng lượng của nó. Vì thế mà các tôn giáo cũng tin rằng nếu bạn gây ra hậu quả ở tiền kiếp thì bạn sẽ chịu điều tương tự trong kiếp này. Nghiệp xuất phát từ cơ chế cân bằng nên sẽ có cả thiện nghiệp và ác nghiệp, trong đạo Phật đó là “Luật Nhân Quả”

Khi năng lượng nghiệp từ bên ngoài được vũ trụ trả về và hình thành nên những tình huống không may mắn xung quanh cuộc sống của bạn, nếu như bạn đã cởi bỏ phần năng lượng nghiệp này bên trong, thay đổi những thói quen, cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ không còn năng lượng để cộng hưởng với nghiệp quả từ bên ngoài, nghiệp quả sẽ đơn giản lướt qua bạn.

Có thể hình dung mỗi chúng ta như một cỗ máy phát ra các tần sóng. Với những lối mòn tiềm thức còn mắc kẹt khác nhau ở bên trong, ta đang phát ra những tần sóng khác nhau và thu về những tần sóng tương ứng (luật hấp dẫn) và khi tần sóng bên trong ta cộng hưởng với tần sóng từ nghiệp được vũ trụ gửi đến, các tình huống “nghiệp” sẽ biểu hiện lên dữ dội. Khi đó cộng hưởng năng lượng có nghĩa là một hiện tượng xảy ra khi tần sóng của năng lượng trong ta được kích thích bởi một ngoại lực tuần hoàn có cùng tần số với dao động của nó làm cho những dao động này tăng một cách đột ngột, đưa nghiệp biểu hiện lên đến cực điểm và ta bị xoay vòng trong những cảm xúc rối loạn, suy tư điên cuồn, có khi là những nỗi đau và những thách thức hoặc phải đưa ra lựa chọn.

Vì vậy, thường rất nhiều các nhà tu hành nhận ra một nguyên lý rằng chỉ cần học được một bài học, thay đổi tâm thức và tư duy thì sẽ gỡ được một nghiệp nào đó.

Nói tóm lại, nghiệp là một hành động (karma).

2. Tính chất của Nghiệp và dòng năng lượng của Nghiệp

Trong số nhiều người mà tôi đã gặp, tôi nhận thấy có rất nhiều người lầm lẫn về tính chất của “Nghiệp”, cứ nhắc đến “Nghiệp” thì nhiều người nghĩ đến “Nghiệp” là: 

  • Một sự trừng phạt
  • Một sự chịu đựng
  • Một điều gì đó tồi tệ

Nếu thế thì tôi e rằng từ trước đến nay hầu hết chúng ta đều hiểu sai về nghiệp. Như tôi đã đề cập ở phần trước, nghiệp là hành động, bao gồm: suy nghĩ, nói và làm.

Suy nghĩ sản sinh ra một dòng năng lượng. Khi chúng ta nghĩ xấu về ai đó, sẽ có một liên kết năng lượng được tạo ra giữa chúng ta và người đó. Dòng liên kết năng lượng này sẽ gửi đến họ, tạo ra sự trao đổi thông tin và năng lượng, và tín hiệu đó sẽ quay ngược trở lại bạn (phản lực)

Giống như việc bạn lấy nắm đấm của mình đấm vào bức tường, tại sao tay bạn lại thấy đau? Vì lực mà bạn sử dụng để đấm vào bức tường sẽ dội lại (đây là phản lực), lực tác động ngược trở lại này chính bằng với lực bạn tác động ban đầu vào bức tường, truyền vào nắm tay của bạn tạo thành cơn đau vật lý mà bạn cảm nhận.

Đây cũng tương tự như dòng năng lượng của nghiệp. Từ hành động (nghiệp) mà chúng ta sản sinh ra bên ngoài, thì lực nghiệp này từ bên ngoài cũng sẽ quay trở về tác động lên bạn, từ đó mới phân biệt ra Nghiệp xấu và Nghiệp tốt (thực ra nghiệp nào cũng tốt, cơ bản là nghiệp nào xảy đến thuận ý với chúng ta thì gọi là nghiệp tốt).

Dựa trên cơ chế vận hành của nghiệp thì bạn không nên giữ năng lượng tiêu cực bên trong và để nó tác động ra ngoài, như thế nó sẽ tiếp tục cộng hưởng nghiệp.

Nghiệp là một loại lực nên nó cũng sẽ có nhiều định luật khác nhau về loại lực này, mà chúng ta sẽ dần tìm hiểu sâu hơn ở những bài sau. Nhưng một trong những định luật cơ bản nhất chính là luật nhân quả như đã nói ở trên. Vì thế, cần hạn chế gieo các hạt mầm tiêu cực và để hạn chế những quả xấu.

3. Quy chế làm việc của "Nghiệp"

Điều gì khiến bạn dẫn đến một hành động (nghiệp)?  

Đầu tiên, điều gì khiến bạn dẫn đến một hành động (nghiệp)? Nó phụ thuộc vào Vasanas (là bản chất còn lưu lại của 1 người, bao gồm: xu hướng, tính cách, năng khiếu hay sự thôi thúc còn sót lại qua các kiếp sống)

Ví dụ:

  • Tiền kiếp, bạn làm vua. Trong kiếp sống này, bạn chọn sinh ra trong 1 gia đình thường dân, nhưng bạn vẫn giữ 1 số thái độ, hành vi của 1 vị vua.
  • Ở kiếp sống trước, bạn sinh ra trong 1 gia đình khó khăn, bạn phải vật lộn để kiếm sống. Lần sống này, bạn sinh ra trong 1 gia đình giàu có, bạn vẫn hành động bủn xỉn, tủn mủn như là mình nghèo khó. 

Đây là minh hoạ tác động về lượng nghiệp bạn mang theo như một hành trang ( một nguồn năng lượng theo bạn trên kết cấu năng lượng của bạn) khi đầu thai ở mỗi kiếp sống, linh hồn cũng sẽ được chọn lựa những nghiệp phù hợp với bài học của linh hồn đó trong kiếp sống mới để học tập, cân bằng nghiệp quả và giúp cho sự tiến hoá của linh hồn. 

Trình tự để tạo ra một hành động (nghiệp):

- Vasanas sản sinh 1 suy nghĩ =>Suy nghĩ tạo ra mong cầu=>Mong cầu dẫn đến hành động (nghiệp)

Thứ hai, nghiệp là một hoặc những vòng lặp. Với những bài học hoặc nghiệp quả chưa được hóa giải, chúng sẽ không ngừng lặp lại thành cách bài học trong cùng một kiếp sống hoặc có thể là nhiều kiếp sống. 

Vậy “Nghiệp” là sự phát triển cần thiết của linh hồn!

Nghiệp lực là một trong những cơ chế của vũ trụ giúp tạo điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển tâm thức của một linh hồn, rằng là mọi suy nghĩ và động thái của ta đều có chắc chắn tạo ra phản ứng tương ứng. Nghiệp được tạo ra thì sẽ có trả, mà thông qua cả thiện nghiệp và ác nghiệp ta sẽ dần học được những bài học tương ứng và tạo ra một bước nhảy lượng tử trong tâm thức, cũng đồng thời đào thải những gì không cần thiết.

Vì thế, đây là một người thầy tối thượng của linh hồn. Nếu chúng ta mãi chọn thực hiện từ hành động ích kỷ này đến hành động đến từ bản ngã khác, thì ta sẽ tự trói mình trong một vòng lặp, nơi mà sự tiến bộ thiêng liêng của linh hồn sẽ bị tạm dừng cho đến khi chúng ta sẵn sàng đối mặt với bài học của mình, bóc tách các vết thương và thay đổi tâm thức của mình!

Ngược lại, nếu bên trong bạn vẫn còn những tắc nghẽn, những thói quen, cảm xúc tiêu cực, những nỗi sợ, bạn sẽ lại tiếp tục đáp trả lại vũ trụ những năng lượng mà bạn không mong muốn, cứ thế nghiệp cứ diễn ra diễn ra lại thành một vòng lặp cho đến khi bạn thật sự thay đổi tâm thức, thấy rõ và dọn dẹp tiềm thức của mình, học được bài học của nghiệp đó và không còn nghiệp bên trong. Đó là lý do vì sao khi đã học được bài học, nghiệp sẽ không còn tác động đến bạn nữa.

Phần sau Vashna sẽ chia sẻ thêm một số phương pháp để có thể phá vỡ vòng lặp về các bài học Nghiệp Quả! 

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger