Sống Tỉnh Thức
LÀM SAO ĐỂ BUÔNG GÁNH NẶNG TRÊN VAI?
Khi lắng nghe những câu chuyện mọi mệt của người khác, chúng ta hay bất giác đưa ra lời khuyên: “Thôi, buông bỏ đi cho nhẹ! Ráng lên chút coi! Chuyện nhỏ ấy mà” nhưng có thực sự dễ dàng khi buông bỏ được những thứ làm mình trĩu nặng trên vai hay không? Thực sự là nhiều khi lý thuyết ta rất rành, nhưng bước vào trong cuộc sẽ thấy có 1001 lý do để ta cảm thấy “muốn buông mà không buông được”.
Gánh nặng vô hình
Thiên Kim có một chủ thể, mà nếu nói về hành trình của chị, Kim sẽ nhớ hành trình trổ hoa của cây Thiết Mộc Lan – loài cây mang lại sinh khí, may mắn, là biểu tượng của sự vẹn đầy, thuần khiết với biểu trưng cao quý. Dù Thiết Mộc Lan là loài cây mang nhiều ý nghĩa tốt lành, dễ sống, dễ trồng nhưng không dễ gì ra hoa, dẫu vậy, khi hoa nở thường báo hiệu chuyện tốt lành. Chùm hoa li ti nở rộ mang hương thơm nồng đượm ra không gian. Chủ thể lần này của Kim cũng như vậy, chị là một cô gái có vẻ ngoài tràn đầy sức sống, thuần khiết với làn da nâu duyên dáng. Chị không ở Việt Nam, học tập và làm việc rồi lập gia đình tại Đức. Chị làm hướng dẫn viên và các công việc ở nhà hàng, môi trường có thể nói là năng động. Nhưng chị vẫn thường xuyên có những tâm sự không thể nói ra cùng với ai. Đằng sau một vẻ ngoài sức sống là một nội tâm rụt rè, co cụm.
Chị tìm đến với Thiên Kim sau một quãng dài trị liệu các đợt stress, Covid, khóa học tâm lý….nhưng chị vẫn liên tục bị sống trong ảo ảnh thôi thúc, nhìn thấy những dấu hiệu hiện diện của người khác bên cạnh mình, dù quanh em không có ai. Và đặc biệt, đôi vai chị trĩu nặng, tê cứng và mỏi mệt vô cùng. Thỉnh thoảng, chị có cảm giác nghe thấy tiếng máy đo nhịp tim của ai vang lên bên tai mình. Đi bệnh viện khám cũng không ra bệnh. Chị đành tìm kiếm các khóa học, và tình cờ đăng ký trị liệu cùng Thiên Kim.
Dấu ấn xao lãng từ tuổi thơ và vui buồn quá khứ
Tuổi thơ của chị không gặp cảnh thiếu thốn vật chất, nhưng thứ thiếu nhất là khoảng thời gian chất lượng thường xuyên bên bố mẹ. Vì ngay từ khi 1 tháng tuổi, chị đã được gửi cho ông bà ngoại để bố mẹ yên tâm đi làm xây dựng kinh tế. Tối ba mẹ về chỉ đem về sự mệt mỏi, căng thẳng, nên chị cảm thấy sợ hãi và thiếu thốn tình yêu thương, không được quan tâm. Không có ai lắng nghe chị tới lớn. Khoảng 16 tuổi, 1 lần chị lấy hết can đảm nói ra hết với mẹ, chị khóc rất nhiều nhưng mẹ vẫn không quan tâm, không lắng nghe. Mẹ nói là mẹ cực khổ lắm, mẹ kiếm tiền chăm lo cho gia đình, không để chị phải thiếu thốn tiền bạc vật chất. Nhưng thứ chị cần là sự quan tâm, yêu thương, lắng nghe, thấu hiểu thì mẹ lại không thể cho. Bởi vậy, chị hay mâu thuẫn với mẹ, hay kiếm chuyện để giải tỏa nỗi bức bối trong lòng.
Ba chị thì hay lo lắng bảo bọc con gái bằng cách cấm đoán khi thấy các xu hướng bên ngoài. Trong đại gia đình với ông bà ngoại, cậu và các anh chị em họ, chị cũng hay chọn cách làm thinh, im lặng “sao cũng được” vì sâu thẳm bên trong, chị không thấy được lắng nghe và yêu thương vô điều kiện.
Điều này trở thành một dấu ấn mạnh mẽ cho tới khi lớn lên, ảnh hưởng lên các quyết định, cách hành xử của chị trong mối quan hệ, và cả trong tình yêu hôn nhân: Chị rất dễ “nhường” người mình yêu cho người khác; Không hạnh phúc, chọn cưới người thờ ơ, không quan tâm mình nhất, không biết lo, sống trong cảnh nghèo khó nhưng được ba mẹ bao bọc như công tử, không có chí cầu tiến, sống an phận qua ngày, không có mục đích sống. Trước có người thương yêu mình, lo lắng, quan tâm, chiều chuộng, không tính toán, giàu có, chịu khó học làm, cầu tiến thì không chọn, còn chửi bới, coi thường người ta, nên giờ có cảm giác hối hận.
Trong phiên trị liệu, chị mong muốn tháo gỡ cảm giác trĩu nặng trên vai, những ám ảnh mơ hồ và nhìn nhận lại xem vì đâu mình có cách hành xử như vậy với mọi người.
Nhớ về những khoảnh khắc hạnh phúc nhất, chị cho biết đó là lần được đi chơi cùng người thương, những chuyến đi ra giữa thiên nhiên, chân trần trên cỏ, cắm trại ngoài trời và tắm hồ. Nhưng trải nghiệm buồn nhất là việc bố bệnh mất năm 2020 mà chị không kịp về gặp lại.
Thôi miên tiềm thức giãi mã vấn đề
Xác định gánh nặng gần nhất của chị đến từ nỗi đau và tổn thương chưa buông bỏ, Thiên Kim đã tiến hành thôi miên trị liệu đưa chị vào trạng thái tiềm thức để đối diện với tình huống đem lại nỗi đau mà chị chưa buông bỏ. Thì ra nút thắt lớn nhất trong lòng em là sự day dứt về những điều chưa thể hoàn thành. Chủ thể được giải tỏa những đè nén trong lòng, bây giờ chị đã được gặp lại bố mình. Chủ thể khóc rất nhiều. Khóc ra hết để giải tỏa. Chị cảm thấy tình yêu thương vô điều kiện, ấm áp từ bố mình, mãi mãi bao bọc chị, mãi mãi ở đó, chúng ta sẽ không bao giờ mất đi. Bố chị nói đừng khóc nữa, con gái.
Chị thấy bố chị đau đớn, nằm trên giường, nhìn chị đau lòng. Đôi khi có những sự ra đi là giải phóng, không phải chịu những đau đớn về mặt thể xác, không cần ở nơi bệnh viện đó nữa. Bây giờ bố chị đang ở đây nhẹ nhàng, nói với chị rằng không sao. Chủ thể đang nhìn thấy những cảnh bố chị trải qua trước lúc rời đi và khóc rất nhiều. Bố chị đang nhìn chị với ánh mắt ấm áp, dỗ dành chị, nói với chị hãy đến đây đi con gái, bố chỉ muốn con hiểu được bố đang rất nhẹ nhàng, điều bố chị muốn bây giờ đó là chị là 1 cô gái vui vẻ, hạnh phúc, không còn những buồn đau trong lòng, hãy bỏ cục đá trong lòng ra. Bất cứ khi nào nghĩ đến bố, chúng ta đều có sự kết nối tâm thức với nhau, chúng ta không bao giờ mất đi nhau mà chỉ là kết thúc hành trình này để bắt đầu một hành trình khác, gặp lại nhau trong những vai trò mới.
Khai vấn tâm lý
Để chủ thể bình tĩnh và lặng tâm, Thiên Kim cùng sử dụng khai vấn tâm lý làm sáng tỏ thêm cho chị một số vấn đề:
- Cảm giác yêu thương thực sự. Chị không có được nó từ thuở ấu thơ, không phải vì mọi người không yêu thương chị, mà vì họ đã yêu thương chị theo cách mà họ nghĩ là tốt. Còn chị, vì không có những mối liên hệ gần gũi bền chặt về yêu thương và an toàn nên chị cũng không có thói quen yêu thương bản thân thực sự mà thường hành xử theo hướng khép kín: sao cũng được, thờ ơ bên ngoài. Khi gặp được người yêu thương mình thực lòng, đối xử tốt, chị phải mất một thời gian dài thử thách người ta, đến khi chị mở lòng thì tình cảm ấy không còn ở đó nữa, điều này đẩy chị vào cảm giác bị bỏ rơi, gợi lại nỗi đau thuở ấu thơ. Việc kết nối trở lại với bố chị, được hiểu và tin về tình yêu thương vô điều kiện mãi bao bọc chị, không bao giờ mất đi, chị thấy bình an và dịu nhẹ trong lòng. Khi đã an tâm, chị thấy cơ thể mình dịu lại, cơn đau mỏi vai đã tan ra…
- Những ám ảnh để có thể buông bỏ sẽ cần thật nhiều thấu hiểu và yêu thương. Buông bỏ thực sự không phải là mình bỏ đi hẳn, phủ nhận hay lảng tránh vấn đề. Mà buông bỏ ở đây là thôi không đau đáu về nó nữa, tập trung vào chính mình. Thấu hiểu cho những nỗi khổ của người khác. Yêu thương khi còn có thể. Và khi đã chứng kiến lằn ranh sống chết của người thân, thì ta sẽ hiểu việc tập trung vào nỗi đau sẽ không giúp cho ta và cả mọi người xung quanh ta được hạnh phúc. Đi qua vấn đề với tâm thế rộng mở, nghĩ và thương cho người cũng là cách làm nhẹ tâm chính mình, vì mình sẽ không hờn trách họ nữa.
Kết quả
Chủ thể đã hết cảm giác đau ở vai trái hoàn toàn, vai phải còn cảm giác hơi đau ở một điểm. Nhưng quan trọng hơn cả là năng lượng và tâm trí của chị được thông suốt, gánh nặng trên vai đã bỏ lại phía sau. Giờ đây, bước về phía trước là những ngày nhẹ nhàng với sự thấu suốt về tình yêu thương thực sự để trải nghiệm hạnh phúc trong từng ngày. Những vấn đề còn lại trong mối quan hệ và cuộc sống, không thể một chốc mà thông suốt hay mất đi ngay, nhưng chủ thể không còn thấy vấn đề nặng nề nữa. Chị đã biết cách đặt gánh nặng xuống, điềm tĩnh bước đi và an nhiên làm những việc cần phải làm. Ngoài kia, là những ngày nắng sáng!
Vashna Thiên Kim