Khoảng cách giữa sức khỏe và bệnh tật - Vai trò của hơi thở và dưỡng chất
08
04/2023

Khoảng cách giữa sức khỏe và bệnh tật - Vai trò của hơi thở và dưỡng chất

“Thực phẩm và thuốc vốn có cùng nguồn gốc” - đều sinh ra với nhu cầu cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể ổn định mọi hoạt động, đều được đưa vào cơ thể bằng những con đường cơ bản như ăn, uống…nhưng do đâu mà có sự khác biệt giữa Khoa học Dinh Dưỡng và Khoa học Y tế? Đó là bởi Khoa học Dinh Dưỡng chú ý vào mục tiêu sức khỏe đại trà cho mọi người, còn Khoa học Y tế lại tập trung vào việc điều trị bệnh tật trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu với các thành tựu khoa học kĩ thuật. Nhưng đây vẫn là 2 lĩnh vực liên quan chặt chẽ và bổ trợ sâu sắc cho nhau, nó làm ta nghĩ tới Khoảng cách giữa sức khỏe và bệnh tật.

1. Khoảng cách giữa sức khỏe và bệnh tật - những lầm tưởng cơ bản của con người

Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ nghe những câu chuyện hay đọc những mẩu tin trên báo kiểu: thanh niên X, 35 tuổi, đột ngột mất vì đột quỵ…., anh Y đang khỏe mạnh, tự nhiên phát hiện ung thư giai đoạn cuối… Cũng có những ngày, ta “tự nhiên thấy bản thân mỏi mệt, rệu rã, đau đớn ở một vùng nào đó”, đi bệnh viện kiểm tra thì ta mới biết bản thân ta không khỏe như ta tưởng. Vậy rõ ràng, khoảng cách giữa sức khỏe và bệnh tật là vô cùng mong manh. Hay nói khác đi thì chúng ta vẫn thường chủ quan và chưa chắc đã nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe thực chất của chính mình nên thường xuyên “nghĩ là mình khỏe mạnh”. Lầm tưởng đầu tiên của chúng ta là lầm tưởng về trạng thái sức khỏe của chính mình.

Thực tế là bệnh tật không đến một cách “tự nhiên”, mà nó luôn có thời gian ủ bệnh từ những nguyên nhân tổn thương mà ta không để ý trong một thời gian dài - những thói quen hàng ngày từ ăn uống tới hoạt động. Đến khi nó thể hiện ra ngoài bằng các trạng thái khó chịu rõ rệt của cơ thể, ta mới nghĩ là ta bị bệnh.

Y học hiện đại vẫn nhìn nhận bệnh tật ở những nguyên nhân cơ bản bao gồm:

  1. Vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác: Các loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng có thể gây ra nhiều bệnh tật, từ cảm lạnh và viêm phổi đến bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, HIV/AIDS và Ebola.
  2. Các yếu tố di truyền: Một số bệnh tật được truyền từ cha mẹ sang con cái thông qua di truyền gen. Ví dụ như bệnh Down, bệnh ung thư gia đình, bệnh di truyền thận và bệnh Tay-Sachs.
  3. Các yếu tố môi trường: Môi trường có thể góp phần gây ra các bệnh tật. Ví dụ như ô nhiễm không khí, nước và đất, tiếp xúc với các chất độc hại, ảnh hưởng của khí hậu và thay đổi môi trường sống.
  4. Lối sống không lành mạnh: Các yếu tố lối sống như ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu hoạt động thể chất, uống rượu và hút thuốc có thể gây ra nhiều bệnh tật, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
  5. Sự suy giảm miễn dịch: Sự suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến nhiều bệnh tật, bao gồm bệnh nhiễm trùng và ung thư.
  6. Các yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố khác gây ra bệnh tật, bao gồm tuổi tác, stress, chấn thương và bệnh tật khác.

Nhưng thực tế thì mầm mống của bệnh tật hoặc những tác động trực tiếp của bệnh tật đến cơ thể bắt nguồn đầu tiên nhất là từ những thứ ta “nạp” vào cơ thể mình hàng ngày - dinh dưỡng/ năng lượng. Tuy vậy, nhắc đến bệnh tật, ta vẫn chỉ nghĩ đến “thuốc trị bệnh” đầu tiên, trông chờ tuyệt đối vào tác dụng của thuốc mà quên đi vai trò của dinh dưỡng/ việc ăn uống đối với cơ thể - đó là lầm tưởng phổ biến thứ hai trong cách ta nghĩ về cơ thể của mình. 

Thuốc là các chất hoặc hỗn hợp các chất được sử dụng để điều trị, phòng ngừa hoặc chẩn đoán các bệnh tật. Các loại thuốc có thể được sản xuất từ các thành phần tự nhiên hoặc được tổng hợp hóa học. Còn chất dinh dưỡng là các chất hóa học có trong thực phẩm và cần thiết cho cơ thể để duy trì sức khỏe và sự phát triển. Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường chức năng của các tế bào, cơ quan và hệ thống trong cơ thể..

Như vậy, thứ “thuốc” đầu tiên của cơ thể chính là dinh dưỡng, hay nói khác đi thì dinh dưỡng và thuốc hầu như không tách rời. Chúng ta vẫn nói đến việc cơ thể “đáp ứng thuốc hoặc không đáp ứng thuốc” nhưng không ai nói cơ thể cần hay không cần chất dinh dưỡng hoặc năng lượng. Điều này đưa chúng ta đến với một sự thật: Dinh dưỡng và thói quen/lối sống mới là cái gốc rễ quyết định trạng thái của cơ thể hơn cả thuốc. Đó cũng là lý do chúng ta thấy có những người “cả đời không biết đến viên thuốc nào” nhưng cũng có người “uống thuốc thay cơm”.

2. Vậy để duy trì sức khỏe, tránh xa bệnh tật, ta nên bắt đầu từ đâu?

Nếu sự sống là một món quà thì sức khỏe là công dụng tuyệt vời của món quà ấy. Thường thì người ta nhận quà, nhưng ít người tận dụng được hết công dụng của món quà ấy vì những ưu tiên không đúng trong cuộc sống của mình: coi trọng tiền bạc, mối quan hệ, vật chất hơn sức khỏe… hay dùng sức khỏe đánh đổi tất cả những thứ khác…

Để phát huy công dụng của món quà thì trước hết, ta phải hiểu về bản chất của món quà ấy.

Điều gì ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống? Điều gì giúp duy trì sự sống ở trạng thái tốt, tích cực?

Câu trả lời dễ thấy bắt nguồn từ những việc cung cấp những điều kiện tiên quyết cho sự sống con người: việc hít thở và chế độ ăn uống. Chúng ta không thể ngừng ăn uống, hít thở mà vẫn sống, vì đó là con đường cung cấp dinh dưỡng/ năng lượng trực tiếp cho cơ thể.

Đến đây thì các bạn đã hiểu là ta nên bắt đầu từ đâu rồi chứ?

Chúng ta bắt nguồn từ việc hít thở một cách đúng đắn, chất lượng. Vì lượng oxy cung cấp trong hơi thở sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa các dưỡng chất, năng lượng cho hoạt động của cơ quan và tế bào.

 

 

Hít thở đúng đắn không phải là hơi thở nông vội vã, không phải việc thở dài sườn sượt, càng không phải nhịp thở dồn dập, gấp gáp….- những trạng thái ta vẫn rơi vào trong vô thức khi để cảm xúc và những yếu tố ngoài cơ thể chi phối.

Vậy hãy có ý thức với việc hít thở - dành ra khoảng thời gian cho những hơi thở chất lượng, rèn những thói quen bình ổn nhịp thở, giữ bình tĩnh. Thiền định chính là chìa khóa cho việc hít thở đúng cách và rèn luyện hơi thở.

Kế đó, ta để ý đến việc ăn uống hàng ngày sao cho cơ thể nhận được tối đa lợi ích và dưỡng chất từ việc đó. Chưa kể đến chất lượng của món ăn, đồ uống thì cách ta ăn, uống cũng mang lại những tác động khác nhau lên cơ thể.

Cơ thể ta cần thời gian vừa đủ để hấp thu các chất dinh dưỡng: đủ lâu để việc hấp thu nước đảm bảo cân bằng giữa việc cung cấp và đào thải; đủ lâu để enzim trong nước bọt và dạ dày chuyển hóa hiệu quả dưỡng chất trong thức ăn…Rút ngắn khoảng thời gian này bằng cách vừa ăn vừa tranh thủ, hay ăn uống vội vã, chộp giật là ta đang hạn chế lại lượng dưỡng chất mà cơ thể có thể hấp thu trong lượng thức ăn. Để cơ thể nhận được tối đa lợi ích thì trước hết ta nên ăn một cách tập trung và có ý thức - ăn uống chậm rãi, chừng mực và chú tâm vào trạng thái cơ thể khi ăn.

Trong phần 1 chuỗi bài viết về các THÓI QUEN SỐNG TỈNH THỨC, Thiên Kim muốn nhắn gửi đến các bạn về tầm quan trọng của việc chú tâm vào hơi thở và vào việc ăn uống - những việc rất đơn giản, nhỏ bé, không tốn phí, dễ áp dụng mà đem lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. Mong là những kiến thức nhỏ bé này sẽ giúp bạn kéo dài khoảng cách giữa sức khỏe và bệnh tật để mỗi ngày trôi qua đều an ổn, dễ chịu, tràn đầy năng lượng!

Mời các bạn đón xem các chủ đề kế tiếp về THÓI QUEN SỐNG TỈNH THỨC giúp mình làm chủ thân - tâm - trí để hạnh phúc trong từng ngày!

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0
0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger