KHIẾM KHUYẾT LÀ SỰ HOÀN HẢO CỦA TẠO HOÁ
13
02/2024

KHIẾM KHUYẾT LÀ SỰ HOÀN HẢO CỦA TẠO HOÁ

Trong một thế giới thường coi trọng sự hoàn hảo và vẻ bề ngoài, điều cần thiết là phải nhận ra rằng sự không hoàn hảo là một phần cố hữu của con người. Mỗi người trong chúng ta đều mang những khuyết điểm riêng, định hình cá tính của chúng ta và làm phong phú thêm hành trình của chúng ta trong cuộc sống. Nắm lấy những điểm không hoàn hảo này không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là sự thể hiện sức mạnh và sự tự nhận thức

Để mình kể cho các bạn nghe một câu chuyện truyền cảm hứng có thật, Nick Vujicic (sinh ngày 1.12.1982) là người truyền giáo Australia gốc Serbia. Không may mắn, cậu bé Nick mắc hội chứng Tetra-amelia bẩm sinh, một rối loạn gene hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt chân tay. Khi thấy con trai mình sinh ra mất hết tứ chi, chỉ có một mỏm cụt mọc ra từ hông trái, cha mẹ anh chết lặng, nỗi đau không thể thốt lên lời và cũng không còn nước mắt để khóc. Không có một sự chuẩn bị nào, không có lời giải thích y khoa nào, có lẽ Chúa đã ngủ quên khi tạo nên hình hài của sinh linh bé nhỏ này.
 
Tuổi thơ của Nick trôi qua trong ngôi trường của những đứa trẻ bình thường. Quyết định của cha mẹ anh khiến nhiều người thắc mắc. Nuốt đau đớn, cha mẹ anh bảo, sở dĩ họ lựa chọn như vậy là để anh phải tự đấu tranh với cuộc sống từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Chấp nhận một môi trường nuôi dưỡng đầy gian khổ, thử thách, những năm tháng tới trường của Nick cực kỳ khó khăn.
 
Lúc đầu, luật của bang Victoria không cho phép Nick học trường bình thường vì cơ thể khuyết tật của anh. Nhiều ngày đấu tranh phản đối, gia đình anh khiến những nhà làm luật phải có động thái thay đổi. Sau đó, anh trở thành một trong những sinh viên khuyết tật đầu tiên được học ở trường dành cho học sinh bình thường, từ khi luật trên thay đổi.
 
Nhưng với cơ thể thiếu chân tay của Nick, anh có cầm được bút để viết, hay di chuyển để làm những việc cá nhân…? Thời gian nghỉ giữa các tiết học, anh luôn trở thành chủ đề trêu ghẹo của bạn bè, khiến anh rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Nhiều khi anh tự giam mình vào một góc căn phòng, buồn rầu nhìn qua khung cửa những đứa trẻ khác nô đùa. Đôi khi bọn trẻ cầm đồ chơi trên tay giơ trước mặt anh với vẻ khiêu khích và thích thú. Dường như mọi việc đang chống lại Nick, anh bị cô lập giữa những đứa trẻ khác, ngày tháng trôi qua đẩy Nick mắc thêm bệnh trầm cảm, trong khi bản thân vốn đã mang bệnh lạ.
 
Nick cảm thấy cô đơn và chỉ muốn tan biến khỏi cõi đời thật sớm, để thoát khỏi đau khổ, tủi nhục. Cũng chính vì thế mà năm lên 8 tuổi, Nick từng muốn tự tử và từng tự dìm mình vào bồn tắm khi lên 10. “Hơn ai hết, tôi cũng đã từng rất tuyệt vọng, đã từng muốn tự tử, trốn chạy khỏi cuộc đời và rất nhiều lần định bỏ cuộc, buông xuôi, nhưng cuối cùng tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng nghìn lần ngã…” - khi nhận thức được sự thật cay đắng, Nick đã thốt lên.
 
Xót xa trước nỗi đau cậu con trai mang trong mình, cha mẹ Nick thay phiên chăm sóc cậu, động viên, vỗ về. Đôi khi là những câu chuyện về tình yêu con người với thiên nhiên, hay những người khốn khổ vươn lên giữa dòng mưu sinh mà mẹ anh kể khi đêm về. Bằng tình yêu người mẹ, những câu chuyện nhiều lên mỗi ngày dần xua tan đi tủi hổ bản thân, Nick chăm chú lắng nghe để rồi chìm vào giấc ngủ êm đềm. Khi thảnh thơi, cha Nick thường dẫn anh ra biển nghe sóng vỗ, hay gió rì rào hàng cây trên con đường dài bờ sông. Ngoài ra, cha anh còn dành nhiều thời gian để làm ra những đồ chơi như cánh diều, chiếc xe kéo... cho anh.
 
“Những nỗ lực phi thường”
Một ngày ở tuổi 15, sau khi đọc phúc âm Thánh Gioan đoạn 9, Đức Giêsu nói lý do người đàn ông sinh ra bị mù từ lúc lọt lòng mẹ “là để vinh quang của Chúa được thể hiện qua ông ấy”, Nick trăn trở câu nói ấy nhiều ngày, trong mơ anh cũng nghe thấy. Sau này có lần anh thốt lên rằng: “Tôi thật sự tin là Chúa chữa lành cho tôi để tôi có thể trở thành một nhân chứng sống cho quyền năng tuyệt diệu của Chúa”.
 
Ý chí sống bắt đầu nhen nhóm trong muôn vàn khổ đau - đó là thời điểm mẹ Nick đưa cho anh đọc bài báo viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống anh đã vượt khó vươn lên như thế nào. Rồi anh nhận ra không ai có thể giúp được bản thân, trừ chính mình.
 
Hằng ngày, Nick vật lộn với công việc tập luyện để tự phục vụ bản thân mình. Thấy anh cố gắng lết đi, cha mẹ anh đau như cắt từng khúc ruột, nước mắt chực trào tuôn rơi. Nick luôn gắng tập luyện, anh còn tỏ ra vui vẻ, che giấu sự đau đớn thể xác đang rỉ máu, trầy xước.
 
Rồi Nick quyết tâm học viết, học đánh máy tính. Cây bút rơi, chữ gõ sai, rơi nhiều sai nhiều, nhưng không làm nản lòng anh. Không ai có thể tưởng tượng bằng cách nào anh có thể cầm được bút viết khi không có tay, có thể đi lại được khi không có chân. Nhưng khi tận mắt chứng kiến, mọi người đều cảm phục trước khả năng của anh. Với nghị lực phi thường của mình, Nick đã xua tan đi ranh giới giữa anh và những người bình thường khác, điều kỳ diệu là “một người bình thường” đã hiện diện trong anh.
 
Nick dần dần nhận ra cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có chân tay, khi anh học được những kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày mà một người bình thường có thể thực hiện mà không cần suy nghĩ. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Đặc biệt, Nick rất ham đọc sách và tích cực tham gia vào các diễn đàn trên mạng xã hội.
 
Khi mới 17 tuổi, Nick đã tự mình lập nên tổ chức phi chính phủ Life Without Limits (Cuộc sống không giới hạn). Từ đó, anh được mời đi diễn thuyết khắp thế giới về cuộc sống của người khuyết tật, với hy vọng và quá trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Anh cũng thường xuyên thuyết giảng về niềm tin vào Chúa, rằng Chúa đã cho anh sức mạnh để vượt qua khó khăn. Năm 2005, Nick được trao Giải thưởng công dân trẻ Australia được tổ chức hằng năm.
 
27 tuổi, vào đời với tấm bằng cử nhân thương mại chuyên ngành hoạch định tài chính và kế toán, giám đốc của tổ chức phi chính phủ “sống không tứ chi” ở Australia đã diễn thuyết ở hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới và gần đây nhất là vòng quanh Đông Nam Á (Singapore, Indonesia, Campuchia) vào tháng 7.2007, dự định sẽ thành lập quỹ hỗ trợ người khuyết tật ở Campuchia. Và tương lai, anh sẽ tham gia các chương trình truyền hình, chế tạo chiếc xe hơi đầu tiên cho người khuyết tật, cho ra đời quyển sách “No arms, no legs, no worries” (Không tay, không chân, không lo lắng).
 
Cuốn sách đầu tiên của Nick là Life Without Limbs: Inspiration for a Ridiculously Good Life (tạm dịch: Cuộc sống không có chân tay: Cảm hứng cho cuộc sống tốt đẹp) được xuất bản vào năm 2010. Đĩa DVD Life's Greater Purpose (tạm dịch: Mục đích cao cả hơn của cuộc sống) được phát hành năm 2005 để nói về cuộc sống thường ngày của anh. DVD thứ hai được quay tại một nhà thờ ở Brisbane tập hợp những bài diễn thuyết chuyên nghiệp đầu tiên của anh để khuyến khích các bạn trẻ.
 
Rồi một điều vô cùng kỳ diệu đã đến với chàng không tay chân đầy nghị lực Nick Vujicic. Năm 2012, anh đã có một đám cưới ngọt ngào với người bạn gái Kanae Miyahara tại California. Chính nghị lực, ý chí phi thường và một trái tim nhân hậu, nồng ấm của Nick đã chinh phục được tình yêu của cô gái xinh đẹp, hoàn hảo Kanae Miyahara. Và, hiện Nick đang hạnh phúc viên mãn bên vợ và con trai.
 
“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng!”
Nick Vujicic đã đi khắp thế giới để truyền cảm hứng, tình yêu, niềm tin cho người khác. Anh thức tỉnh nhân loại bằng chính nỗi đau mà anh đang mang. Với hơn 1.600 bài nói chuyện, đã phát biểu ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục cho hơn 4 triệu khán giả, cái tên Nick Vujicic đến nay trở thành một biểu tượng mãnh liệt của tinh thần vượt lên số phận và truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất hành tinh.
 
Câu chuyện của chàng trai không tay không chân Nick Vujicic thêm một lần nữa chứng minh rằng hạnh phúc có thật, điều kỳ diệu là có thật trong vạn biến cuộc đời. “Tôi đã từng tự hỏi tại sao số phận lại quá khắc nghiệt với tôi đến như vậy? Hơn ai hết, tôi đã từng rất tuyệt vọng, từng muốn tự tử, trốn chạy khỏi cuộc đời và rất nhiều lần định bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng nghìn lần ngã. Dù bạn có vấp ngã hàng trăm lần - đừng tuyệt vọng, đừng bỏ cuộc. Hãy đứng dậy!” - những bộc bạch rất chân tình của Nick trong cuốn sách đã chạm vào trái tim của độc giả thế giới.
 
“Tôi không có tay để chạm vào người khác. Nhưng trái tim tôi có thể chạm vào làm rung động trái tim người tôi yêu” - câu nói đó cũng chính là lựa chọn để khởi đầu một cuộc sống tràn đầy niềm tin của Nick, dù anh đã từng tuyệt vọng, đớn đau đến tận cùng.
 
Hãy nhìn người đàn ông không tay, không chân Nick Vujicic vẫn có thể đánh golf, bơi lội, làm rất nhiều việc khác. Hãy nhìn anh cố gắng nghe điện thoại, hẳn để thực hiện động tác tung cái ống nghe điện thoại lên vai, anh đã luyện tập không dưới một ngàn lần. Nhìn bức hình một cô gái ôm chầm lấy Nick sau buổi diễn thuyết, thật sự cảm động. Cuộc đời của Nick, nụ cười lạc quan của Nick, niềm tin, nghị lực, ý chí, sự kiên cường..., không có tay chân nhưng Nick có tất cả những giá trị sống ngời sáng như viên ngọc.
 
Bạn có thể đọc thêm thông tin câu chuyện trên link trích dẫn: ở đây
 
THÔNG ĐIỆP BÀI HỌC ĐÚC KẾT
  • Bản chất của sự không hoàn hảo

Không ai trên thế giới này là hoàn hảo; tất cả chúng ta đều không hoàn hảo. Mặc dù mong muốn của chúng ta là thể hiện sự hoàn hảo trong mọi khía cạnh của cuộc sống, nhưng đó vẫn là một mục tiêu không thể đạt được. Sự hoàn hảo là một cấu trúc lý tưởng hóa không thực sự tồn tại. Mọi người đều sở hữu những khuyết điểm, cho dù họ có muốn thể hiện chúng hay không. Chỉ khi chấp nhận bản chất không hoàn hảo của bản thân và người khác, chúng ta mới có thể bắt đầu trưởng thành và phát triển.

  • Giá trị của việc chấp nhận sự không hoàn hảo

Thay vì trốn đằng sau vẻ ngoài hoàn hảo, chúng ta nên tôn vinh những điểm không hoàn hảo độc đáo của mình vì chúng mang đến cơ hội phát triển và học hỏi. Chấp nhận những sai sót của mình giúp chúng ta kết nối với những người khác ở mức độ sâu hơn, vì nó thể hiện tính xác thực và tính tương đối. Khi chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo của mình, chúng ta mời gọi lòng trắc ẩn và sự hiểu biết, thúc đẩy mối quan hệ bền chặt hơn với những người xung quanh.

  • Chấp nhận bản thân như một con đường dẫn đến sự an bình

Sự thỏa mãn thực sự đến từ sự chấp nhận bản thân, thừa nhận điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta mà không tự phán xét. Điều cần thiết là phải nhận ra rằng cuộc sống là một hành trình không ngừng học hỏi, nơi chúng ta không ngừng phát triển và cải thiện. Phấn đấu để cải thiện bản thân là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng điều đó không nên đánh đổi lòng trắc ẩn của bản thân. Chấp nhận những sai sót của mình cho phép chúng ta ăn mừng sự tiến bộ của mình và đánh giá cao con người mà chúng ta đang trở thành.

  • Cái bẫy so sánh

Một cạm bẫy phổ biến là so sánh bản thân với người khác. Xã hội thường khuyến khích hành vi này, dẫn đến cảm giác không thỏa đáng và nghi ngờ bản thân. Điều quan trọng cần nhớ là hành trình của mỗi người là duy nhất và việc so sánh bản thân với người khác là một sự đánh giá không công bằng về giá trị của chúng ta. Chúng ta nên tập trung vào sự phát triển của chính mình, chấp nhận những sai sót và trân trọng những thành tựu của mình.

  • Sức mạnh của sự biến đổi

Hành trình chấp nhận sự không hoàn hảo là biến đổi. Khi học cách chấp nhận hoàn toàn bản thân, chúng ta khám phá ra sức mạnh và khả năng phục hồi mới. Chấp nhận sự không hoàn hảo giúp chúng ta thoát khỏi những niềm tin hạn chế bản thân và nuôi dưỡng tư duy về khả năng và sự phát triển. Nó mở ra những cánh cửa cho những trải nghiệm và cơ hội mới mà chúng ta có thể chưa từng xem xét trước đây.

  • Chấp nhận sự tổn thương

Dễ bị tổn thương không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối; đó là sự thể hiện lòng dũng cảm và tính xác thực. Khi chúng ta chấp nhận những điểm yếu của mình, chúng ta thể hiện con người thật của mình với thế giới, đó có thể là một trải nghiệm vô cùng tự do. Trở nên dễ bị tổn thương cho phép chúng ta kết nối với những người khác ở mức độ sâu sắc hơn, hình thành mối liên kết thực sự dựa trên những trải nghiệm và cảm xúc được chia sẻ.

  • Học hỏi từ sự không hoàn hảo

Sự không hoàn hảo của chúng ta không phải là bước lùi; chúng là những viên đá lót đường trên con đường phát triển cá nhân của chúng ta. Mỗi lỗ hổng thể hiện một cơ hội để học hỏi và cải thiện. Thay vì lảng tránh những điểm yếu của mình, chúng ta nên coi chúng như những bài học quý giá hình thành tính cách của mình. Quá trình học hỏi từ sự không hoàn hảo của chúng ta giúp chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

  • Đón nhận sự thay đổi

Cuộc sống luôn thay đổi, và chúng ta cũng vậy. Chấp nhận sự không hoàn hảo giúp chúng ta trở nên dễ thích nghi hơn với những biến đổi mà cuộc sống mang lại. Khi chúng ta lớn lên, các quan điểm và ưu tiên của chúng ta thay đổi, và những gì chúng ta từng coi là sai sót có thể trở thành tài sản trong các bối cảnh khác nhau. Nắm lấy sự thay đổi và chấp nhận bản thân không ngừng phát triển của chúng ta góp phần tạo nên một cuộc sống trọn vẹn và có mục đích hơn.

 
Tóm lại, hành trình chấp nhận sự không hoàn hảo là một minh chứng cho sức mạnh của tinh thần con người. Việc nhận ra rằng không ai được miễn trừ sai sót sẽ thúc đẩy sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và mối liên hệ thực sự với người khác. Chúng ta phải ngừng phấn đấu cho sự hoàn hảo không thể đạt được và thay vào đó hãy tôn vinh vẻ đẹp của sự không hoàn hảo của chúng ta. Chấp nhận những sai sót của chúng ta cho phép chúng ta sống một cuộc sống tràn đầy sự chấp nhận bản thân, trưởng thành và viên mãn.
 
Vì vậy, chúng ta hãy tự hào về những điều kỳ quặc và dễ bị tổn thương của mình, vì chúng là những thứ khiến chúng ta thực sự độc đáo và toàn diện.
 
Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger