Y Học Ayurveda
KHÁM PHÁ THỂ TẠNG THEO Y HỌC AYURVEDA
Cơ sở đầu tiên để hiểu rõ bản thân là việc xác định thể tạng của mình. Từ đây, mọi lựa chọn đối với bản thân đều có cơ sở vững vàng, giúp ta hiểu được những trạng thái của chính mình.
Theo Ayurveda, có 7 thể tạng chính:
- Vata
- Pitta
- Kapha
- Vata – Pitta
- Pitta – Kapha
- Kapha – Vata
- Vata – Pitta – Kapha
Ta dễ thấy cả ba dosha luôn hiện diện trong mỗi cá nhân nhưng có tỷ lể khác nhau ở mỗi người. Việc duy trì tỷ lệ giữa các dosha cả về số lượng lẫn chất lượng trong mỗi cá nhân chính là nền tảng của một sức khỏe bền vững. Duy trì tốt tỷ lệ ta sẽ có sức khỏe tốt, xáo trộn tỷ lệ này ta sẽ đau ốm, bệnh tật.
Đặc điểm thuộc tính của các thể tạng Vata, Pitta và Kapha
Thể tạng | Các thuộc tính | Biểu hiện trên cơ thể | Chỉ dẫn tổng quát để cân bằng |
Vata | Khô | Da khô, tóc khô, môi khô, lưỡi khô, đại tràng khô, táo bón, giọng khàn. | Những người mang tạng Vata rất khó để ổn định và ở yên. Muốn duy trì sức khỏe cần tuân thủ nghiêm ngặt một lịch trình cố định. Tiết trời khô, lạnh thu đông có xu hướng khiến Vata gia tăng. Các cá nhân có tạng này cần giữ ấm, giữ bình tĩnh, tránh ăn đồ sống, đồ lạnh, tránh nhiệt độ cực lạnh. Ăn thức ăn ấm, nhiều gia vị và duy trì lịch sinh hoạt cố định. |
Nhẹ | Cơ bắp nhẹ, xương nhẹ, khung người mỏng, thiếu ngủ nhẹ, nhẹ cân. | ||
Lạnh | Tay chân lạnh, tuần hoàn máu kém, ghét trời lạnh, thích trời nóng, cứng cơ. | ||
Thô | Da, móng, tóc, răng, bàn tay và bàn chân đều thô ráp, nứt nẻ, khớp lạo xạo. | ||
Tinh | Sợ hãi, lo lắng, bất an, mơ hồ, nổi da gà nhẹ, có những cơn co giật nhẹ, những cơn run rẩy khẽ, người thanh mảnh. | ||
Lưu động | Đi nhanh, nói nhanh, làm nhiều việc một lúc. Lông mày, bàn chân, bàn tay luôn hoạt động, khớp thiếu ổn định, mơ nhiều, thích xê dịch nhưng không định cư lâu dài ở một chỗ cố định, tâm trạng dễ thay đổi, niềm tin dễ lung lay. | ||
Thông suốt | Thấu đáo, nhanh, hiểu và nhanh quên. Tâm trí sáng suốt và cởi mở. Thường trải qua cảm giác trống rông và cô đơn. | ||
Chát nhẹ | Cảm giác khô khi nuốt ở cổ họng, thường bị nấc, ợ, thích các loại súp mềm, xốp, có dầu, thèm ăn các vị ngọt, chua, mặn | ||
Pitta | Nóng | Lửa tiêu hóa khỏe, nhu cầu ăn mạnh, thân nhiệt có xu hướng cao hơn bình thường, ghét hơi nóng, tóc xám, đường chân tóc lùi về đỉnh đầu hoặc hói, tóc màu nâu, mềm. | Nhóm người này ưa thích sự thịnh vượng, thích tiêu xài hơn tiết kiệm. Pitta có thể quá phát khi họ ăn nhiều đồ cay nóng, cam quýt mang vị chua, phơi nắng hay làm việc ở nhiệt độ cao. Mùa hè là mùa khó chịu nhất. Họ cần tránh để cơ thể quá nóng, không dùng nhiều dầu, không để quá ẩm, hạn chế tiêu thụ muối, ăn thức ăn giải nhiệt, mát lành, tập thể dục vào thời điểm dịu mát. |
Sắc bén | Răng sắc, mắt to, mũi nhọn, cằm vát, khuôn mặt hình trái tim, hấp thu và tiêu hóa tốt, trí nhớ và khả năng nhận thức sắc bén, dễ cáu gắt. | ||
Nhẹ | Khung người nhẹ, trung bình, không chịu được ánh sáng chói, da hơi bóng, mắt sáng. | ||
Nhờn dầu | Da, tóc, phân đều mềm và nhờn dầu, không thích đồ chiên rán vì có thể gây đau đầu. | ||
Lỏng | Phân lỏng rời, cơ bắp mềm, mỏng mảnh, đi tiểu nhiều uống nước nhiều. | ||
Dàn trải | Có các vết mẩn ngứa, mụn và viêm nhiễm ở khắp cơ thể hoặc những vùng bị ảnh hưởng, họ cũng muốn tên tuổi vang danh | ||
Chua | Axit dạ dày chua, độ pH thiên về axit, răng nhạy cảm, tiết nước bọt nhiều. | ||
Đắng | Miệng có vị đắng, rất sợ vị đắng, hay nhạo báng và chỉ trích cay độc | ||
Sâu cay | Ợ nóng, nhìn chung có cảm giác nóng rát, có những cảm xúc giận dữ hoặc thù ghét mãnh liệt. | ||
Nặng mùi | Nách, miệng, bàn chân có mùi hôi. | ||
Đỏ | Da và má, mũi ửng đỏ, mắt có sắc đỏ. | ||
Vàng | Mắt vàng, da vàng, nước tiểu và phân có màu vàng, có thể bị bệnh vàng da, mật tiết nhiều, màu vàng làm pitta gia tăng. | ||
Kapha | Nặng | Xương, cơ bắp nặng, khung xương lớn, có xu hướng bị thừa cân, vững chãi, giọng nói trầm sâu. | Đối với tạng người này thì mùa đông và đầu xuân là khoảng thời gian khó khăn vì tiết trời nặng nề, ẩm ướt, mờ mịt, lạnh lẽo dẫn đến đủ loại mất cân bằng về thể chất, cảm xúc, tâm thần liên quan Kapha (thừa cân, đau đầu, viêm xoang, lòng tham, quyến luyến, đố kỵ, sở hữu…). Muốn cải thiện cần tập thể dục thật nhiều, tránh ăn đồ gây nặng bụng, giữ cho cơ thể luôn hoạt bá, đa dạng lịch sinh hoạt, tránh sữa và các đồ ăn lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Chọn thức ăn nhẹ khô. |
Chậm | Đi chậm, nói chậm, tiêu hóa chậm, cử chỉ chậm chạp. | ||
Mát | Da lạnh và ẩm, nhu cầu ăn uống ổn định, trao đổi chất và tiêu hóa chậm, thường bị cảm lạnh, sung huyết và ho, thèm đồ ngọt. | ||
Nhờn dầu | Da, tóc và phân đều có dầu, khớp và các cơ quan trơn tru. | ||
Ẩm ướt | Tắc nghẽn do dịch nhầy ở ngực, xoang mũi, họng và đầu. | ||
Trơn nhẵn | Làn da mịn màng, bản tính dịu dàng, điềm tĩnh, các cơ quan hoạt động trơn tru. | ||
Đặc | Có lớp mỡ đặc, da tóc và móng dày, phân đặc, các cơ quan đều tròn trịa, đầy đặn. | ||
Mềm mại | Ánh mắt vui tươi dễ chịu, tình cảm, chu đáo, giàu lòng trắc ẩn và tốt bụng. | ||
Tĩnh | Ưa ngồi một chỗ, thích ngủ, lười hoạt động. | ||
Nhớt | Đặc tính nhớt dính tạo ra độ vững chắc cho các cơ quan, thích ôm, gắn bó sâu sắc trong tình yêu và mối quan hệ. | ||
Đục | Tâm trí rối rắm và mờ mịt vào sáng sớm, thường dùng café để khởi động ngày mới. | ||
Ngọt | Thèm ngọt khi chức năng bị rối loạn, có ham muốn tình dục và sinh sản mạnh mẽ. | ||
Mặn | Hỗ trợ sinh trưởng và tiêu hóa, cung cấp năng lượng duy trì môi trường thẩm thấu, có thể gây cảm giác thèm mặn, giữ nước khi hoạt động bất thường. |
Cách áp dụng kiến thức về thể tạng vào đời sống
Tưởng tượng thể tạng của bạn là một cuốn sách, việc của bạn là đọc cuốn sách ấy để sống cuộc sống của riêng bạn. Hiểu về cơ thể, bạn tự biết cân bằng mình cả về sinh học lẫn tâm lý học.
Bạn sẽ thấy những thói quen cố hữu được lập trình trong bản năng của bạn đều có liên hệ đến thể tạng của bạn. Đây là những yếu tố sẵn có trong hệ thống tâm thể của bạn.
Hiểu về chính mình, bạn sẽ biết điểm yếu của mình, khuynh hướng bệnh tật và mất cân bằng của bản thân, từ đó áp dụng các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Bạn cũng có thể căn cứ vào kiến thức này tìm hiểu về những người xung quanh để có thể cân bằng trong mối quan hệ với họ, chăm sóc họ phù hợp.
Những kiến thức này hoàn toàn hữu ích để bạn có những kế hoạch ngắn hạn để đạt mục tiêu điều chỉnh thể trạng cơ thể theo hướng tích cực, cân bằng hơn.
PHỤ LỤC: BẢNG CHỈ DẪN GIÚP BẠN TỰ XÁC ĐỊNH THỂ TẠNG
Hướng dẫn sử dụng:
Bạn nên thực hiện bài đánh giá này 2 lần:
- Trong lần đánh giá thứ nhất hãy lựa chọn câu trả lời dựa trên thực tế diễn ra ở tần suất cao nhất trong toàn bộ cuộc sống trải dài qua nhiều năm của bạn. Lần đánh giá đầu tiên này sẽ giúp xác định Prakruti – bản tính/ khí chất tâm –sinh lý học. Prakruti không thay đổi trong suốt cuộc đời con người, và tỷ lệ cân bằng của bạn sẽ là việc duy trì tỷ lệ này. Ví dụ, một người có Prakruti qua lần đánh giá đầu tiên là V2P3K1 thì tỉ lệ này được duy trì tốt sẽ là sự cân bằng với họ. Ngược lại việc bổ sung theo hướng đồng đều của ba dosha sẽ là mất cân bằng.
- Trong lần đánh giá thứ hai chúng ta lựa chọn câu trả lời dựa vào trạng thái của bạn ở hiện tại. Lần đánh giá này kết quả có thể trùng hoặc không trùng so với lần đầu tiên, nó thể hiện trạng thái sức khỏe hiện thời của bạn – Vikruti.
- Trường hợp Prakruti trùng khớp với Vikruti thì bạn đang có sức khỏe tuyệt hảo, còn khi giữa 2 kết quả này có độ vênh nhất định thì phần vênh đó chính là phần mà ta cần chú trọng điều chỉnh.
Bảng chỉ dẫn xác định thể tạng
QUAN SÁT |
V P K |
VATA |
PITTA |
KAPHA |
Khổ người |
|
Mảnh mai |
Trung bình |
To lớn |
Trọng lượng |
|
Nhẹ cân |
Trung bình |
Thừa cân |
Da |
|
Mỏng, khô, lạnh, thô, sẫm màu |
Trơn, nhờn, ấm, ửng hồng |
Dày, nhờn, mát, trắng, nhợt nhạt |
Tóc |
|
Nâu, khổ, màu đen, rối, dễ gãy, mỏng |
Thẳng, nhiều dầu, màu vàng hoe, màu xám, màu đỏ, hói |
Dày, xoăn, nhiều dầu, xoăn nhẹ, mọc nhiều, tất cả các màu |
Răng |
|
Vẩu, to, thưa, lợi mỏng |
Kích cỡ vừa, lợi mềm |
Răng khỏe, trắng, lợi chắc |
Mũi |
|
HÌnh dạng không đều, vách ngăn lệch |
Dài, nhọn, đầu mũi ửng đỏ |
Mũi ngắn, nhỏ, tròn, hơi tẹt |
Mắt |
|
Nhỏ, trũng, khô, lanh lợi, màu đen, màu nâu, bồn chồn |
Sắc bén, sáng, màu xám, xanh lá, màu vàng/ đỏ, nhạy cảm với ánh sáng |
To, đẹp, màu xanh lam, ôn hòa, tình cảm |
Móng |
|
Khô, xù xì, giòn, dễ gãy |
Sắc, mềm, hồng, sáng bóng |
Dày, nhờn, trơn, bóng |
Môi |
|
Khô, nứt nẻ, có sắc đen/ nâu |
Đỏ, viêm, có sắc vàng |
Trơn, nhờn dầu, nhợt nhạt, có sắc trắng |
Cằm |
|
Mỏng, góc cạnh |
Vát |
Tròn xệ |
Má |
|
Nhăn nheo, hóp |
Nhẵn, thon |
Mềm mại, núng nính |
Cổ |
|
Gầy, cao |
Trung bình |
To, có nếp gấp |
Ngực |
|
Phẳng, lõm |
Vừa phải |
Nở nang tròn trịa |
Bụng |
|
Gầy, phẳng, hõm |
Vừa phải |
Phệ, to |
Rốn |
|
Nhỏ, không đều, lồi |
Hình Ô van, nông |
To, sâu, tròn, sệ |
Hông |
|
Thon, gầy |
Vừa phải |
To, nặng |
Khớp |
|
Lạnh, có tiếng lạo xạo |
Vừa phải |
To trơn |
Mức độ thèm ăn |
|
Thất thường, kém ăn |
Luôn thèm ăn, không chịu được cơn đói |
Cảm giác thèm ăn đến từ từ, ổn định |
Tiêu hóa |
|
Thất thường, đầy hơi |
Nhanh, gây ợ nóng |
Lâu, tạo dịch nhầy |
Vị giác, những sở thích lành mạnh |
|
Ngọt, chua, mặn |
Ngọt, đắng, chát và thanh |
Đắng, cay, chát và thanh |
Nhu cầu uống |
|
Thay đổi thất thường |
Uống rất nhiều |
Uống ít, rải rác |
Bài tiết |
|
Táo bón |
Phân lỏng |
Đặc, nhờn, phân ra chậm |
Hoạt động thể chất |
|
Hiếu động |
Vừa phải |
Ít vận động |
Hoạt động tinh thần |
|
Đầu óc hoạt động liên tục |
Vừa phải |
Đầu óc trì trệ, chậm hiểu |
Cảm xúc |
|
Lo âu, sợ hãi, thiếu chắc chắn, linh hoạt |
Giận dữ, thù ghét, ghen tỵ, kiên định |
Điềm tĩnh, tham lam, quyến luyến |
Niềm tin |
|
Dễ lung lay, thay đổi thất thường |
Mãnh liệt, cực đoan |
Nhất quán, sâu sắc, chín chắn |
Trí tuệ |
|
Nhanh, ẩu, đoảng |
Phản ứng xác đáng |
Chậm, chính xác |
Năng lực hồi tưởng |
|
Nhớ rõ mọi chuyện xảy ra, nhớ kém chuyện xảy ra lâu |
Nhớ rõ ràng mọi chuyện |
Nhớ lại chậm nhưng nhớ lâu |
Những giấc mơ |
|
Giấc mơ có diễn biến nhanh, nhiều hoạt động, đáng sợ, mơ nhiều |
Mơ về sự cáu giận, chiến tranh, bạo lực |
Mơ về sông hồ, tuyết, chuyện tình lãng mạn |
Giấc ngủ |
|
Thiếu ngủ, ngủ ngắt quãng, mất ngủ |
Ít nhưng sâu |
Dài, sâu |
Giọng điệu |
|
Nhanh, không rõ ràng |
Sắc bén, thấu suốt |
Chậm, đều đều |
Tình hình tài chính |
|
Nghèo, thường chi tiền cho thứ vặt vãnh |
Thường chi tiền cho những thứ xa xỉ |
Giàu, biết giữ tiền |
Tổng số điểm
CÁC THUẬT NGỮ TRONG Y HỌC AYURVEDA
AGNI |
Lửa sinh học cung cấp năng lượng cho toàn bộ các chức năng của cơ thể. Agni điều tiết nhiệt trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa thức ăn. Agni chuyển thức ăn thành năng lượng hoặc ý thức. |
AHAMKARA |
Bản ngã, cảm giác về cái tôi biệt lập, “tôi là”. |
AMA |
Chất độc mang bệnh do thức ăn không tiêu trong cơ thể sản sinh ra, vốn là căn nguyên của nhiều bệnh lý. |
ANUPANA |
Chất dẫn thuốc để uống cùng thảo dược. |
AYURVEDA |
Khoa học về sự sống, bắt nguồn từ ngôn ngữ tiếng Phạn. |
BASHI |
Một trong năm biện pháp thanh tẩy quan trọng của Panchakarma giúp đào thải dosha vata thừa khỏi cơ thể thông qua thụt phân bằng trà thảo dược hoặc dầu thảo dược. Liệu pháp này hỗ trợ đắc lực cho việc chữa lành rối loạn Vata. Nghĩa đen là ruột của quả bóng (thời xưa, thụt được làm từ da động vật). |
BHASMA |
Một hỗn hợp đặc trị của Ayurveda được bào chế và khử khuẩn bằng cách đem đốt thành tro, bhasma có tác dụng cực mạnh và phóng prana vào cơ thể. |
BHASTRIKA |
Thở lửa, một bài thực hành thở (pranayama) trong đó không khí được hít vào bị động rồi bị đẩy ra thật mạnh như được thở từ ống bễ. Bài tập này có tác dụng tăng nhiệt và cải thiện tuần hoàn. |
BHRAMARI |
Thở phát ra tiếng. Một bài thực hành thở (pranayama) trong đó người tập thở vừa thở ra và hít vào vừa khẽ phát ra một tiếng “ừm” nhẹ như tiếng đập cánh của loài ong. Bài tập này giúp trấn an tâm trí và hạ nhiệt pitta. |
CHAI |
Từ chung để chỉ các món trà, đặc biệt là trà đen pha với sữa, đường và gia vị. |
DAL |
Tên gọi chung cho tất cả các loại hạt đậu khô. Hầu hết các loại dal đều được tách vỏ và vỡ đôi để chúng chín nhanh hơn khi nấu và dễ tiêu hơn. |
DHATU |
Mô cơ bản cấu tạo nên cấu trúc của cơ thể. Ayurveda cho rằng có 7 loại dhatu là rasa (huyết tương), rakta (máu), mamsa (mô cơ); meda (mô mỡ), asthi (tủy); majja (xương và các dây thần kinh), shukra và artava (mô sinh sản của nam và nữ). |
DHATU ARTAVA |
Mô sinh sản của nữ giới, một trong 7 dhatu hoặc mô cơ thể. |
DHATU ASTHI |
Một trong 7 Dhatu hoặc mô cơ thể, cụ thể là mô xương có vai trò nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, tạo hình và kéo dài tuổi thọ. |
DHATU MAJJA |
Một trong 7 Dhatu hoặc mô cơ thể; gồm tủy và dây thần kinh, trơn và mềm. Chức năng chính của Dhatu majja là bôi trơn cơ thể, làm đầy xương và nuôi dưỡng Dhatu shukra. |
DHATU MAMSA |
Một trong 7 Dhatu hoặc mô cơ thể; gồm các mô cơ. Dhatu masma do rasa và rakta tạo thành với chức năng chính là đem lại sức mạnh, khả năng phối hợp, vận động, che chở, tạo hình và bảo vệ cơ thể. |
DHATU RAKTA |
Loại mô thứ hai trong số bảy mô cơ thể, với thành phần chính là các tế bào hồng cầu có chức năng mang năng lượng sống (prana) tới tất cả các mô cơ thể, nhờ đó chúng được cung cấp oxy hay chức năng sống. |
DHATU RASA |
Là Dhatu đầu tiên, rasa là huyết tương được nuôi dưỡng bằng các dưỡng chất lấy từ quá trình tiêu hóa thức ăn và sau khi hấp thu dưỡng chất, rasa tuần hoàn trên toàn cơ thể thông qua một số kênh cụ thể. Chức năng chính của rasa là cung cấp dưỡng chất cho mọi tế bào của cơ thể. |
DHATU SHUKRA |
Mô thứ bảy, mô sinh sản của giống đực. |
DOSHA |
Nguyên lý hoạt động sinh tâm thần học chính của cơ thể, bao gồm vata, pitta, kapha. Các dosha xác định thể tạng của từng cá nhân và duy trì tính toàn vẹn cho cơ thể con người. Chúng cũng từ chối phản ứng của từng cá nhân trước những thay đổi. Khi bị xáo trộn, các dosha có thể châm ngòi cho một quá trình bệnh tật. |
3 DOSHA |
Ba tổ chức hay ba bộ mã của trí thông minh trong cơ thể, tâm trí, ý thức; đây cũng là 3 khí chất của cơ thể: khí (Vata gắn hyperlink, kéo thẳng xuống định nghĩa của Vata bên dưới), lửa/ mật (Pitta, kéo thẳng xuống định nghĩa của Pitta bên dưới) và nước (Kapha, kéo thẳng xuống định nghĩa của Kapha bên dưới). |
GUGGULU |
Thành phần chính trong một loạt các công thức thảo dược (yogaraj gugulu, kaishore guggulu….Guggulu là nhựa của một loại cây thân nhỏ, mang nhiều dược tính hữu ích; chẳng hạn guggulu tốt cho hệ thần kinh, giúp tăng cường năng lượng và kháng viêm cho các mô cơ. |
GUNA |
Là 3 tính chất với tác động với mọi tạo vật: Sattva (gắn hyperlink,), Rajas (gắn hyperlink), và Tamas (gắn hyperlink). |
KAPHA |
Một trong ba dosha. Kapha là sự kết hợp của nguyên tố đất và nguyên tố nước, là năng lượng hình thành nên cấu trúc của cơ thể, xương, cơ bắp, gân và cung cấp “chất keo” để gắn kết các tế bào. Dosha này cung cấp nước cho mọi bộ phận và hệ thống trong cơ thể, bôi trơn các khớp, làm ẩm da và duy trì miễn dịch. Ở trạng thái cân bằng, kapha được biểu hiện thành yêu thương, điềm tĩnh và bao dung. Khi bị mất cân bằng, kapha dẫn theo sự đeo bám, lòng tham và đố kỵ. |
KHAVAIGUNYA |
Một không gian bị suy yếu hoặc không gian khiếm khuyết ở bên trong một cơ quan hoặc mô của cơ thể, nơi dễ hình thành bệnh. |
KIM CANG |
Hay “nước mắt của thần Shiva” là hạt khô lấy từ quả của cây kim canng. Hạt kim cang được xem là tốt cho tim cả về mặt vật lý lẫn tâm linh, hỗ trợ thiền và mở luân xa tim. |
KITCHARI |
Hỗn hợp gồm đậu, gạo và gia vị nấu chín rất dễ tiêu và giàu Protein thường được dùng làm nguồn cung cấp dưỡng chất trong chế độ “nhịn đói bằng thực phẩm”. |
LASSI |
Thức uống chế biến từ sữa chua, nước, gia vị đem lại cảm giác sảng khoái và thường được dùng cuối bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Lassi có thể được gia giảm mặn hoặc ngọt. |
LUÂN XA |
Các trung tâm năng lượng của cơ thể, liên quan đến các trung tâm đám rối thần kinh chi phối các chức nặng của cơ thể, mỗi luân xa là một bể chứa của ý thức. |
MAHAT (MAHAD) |
Là nguyên lý vĩ đại, trí thông minh, phần thiên tạo của trí tuệ. Mahat bao hàm cả trí tuệ của mỗi cá nhân, gọi là Buddhi. |
MARMA |
Điểm chí tử. Điểm tập trung năng lượng trên da, có những cánh cửa tiếp nhận và kết nối với các kênh chữa lành ở bên trong cơ thể. |
MUNG DAL |
Một loại đậu hạt nhỏ đã được tách vỏ và vỡ đôi, thường có màu vàng và là món ăn dễ tiêu. |
NASYA |
Phương pháp đưa thuốc vào cơ thể qua đường mũi, một trong 5 biện pháp của chương trình Panchakarma. |
OJA |
Tinh túy thuần khiết của tất cả các mô cơ thể (Dhatu) là phần tinh túy nhất của Kapha, có tác dụng duy trì miễn dịch, thể lực và sinh khí. Oja còn giúp con người mở rộng nhận thức và đạt đến chân phúc, đồng thời chi phối chức năng miễn dịch của cơ thể. Nếu oja bị cạn kiệt, con người có thể đi đến chỗ chết. |
PANCHAKARMA |
Năm biện pháp đào thải dosha và ama thừa ra khỏi cơ thể. Thực hiện Panchakarma có tác dụng thanh lọc cơ thể từ bên trong. Chương trình này bao gồm nôn (vamana), tẩy rửa (virechana), thụt phân bằng dầu thảo dược hoặc nước sắc thảo dược (basti), trích máu (rakta moksha) và đưa thuốc vào mũi (nasya). |
PITTA |
Một trong 3 dosha, tương ứng với nước và lửa. Đôi khi Pitta còn được gọi là nguyên lý lửa hoặc nguyên lý mật. Pitta chi phối quá trình tiêu hóa, hấp thụ, đồng hóa, trao đổi chất và thân nhiệt. Ở trạng thái cân bằng, pitta thúc đẩy sự hiểu biết và trí thông minh, còn khi mất cân bằng, nó sinh ra sự giận dữ, thù địch và ghen tuông. |
PRAKRUTI |
Bản chất cố hữu hay cấu trúc sinh học, thần kinh học của mỗi cá nhân. Khái niệm Prakruti chỉ là thể tạng cố định của mỗi con người, phản ánh tỷ trọng của ba dosha (vata, pitta, kapha) được thiết lập trong cơ thể tại thời điểm bắt đầu được thụ thai. |
PRAKRUTI |
Chữ P viết hoa, là Sự sáng tạo của Vũ trụ, là năng lượng sơ khởi. |
PRANA |
Sinh khí hay năng lượng sống cốt tử. Không có prana sẽ không thể có sự sống. Prana là dòng chuyển dịch của trí thông minh tế bào, chảy từ tế bào này sang tế bào khác. Prana tương đương với khái niệm khí của phương Đông. |
PRANAYAMA |
Kiểm soát năng lượng sống bằng các kỹ thuật đa dạng có tác dụng điều tiết và kìm giữ hơi thở, qua đó giúp người thực hiện làm chủ tâm trí đồng thời cải thiện chất lượng nhận thức và hiểu biết. Pranayama hữu ích cho tất cả các dạng thiền. |
PURUSHA |
Nhận thức bị động, không lựa chọn, sinh mệnh Vũ trụ thuần khiết. |
RAJAS |
Một trong ba tính chất phổ quát (guna) của Prakruti, Sự sáng tạo của Vũ trụ. Rajas chủ động, lưu động và sôi nổi. |
RASATANA |
Liệu pháp trẻ hóa giúp các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể được phục hồi, tái tạo, kéo dài tuổi thọ tế bào, củng cố thể lực và miễn dịch. |
RISHI |
Bậc hiền triết cổ đại thời Vệ Đà. Thời xa xưa, các rishi đã lĩnh hội và ghi lại những bài thơ vịnh Vệ Đà. Sau khi giác ngộ, họ tiến hành truyền bá tri thức, ý thuật, triết lý và giáo lý của nền văn hóa này. |
SAMPRAPTI |
Toàn bộ quá trình của một căn bệnh từ lúc mới hình thành do các nguyên nhân ban đầu tới các giai đoạn tiếp theo cho đến khi hoàn chỉnh biểu hiện. |
SANKHYA |
Là một trường phái triết học Ấn Độ, Sankhya bao hàm cả “óc phân liệt” và “liệt kê”. Triết học Sankhya giải thích một cách hệ thống quá trình tiến hóa của vũ trị từ Purusha (Linh hồn vũ trụ) và Prakruti (Năng lượng sơ khởi) qua các giai đoạn tiến hóa: Mahad (trí thông minh vũ trụ), Ahamkara (nguyên lý phân chia); Mana (tâm trí), Indriyas (cánh cửa nhận thức ở bên trong mỗi cá thể); Tanmatras (khách thể của nhận thức) và Mahat Bhutas (5 nguyên tố vĩ đại). Sat có nghĩa là chân lý, còn khya có nghĩa là nhận biết. Vì thế Sankhya có nghĩa là nhận biết lý thuyết tạo tác của vũ trụ nhằm nhận biết chân lý tối cao của sự sống con người. Sankhya cho ta biết hành trình ý thức trở thành vật chất. |
SATTVA |
Là một trong ba guna của Prakruti, Sattva bao hàm ánh sáng, sự thông suốt, sự thuần khiết của nhận thức, là cốt lõi của nhận thức thuần khiết. |
SHITALI |
Thở làm mát. Một dạng thực hành pranayama (chế ngự hơi thở) giúp hạ nhiệt cơ thể. Cong hai cạnh lưỡi thành hình ống rồi hít khí vào qua lưỡi, thở ra chậm, đều và triệt để. |
SUCANAT |
Một loại đường hạt tự nhiên là sản phẩm của nước mía nguyên chất được lọc, đun nóng và làm lạnh cho đến khi hình thành các tinh thể nhỏ. |
SURYA NAMASKAR |
Chuỗi tư thế Chào mặt trời, một chuỗi tuần tự các tư thế yoga kết hợp với hơi thở. |
TAMAS |
Một trong 3 guna của Prakruti hay Tự nhiên. Tamas đại diện cho năng lượng với tính chất buồn tẻ hoặc trì trệ. Tamas là tính chất dẫn đến sự hủy diệt, giống như cách mà thiên nhiên hủy diệt tất cả mọi thứ. Nghĩa là “Bóng Tối, mang các đặc trưng tối, ù lì và mê muội. Tamas sinh ra giấc ngủ, gây nên trạng thái uể oải, trì độn, bất tỉnh.
|
TEJA |
Tinh túy thuần khiết của yếu tố lửa, là phần tinh túy nhất của dosha pitta, teja chi phối quá trình chuyển hóa vật chất thành năng lượng, thức ăn, nước và không khí thành ý thức. |
TIÊU LỐT |
Tên khoa học Piper longum, một loại cây có họ gần với tiêu đen, đồng thời là một thảo dược đa dạng nhất là để chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Ngoài ra tiêu lốt còn có tác dụng trẻ hóa phổi và gan. |
TIKTA GHRITA |
Một hỗn hợp Ayurveda làm từ bơ được gạn trong rồi đem pha với một số thảo dược đắng có nhiều công dụng trị bệnh. |
TRIKATU |
Hỗn hợp Ayurveda gồm gừng, tiêu đen và tiết lốt có tác dụng đốt cháy ama, thải độc cơ thể, cải thiện tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa. |
TRIPHALA |
Một công thức thảo dược quan trọng trong Ayurveda gồm ba thảo dược: lý gai, bàng hôi và kha tử. Đây là vị thuốc nhuận trạng lý tưởng, đồng thời là bài thuốc trẻ hóa cân bằng tốt cho cả 3 dosha. |
VATA |
Là một trong ba dosha, được tạo thành từ nguyên tố không gian và khí, vata là năng lượng vi tế có liên hệ với chuyển động cơ thể, chi phối hơi thở, cử động của mắt, cơ và các mô, nhịp đập của tim và tất cả các chuyển động trong tế bào chất và màng tế bào. Ở trạng thái cân bằng, vata thúc đẩy sự sáng tạo và linh hoạt, mất cân bằng sinh cảm giác sợ hãi và lo âu. |
VIKRUTI |
Thể tạng hiện thời của mỗi cá nhân, khác với thể tạng bẩm sinh (Prakruti) hình thành tại thời điểm thụ thai. Vikruti cũng có thể là cơ sở để nhận biết những rối loạn trong cơ thể. |
Vashna Thiên Kim