GIẢI MÃ CÁC BÁO HIỆU BỆNH TẬT CỦA CƠ THỂ
17
06/2023

GIẢI MÃ CÁC BÁO HIỆU BỆNH TẬT CỦA CƠ THỂ

Sau khi đã thừa nhận sự cần thiết của việc thanh lọc cơ thể rồi, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm lời giải cho bài toán “làm thế nào để lựa chọn phương pháp thanh lọc hiệu quả cho chính bản thân mình?”. Có lẽ để trả lời được câu hỏi này, trước hết ta cần hiểu về cơ thể và có một bài trắc nghiệm tổng quan xem mình gặp phải những vấn đề gì về cơ thể, để từ đó lựa chọn phương pháp dễ tiếp nhận, dễ thực hành với thể trạng của bản thân.

Trong bài viết này, ta sẽ cùng khám phá những biểu hiện bên ngoài của cơ thể báo hiệu cho ta biết về trạng thái sức khỏe của chính mình. Cơ thể chúng ta luôn thực thi “sứ mệnh” báo hiệu các vấn đề sức khỏe từ bên trong thông qua biểu hiện bên ngoài. Nhưng đôi khi, các tín hiệu gửi đi quá nhỏ hoặc chúng ta không để ý cho đến khi chúng trở nặng. Trong bài viết đăng trên tạp chí sức khỏe Healthista, các chuyên gia đã hướng dẫn cách nhận biết những thông điệp quan trọng từ cơ thể để mọi người có cách điều chỉnh hợp lý.

Chướng bụng

Chướng bụng là cảm giác khó chịu khi bụng căng đầy do chứa quá nhiều thức ăn, chất lỏng hoặc khí. Tuy nhiên, chướng bụng còn gây ra bởi một số nguyên nhân khác như các vấn đề về hoóc-môn, nhiễm nấm Candida, táo bón, tiêu thụ nhiều đường/rượu bia, căng thẳng tinh thần (stress), rối loạn hệ khuẩn ruột (tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn “tốt” và “xấu” trong đường tiêu hóa) hoặc Hội chứng ruột kích thích - IBS. Bên cạnh đó, một số loại đường từ thực phẩm thuộc nhóm FODMAP, vốn hấp thu kém trong ruột non và nhanh chóng lên men, cũng sinh ra nhiều chất khí trong bụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu FODMAP (rau họ cải, hành tây, các loại đậu và chất làm ngọt nhân tạo) dễ dẫn tới các triệu chứng IBS bao gồm chướng bụng.

Da viêm đỏ và nổi mụn

Tuy có nhiều nguyên nhân khiến da viêm đỏ và nổi mụn, song lý do phổ biến nhất thường liên quan tới hoóc-môn, chẳng hạn testosterone gây nổi mụn nhiều ở nam giới. Trong khi đó, phụ nữ dễ nổi mụn trước khi hành kinh khoảng 1 tuần do cơ thể giảm nồng độ estrogen - hoóc-môn ngăn mụn phát triển. Những chị em bị hội chứng buồng trứng đa nang có xu hướng bị mất cân bằng testosterone khiến việc nổi mụn tái diễn.

Ngoài ra, các nốt mụn viêm đỏ chứa mủ trắng thường là biểu hiện của tình trạng tiêu thụ quá nhiều chất bột–đường và da bị nhiễm khuẩn nặng.

Mảng bám màu trắng trên lưỡi

Đây có thể là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh tiểu đường hoặc các rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng hệ khuẩn ruột, thiếu sắt hoặc vitamin B. Trong trường hợp thiếu sắt hoặc vitamin B, người bệnh có thêm cảm giác mệt mỏi thường xuyên. Còn nếu trên lưỡi có những đốm trắng dày và trông như mủ, bạn có khả năng bị nấm miệng, bệnh bạch sản niêm mạc miệng (có mảng trắng bên trong miệng, lưỡi và nướu phổ biến ở người hút thuốc lá), hoặc Planen miệng (tình trạng ngứa không phải do nhiễm trùng).

Móng tay có sọc dọc và ngang

Theo trang tin sức khỏe MedicalNewsToday, móng tay khỏe mạnh thường trơn láng, cong đều, bóng và không tì vết, trong khi móng tay có các sọc dọc hoặc ngang có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu hoặc viêm khớp dạng thấp.

Lở môi và loét miệng

Loét miệng thường xuất hiện trên nướu, lưỡi và má trong, còn lở môi xuất hiện bên ngoài môi. Trong khi loét miệng là dấu hiệu của hệ miễn dịch suy yếu, lở môi là biểu hiện của tình trạng nhiễm một vi-rút “ngủ đông”, có thể bùng phát bất cứ khi nào hệ miễn dịch bị tổn thương.

Nhìn chung, lở môi và loét miệng đều là “báo động đỏ” cho thấy hệ miễn dịch đang yếu và chúng thường tiến triển khi thời tiết trở lạnh hoặc khi chúng ta bị stress.

Vàng da hoặc tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng

Tròng trắng mắt bị vàng là biểu hiện có vấn đề về gan, người bệnh cần gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Trong khi đó, vàng da có thể là do cơ thể dung nạp quá nhiều chất chống ôxy hóa beta-carotene, vitamin A và vitamin C, thường không hại gì đến sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp, vàng da xuất hiện do tích tụ quá mức chất bilirubin, một sắc tố màu vàng cam được thải ra khi tế bào hồng cầu chết đi, có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh như sỏi mật, bệnh gan do uống rượu, viêm tụy, viêm gan…

Mắt giật

Đây còn có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu magiê. Nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí khoa học Dinh dưỡng (Mỹ) cho thấy, magiê đóng vai trò thiết yếu trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh nên thiếu hụt chất này có thể khiến mắt giật.

Tổn thương răng

Bác sĩ tiêu hóa cũng thường được nha sĩ chuyển những bệnh nhân không ợ nóng hoặc có các triệu chứng trào ngược khác, nhưng men răng của họ bị mòn hoàn toàn. Nhiều người đã sốc khi biết họ bị trào ngược axit. Những triệu chứng khác của trào ngược bao gồm đau họng dai dẳng, ho, thở khò khè không rõ nguyên nhân, hoặc thường xuyên hôi miệng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu kể trên, hãy đi khám tiêu hóa kịp thời. Trào ngược không được điều trị không chỉ gây sâu răng mà còn làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Ban da ngứa và giộp

Ban đỏ này khởi phát đột ngột trên khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng, hoặc da đầu, nhìn giống eczema, nhưng nó có thể là một bệnh nghiêm trọng hơn - bệnh celiac (bệnh phân có mỡ). Tới 25% số người mắc bệnh celiac có ban đỏ này, được gọi là viêm da dạng herpes. Khi người bệnh bắt đầu chế độ ăn không có gluten, ban sẽ biến mất, và sẽ không bị các tổn thương kéo dài, nghiêm trọng khác của bệnh, như loãng xương hoặc ung thư ruột non.

Thay đổi đại tiện hoặc tiểu tiện

Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường có thể là do ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Táo bón hoặc tiêu chảy có thể báo hiệu ung thư đại tràng hoặc buồng trứng. Nếu bạn bị đầy hơi hoặc trướng bụng kéo dài hơn 1 tuần, hãy đi khám bác sĩ.

Bệnh trĩ

Khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh Crohn bị thể bệnh chỉ tác động tới vùng hậu môn. Biểu hiện của bệnh là đau, loét, hoặc mụn thịt lan ra ngoài vùng này, có thể nhầm lẫn với bệnh trĩ. Loại bệnh Crohn này thường gây đau nhất và có tiên lượng xấu nhất. Nếu không chữa trị, bệnh Crohn có thể dẫn đến tắc ruột, rò gây đau, và thậm chí là ung thư đại tràng. Nếu bạn bị trĩ mà không đáp ứng với điều trị, bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa sớm nhất có thể.

Ngáy

Ngáy là một triệu chứng thường được biết là của ngừng thở khi ngủ, liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim. Nhưng một nghiên cứu năm 2013 cho thấy ở những bệnh nhân không bị ngưng thở khi ngủ, ngáy có liên quan với dày động mạch cảnh ở cổ (dấu hiệu báo trước của đột quỵ và đau tim). Ngáy liên quan với tổn thương thành động mạch mạnh hơn là hút thuốc, cholesterol cao, hoặc bị thừa cân, vì ngáy có thể làm tổn thương động mạch cảnh.

Chảy máu không rõ nguyên nhân

Bất cứ triệu chứng bất thường nào như ho ra máu (ung thư phổi), chảy máu âm đạo bất thường (ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung), đại tiện ra máu (ung thư đại tràng hoặc trực tràng), tiểu tiện ra máu (ung thư bàng quang hoặc thận), hoặc núm vú tiết dịch máu (ung thư vú), bạn nên đi khám bác sĩ.

Rối loạn chức năng cương dương

Theo một nghiên cứu năm 2013 của Úc, nam giới trên 45 tuổi không bị bệnh tim, nhưng bị rối loạn chức năng cương dương mức độ trung bình đến nặng có nguy cơ phải nhập viện vì bệnh tim trong khoảng thời gian 4 năm lên tới 60%. Động mạch đến dương vật có kích thước nhỏ hơn so với các nơi khác trong cơ thể, do đó, chúng có thể bị chẹn ngay cả khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu bệnh tim khác.

Viêm lợi

Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy vi khuẩn gây bệnh nướu răng cũng thúc đẩy phát triển bệnh tim. Một nghiên cứu khác cho biết người cao tuổi có nồng độ một số vi khuẩn trong miệng cao có động mạch cảnh dày hơn - đây là một yếu tố dự báo đột quỵ và đau tim. Lấy cao răng thường xuyên (3-6 tháng/lần) có thể kiểm soát bệnh nướu răng ở giai đoạn sớm. Điều trị bệnh nướu răng giúp những người bị bệnh tim hoặc tiểu đường týp 2 ít phải nằm viện hơn.

Tiểu tiện nhiều hơn

Nếu bạn phải tỉnh giấc vài lần mỗi đêm để đi tiểu, có thể bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bạn nên đi khám bác sĩ. Bệnh tiểu đường tuýt 2 càng được chẩn đoán sớm, bạn càng có khả năng đảo ngược bệnh bằng cách thay đổi lối sống như giảm cân và tập thể dục.

Quên tên mọi người

Nếu bạn quên tên người hàng xóm của bạn tại một quán ăn thì đó có thể do căng thẳng hoặc mệt mỏi, nhưng quên những điều nhỏ nhặt như tên hoặc danh sách tạp hóa có thể bị suy giáp. Dấu hiệu suy giáp khác bao gồm luôn cảm thấy lạnh, khả năng tình dục thấp, và vị giác kém. Vì các triệu chứng thường mơ hồ và dường như không liên quan, nên chúng dễ bị bỏ qua. Theo Hội Nội tiết lâm sàng Mỹ, khoảng một nửa trong số 30 triệu người Mỹ bị rối loạtuyến giáp mà không biết mình mắc bệnh.

Làn da

  • Nếp nhăn hay đường ngang sống mũi: dấu hiệu của rối luyện tuyến tụy do có sỏi mật trong gan
  • Hai bên thái dương có màu xanh sẫm: gan, túi mật, tuyến tụy và lá lách hoạt động kém
  • Da nhờn ở trán hoặc da ngả vàng: gan kém, chức năng tuyến tụy thận, và bài tiết suy yếu
  • Rụng tóc đỉnh đầu: Gan tim ruột non và tuyến tụy bị tắc nghẽn. Tóc bạc sớm cho thấy chức năng gan và túi mật hoạt động kém.

Mũi:

  • Chóp mũi cứng và dài lên: gan yếu mạn tính dẫn đến xơ cứng động mạch và tích tụ mỡ quanh tim, gan, lá lách, thận và tuyến tiền liệt.
  • Mũi luôn đỏ: tim bất thường, xu hướng tăng huyết áp. Nếu mũi màu tím biểu thị huyến ấp thấp.,
  • Mũi nứt hoặc thụt đầu mũi: thể hiện nhịp tim không đều và tim có tiếng thổi.
  • Mũi lệch bên trái: Cơ quan bên phải cơ thể hoạt động kém, gồm gan, túi mật, ,thận phải, đại tràng, buông trứng hoặc tinh hoàn.

Mắt:

  • Vàng da dưới mắt: gan và túi mật hoạt động quá sức. Màu đen tại khu vực này là do thận, bàng quang và cơ quan sinh sản bị quá tải vì tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Màu xám là do thận, phổi trục trặc hoặc do nội tiết.
  • Bọng mắt: do tắc nghẽn trong các cơ quan tiêu hóa và bài tiết dẫn đến thiếu hụt dẫn lưu bạch huyết từ khu vực đầu.
  • Tròng trắng mắt bị đỏ thường xuyên: do mao mạch bị nổi lên cho thấy rối loạn chức năng tuần hoàn và hô hấp
  • Mất độ sáng và bóng tự nhiên: tắc nghẽn gan và thận: máu nhiễm bẩn.

Lưỡi, miệng, môi, răng

  • Lưỡi phủ rêu vàng, trắng đặc biệt phía trong: sự mất cân bằng trong tiết dịch mật, vi khuẩn sinh sôi
  • Vết răng hằn hai bên lưỡi, đi kèm dịch nhầy trắng: tiêu hóa kém và hấp thụ dưỡng chất thiếu
  • Nhọt trên lưỡi: hệ thực vật đường ruột bị tổn thương, quá nhiều thức ăn bị lên men thối rữa trong ruột non, ruột già.
  • Lưỡi bị nứt nẻ: trục trặc đường ruột kéo dài. Các tổn thương sẹo và xơ cứng thành ruột được phản ánh qua các vết nứt trên lưỡi.
  • Hay có chất nhầy trong cổ họng và miệng: dạ dày nhiều dịch nên trào ngược
  • Hôi miệng và ợ hơi: thức ăn chưa tiêu lên men làm hơi thở có mùi
  • Đóng vảy ở khóe miệng: tá tràng đã loét
  • Đốm và mảng đen trên môi: gan túi mật nghẽn dẫn đến ứ đọng, đình trệ lưu thông máu và dẫn lưu bạch huyết trong khắp cơ thể.
  • Môi sưng to, phình to: rối loạn đường ruột
  • Môi bong da: táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy, mất nước.
  • Nướu sưng nhạy cảm hoặc chảy máu: dẫn lưu bạch huyết kém từ vùng miệng, các chất thải bị đẩy vào mô, nướu
  • Viêm họng: chất độc thường bị giam trong chất lỏng bạch huyết và chất thải bị đẩy nghược vào amidan gây viêm
  • Các vấn đề về răng: mất cân bằng dinh dưỡng, tiêu hóa kém và tiêu thụ nhiều thực phẩm tinh chế hay có tính axit

Bàn tay và móng tay

  • Da ở đầu ngón tay mỡ, trắng bợt: dấu hiệu hệ tiêu hóa và bạch huyết bị tối loạn chức năng
  • Móng tay đỏ sẫm: hàm lượng cholesterol, axit béo và khoáng chất trong máu cao
  • Móng tay trắng nhạt: sự tích tụ chất béo và chất nhầy bên trong nội tạng
  • Các đường gân dọc ở móng tay: mệt mỏi, gan kém
  • Các vết lõm ở ngang móng: thay đổi mạnh và bất thường ở chế độ ăn
  • Chấm trắng trên móng tay: cơ thể đang loại bỏ canxi hoặc kẽm để đáp ứng với tiêu thụ nhiều thức ăn đồ uống nhiều đường.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn:

  • Sách Cẩm nang hướng dẫn tẩy sỏi gan mật – Andreas Moritz
  • Sách Ayurveda Phương pháp y học cổ truyền Ấn ĐỘ - Vasant Lad
  • Sách Câu chuyện cơ thể con người: Tiến hóa, sức khỏe và bệnh tật – Daniel. E. Liberman
  • Sách Nghịch lý rau củ quả - Steven R Gundry

Web: Sức khỏe đời sống, healthline.com, Vinmec.com

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger