Trò chuyện cùng Vashna Thiên Kim
Câu hỏi 5
Câu hỏi: Tôi đang trải qua 1 cuộc hôn nhân đỗ vỡ sau khi bị chồng phản bội. Nhưng chúng tôi đang có dự định sang Mỹ định cư để con được học ở môi trường bên ấy, nhưng tôi thật sự không thể nằm cạnh người đàn ông này mỗi đêm nữa, chúng tôi đang trên bờ vực để ly hôn. Hồ sơ định cư bị từ chối và theo hợp đồng ký thỏa thuận thì công ty sẽ trả 100% phí dịch vụ, chỉ trừ các phí chính phủ thôi (phí này không nhiều), nhưng công ty chỉ trả có 70%. Sự việc kéo dài cả năm nay chưa giải quyết được, chồng tôi đỗ tất cả lỗi lầm này lên tôi, bảo là tôi đem tiền vứt vào công ty này một cách vô lý vì công ty này là tôi được người quen giới thiệu. Anh ta vẫn không ngừng qua lại với cô gái ấy, tôi cũng không có cách nói khác, nhưng tôi muốn nhanh chóng qua Mỹ định cư để con tôi được đi học. Mấy ngày trước, tôi bị cuốn hút vào sự khó chịu, bực bội mà hắn nói, hắn thách thức tôi ly hôn, vì thế nên tôi đã từ bỏ chuyện qua Mỹ định cư, cũng đỡ một gánh nặng, nhưng con tôi vẫn chưa biết chuyện ba nó ngoài tình, tôi cũng không có can đảm nói cho con. Tôi nên làm thế nào trong tình huống này?
Trả lời:
Thiên Kim xin cảm ơn câu hỏi cũng như là lời tâm tình bộc bạch của bạn gửi đến chương trình. Khi đọc lá thư này của bạn, trong tâm của tôi cũng bồi hồi, bức bối và bế tắc thay cho bạn. Tôi hiểu và cảm nhận được những điều mà bạn trải qua, đây cũng là một thực trạng phổ biến trong hôn nhân gia đình ở xã hội hiện đại. Những điều mà bạn trải qua, tất nhiên một phần cũng là do người chồng đã gây ra nghiệp xấu, nhưng nó cũng mang cả một sự kết hợp tinh vi và phức tạp của bài học nghiệp quả mà bạn phải học trên hành trình của mình. Vậy, để nói rõ hơn về vấn đề này, đàu tiên Vashna xin phép được giải thích sơ qua về nghiệp quả và cơ chế hoạt động của nghiệp:
Nghiệp là một cơ chế cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể bạn, cũng là một loại năng lượng dựa trên các cơ chế tác động như bao loại năng lượng vật lý khác ví dụ như cộng hưởng cùng tần sóng. Ở bên trong bạn thì: nghiệp được định nghĩa là những thói quen hay còn gọi là lối mòn tiềm thức đã hình thành từ thời thơ ấu hoặc thậm chí là tiền kiếp. Những thói quen tiêu cực trong tiềm thức ấy đã vô tình định hình nên con người bạn, những cái “tôi”- “bản ngã”, gây ra những cảm xúc như tức giận, khó chịu, hoặc đau khổ trước những vấn đề, tác động từ cuộc sống. Dưới góc độ năng lượng, nghiệp này hình thành lên những tắc nghẽn bên trong bạn. Với thế giới bên ngoài thì Nghiệp là những phản lực, những câu trả lời mà vũ trụ gửi ngược về cho bạn. Hình dung đơn giản thế này, nếu bạn dùng một lực đánh vào bức tường, bạn sẽ bị đau tay. Vì sao lại như vậy? Vì bức tường đã trả lại cho bạn một phản lực tương ứng, bạn đánh vào tường càng mạnh, phản lực trả về cho bạn càng cao, và tay bạn càng đau. Lực bạn đánh ra và phản lực bức tường trả lại cho bạn cân bằng nên không có hiện tượng gì khác thường xảy ra, bức tường vẫn đứng vững mà chỉ có bạn bị đau tay. Vũ trụ cũng vận hành cân bằng theo cách này, khi bạn làm một hành động nào đó với một người, một sự việc, bạn và họ đã gửi đi những nguồn năng lượng của nghiệp và vũ trụ có nhiệm vụ trả về tương tự theo đúng trật tự năng lượng của nó. Vì thế mà các tôn giáo cũng tin rằng nếu bạn gây ra hậu quả ở tiền kiếp thì bạn sẽ chịu điều tương tự trong kiếp này. Nghiệp xuất phát từ cơ chế cân bằng nên sẽ có cả thiện nghiệp và ác nghiệp. Khi năng lượng nghiệp từ bên ngoài được vũ trụ trả về và hình thành nên những tình huống không may mắn xung quanh cuộc sống của bạn, nếu như bạn đã cởi bỏ phần năng lượng nghiệp này bên trong, thay đổi những thói quen, cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ không còn năng lượng để cộng hưởng với nghiệp quả từ bên ngoài, nghiệp quả sẽ đơn giản lướt qua bạn. Ngược lại, nếu bên trong bạn vẫn còn những tắc nghẽn, những thói quen, cảm xúc tiêu cực, những nỗi sợ, bạn sẽ lại tiếp tục đáp trả lại vũ trụ những năng lượng mà bạn không mong muốn, cứ thế nghiệp cứ diễn ra diễn ra lại thành một vòng lặp cho đến khi bạn thật sự thay đổi tâm thức, thấy rõ và dọn dẹp tiềm thức của mình, học được bài học của nghiệp đó và không còn nghiệp bên trong. Đó là lý do vì sao khi đã học được bài học, nghiệp sẽ không còn tác động đến bạn nữa. Với chủ nhân câu chuyện trên cũng vậy, chúng ta cần nhìn ra những cảm xúc bên trong và tình huống bên ngoài của mình nhằm đưa ra những quyết định sáng suốt trong trường hợp này. Sơ qua về nghiệp là như vậy, trở lại với câu chuyện của bạn thì bạn đang rất là bế tắc và không biết phải làm như thế nào thì khi đã hiểu về cơ chế vận hành của nghiệp, tôi có một lời khuyên dành cho bạn: là bạn không nên giữ năng lượng tiêu cực bên trong và để nó tác động ra ngoài để nó tiếp tục cộng hưởng nghiệp.
Để dễ hình dung hơn một chút thì tôi sẽ chia sẻ góc nhìn của mình về 2 cuộc hôn nhân của 2 người chủ thể mà tôi đã chứng kiến trong cuộc sống thực tiễn này. 2 người ấy đã vướng mắc trong vòng xoáy nghiệp của hôn nhân mà tưởng như không thể bước ra, rồi cuối cùng họ đã chọn cho mình 2 cách giải quyết khác nhau. Tôi sẽ không dùng góc nhìn chủ quan của mình để bình luận hay đưa ra lời khuyên cho bạn mà thay vào đó tôi sẽ chỉ kể ra câu chuyện để bạn có thể tự chiêm nghiệm và rút ra bài học cho mình nhé.
Trường hợp đầu tiên, tôi tạm gọi là chị A. Chị A đã có một cuộc hôn nhân ko hề hạnh phúc và sau nhiều lần cố gắng, tha thứ nhưng người chồng vẫn không có động thái hối lỗi hay sửa sai. Không những vậy, chị ấy còn phải chịu đựng nhiều những sự đánh đập từ chồng chỉ vì lo cho các con, không nỡ để các con chịu cảnh gia đình ly tán. Chị ấy còn là một người luôn chu toàn với gia đình, chỉ ở nhà làm nội trợ nên ko hề có tự chủ về tài chính. Và đối với chị ấy thời điểm đó thì mọi thứ như rơi vào bế tắc, không có lối thoát và với cuộc hôn nhân 10 năm, chị ấy đã không còn nhan sắc như thời trẻ, cũng không còn những mối quan hệ hay bất cứ hy vọng nào ngoài sự bám víu vào cuộc hôn nhân này. Và chị ấy cũng bộc bạch với tôi là không biết tại sao ở trong hoàn cảnh đau đớn như vậy mà chị ấy vẫn cảm giác không thể rời xa người đàn ông này, và cứ chịu đựng như thế. Rõ ràng là khi con người ta ở trong vòng lặp, vòng xoáy của nghiệp thì luôn chịu sự dẫn dắt, tác động của năng lượng nghiệp, khiến cho ta rất khó để học được bài học hay cân bằng bên trong. Đó là lý do mà ta luôn vô minh, mù quáng khi ở trong vòng nghiệp quả đó. Trong trường hợp này, nếu như ta hiểu về cơ chế vận hành của nghiệp thì ta sẽ hiểu được bất kì những điều gì đến với ta hay ai tổn thương ta thì đều là nhân duyên nghiệp quả mà ta đã gieo từ quá khứ. Vậy nên nếu để cân bằng nghiệp, ta cần thật sự vui vẻ, bình thản chấp nhận nó từ bên trong với tâm không bám chấp. Mà nói về góc độ đời sống vật lý thì người phụ nữ trong câu chuyện này đã không yêu thương chính bản thân mình, đã chạy theo chồng con và chịu đựng. Mình chưa yêu thương chính bản thân mình thì người khác cũng sẽ khó mà yêu thương mình được, chưa kể đó là đa số những người phụ nữ trong trường hợp đó thường lại hay hi sinh, chịu đựng vì mắc kẹt trong tình yêu thương với con cái, và nếu cứ như thế thì nó sẽ cứ diễn ra như vậy, không có hồi kết. Rất may là cuối cùng, khi chị ấy hiểu được phải yêu thương bản thân mình và tự chữa lành những tổn thương từ bên trong bằng cách đối diện với nó, dám nhìn nhận và dám buông bỏ thì cuối cùng chị ấy đã chuyển hoá. Nói đến đây thì chắc các bạn cũng thắc mắc rằng chị ấy đã buông bỏ bằng cách nào phải không ạ? Sau khi gặp lại chị ấy cách đây gần 1 năm, tôi đã chữa lành sâu từ bên trong cho chị ấy và giúp cho chị ấy hiểu được gốc rễ của vấn đề thì chị ấy đã tự đưa ra quyết định sẽ buông bỏ. vì khi đã hiểu về nghiệp và sự vận hành của nghiệp, chị ấy đã thuận theo duyên và hiểu đơn giản như thể mình có gây tổn thương cho người ta ở những kiếp trước thì kiếp này người ta mới đến tổn thương mình và mình vui vẻ nhận lấy để mình trả nợ và bước ra khỏi vùng nghiệp này trong sự vui vẻ, không mong cầu. Rồi chị ấy bắt đầu lại từ đầu bằng con số 0, đi làm nhân viên bán hàng cho một siêu thị chỉ với mức lương đủ trang trải sinh hoạt hàng ngày, nhưng chị ấy bắt đầu dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, cải thiện vóc dáng, chăm sóc sức khoẻ tinh thần, rồi chị ấy thay đổi trở thành một con người hoàn toàn khác, năng động hơn và yêu thương bản thân mình nhiều hơn. 2 người con lớn của chị ấy khi hiểu được hoàn cảnh của cha mẹ mình thì cũng chấp nhận vì cha mẹ vẫn dành thời gian cho 2 con trong sự thoả hiệp. Như vậy, sự chuyển hóa bên trong của chị ấy đã giúp giải quyết tình huống bên ngoài.
Hi vọng câu chuyện nhỏ này và những lời phân tích trên kia sẽ giúp chị có thêm giải pháp cho vấn đề của mình!
Vashna Thiên Kim