CÂU CHUYỆN VỀ BẢN NGÃ VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC
14
05/2023

CÂU CHUYỆN VỀ BẢN NGÃ VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

Hạnh phúc: cái chết của bản ngã. Câu hỏi thứ nhất: Thưa Thầy kính yêu,. Tại sao khổ cảm thấy an toàn thế và hạnh phúc thấy đe doạ thế?

Câu chuyện ẩn dụ về Cái Tôi/ Bản Ngã

Có một câu chuyện về con sư tử cái mang thai đi săn mồi.

Khi trông thấy bầy cừu, nó liền nhảy tới. Khi cố gắng làm thế thì nó bị chết. Con sư tử con nhỏ bé chào đời mà không có mẹ. Những con cừu chăm sóc, nuôi dưỡng nó; và nó lớn dần theo bầy cừu, cùng ăn cỏ, và kêu be be như cừu. Theo thời gian, nó lớn dần lên thành một con sư tử to lớn, nhưng nó vẫn tưởng mình là con cừu. Một ngày kia, có một con sư tử khác đến săn mồi và sửng sốt khi thấy giữa bầy cừu là một con sư tử, con này cũng tháo chạy như con cừu khi thấy sự nguy hiểm đến gần. Con sư tử tìm cách đến gần con sư-tử-cừu kia để bảo cho nó biết rằng nó không phải là cừu, mà là một con sư tử; nhưng con vật khốn khổ kia cứ đâm đầu bỏ chạy mỗi khi con sư tử đến gần. Tuy nhiên, con sư tử vẫn chờ cơ hội, và ngày nọ nó thấy con sư-tử-cừu đang ngủ. Con sư tử lại gần và bảo: “Mi là sư tử”; con sư tử kia rống lên: “Tôi là con cừu”, nó không thể tin vào điều ngược lại, miệng cứ kêu be be. Con sư tử bèn dẫn nó đến một hồ nước, rồi bảo: “Hãy nhìn đi, đây là bóng của ta và mi”. Con sư-tử-cừu liền so sánh. Nó nhìn con sư tử rồi nhìn lại bóng mình, rồi chỉ trong một phút giây nó hiểu rằng nó là sư tử. Con sư tử bèn gầm lên, tiếng be be không còn nữa.

Các bạn là sư tử, các bạn là Linh Hồn đó, thanh khiết, vô biên và toàn hảo. Tất cả những gì bao quanh sư tử - bầy cừu – chính là những tác động xã hội nảy sinh những định nghĩa – bản ngã/ cái tôi của chính bạn. Nhưng rõ ràng, Linh Hồn thì rộng lớn hơn bản ngã/ cái tôi rất nhiều. Cái Tôi định danh sẽ mất đi khi bạn rời khỏi thể xác nhưng phần Linh Hồn thì không như vậy. Càng định danh sẽ càng giới hạn Linh Hồn.

Thế giới bên trong phản ánh thế giới bên ngoài

Vì sao ta lại thấy có điều tà ác? Có một gốc cây trong bóng tối, một tên trộm đi qua đó, nhìn thấy và bảo: “Đó là một tay cảnh sát”. Một chàng trai đang chờ người yêu nhìn thấy, và ngỡ đó là người yêu của mình. Một đứa kẻ nghe kể chuyện ma sẽ cho đó là con ma, và kêu ré lên. Nhưng lúc nào thì nó cũng chỉ là một gốc cây. Ta thế nào thì nhìn thế giới ra như thế ấy. Giả sử có một đứa bé trong phòng với một túi vàng đặt trên bàn, một tên trộm lẻn vào và cuỗm túi vàng đi mất. Đứa bé có biết túi vàng bị trộm không? Hễ trong lòng ta có cái gì thì ta thấy cái đó ở bên ngoài. Đứa bé không có tên trộm trong lòng, nên không thấy tên trộm bên ngoài. Mọi kiến thức cũng đều vậy cả.

 Đừng nói về điều tà ác của thế gian cũng như mọi tội lỗi của nó. Ngay từ bé, con người đã được dạy rằng họ vốn yếu đuối và là những kẻ phạm tội. Hãy dạy cho họ biết rằng họ là những đứa trẻ vinh quang và bất tử, ngay cả với những kẻ có biểu hiện suy nhược nhất. Hãy để tư tưởng tích cực, mạnh mẽ và hữu ích này đi vào bộ não ngay từ thời thơ ấu. Hãy mở rộng tâm trí ra với những tư tưởng này, chứ đừng đón nhận những tư tưởng làm ta suy nhược và tê cóng. Hãy tự nhủ: “Ta là Ngài, Ta là Ngài.” Hãy để tư tưởng đó ngày đêm vang lên trong tâm trí bạn như một bài ca, và lúc lâm chung hãy tuyên bố: “Ta là Ngài”. Đó là Chân Lý, sức mạnh vô biên của thế giới là sức mạnh của bạn. Hãy quét sạch mọi thứ mê tín bao phủ tâm trí bạn. Chúng ta hãy dũng cảm lên. Hãy nhận biết Chân Lý đó và thể hiện Chân Lý đó. Mục tiêu có thể ở xa, nhưng hãy thức dậy. Vươn cao lên và cố gắng không ngừng cho đến khi đạt được mục tiêu.

 

Trích câu chuyện theo “Triết học Vedanta”

Vậy đấy, nếu bạn không nhận diện được bản chất thật của mình, có thể tạm gọi là “Chân Ngã”, mà bạn để “Bản ngã/ cái tôi” dẫn dắt, bạn sẽ mãi không nhìn thấy được hạnh phúc thật sự, mà bạn chỉ mãi sống trong lăng kính của “Bản ngã”, nó chỉ nghe điều muốn nghe, thấy điều muốn thấy như câu chuyện về một cái gốc cây trên, những gì bạn thấy bên ngoài, phản ánh Bản Ngã bên trong bạn chứ không phải sự thật hiện hữu. Và theo tư tưởng triết học Vedanta, “Chân Ngã” tồn tại bên trong tất cả chúng ta, Bản Ngã hay Cái Tôi là công cụ để giúp chúng ta trải nghiệm và học bài học trong cuộc sống, mục đích cuối cùng là học nhận biết được về sự hợp nhất, về sự thật tối cao về “Chân Ngã”. Vì thế đoạn trên trích sách nhắc về “Ta là Ngài” ở đây chỉ ra rằng “Đấng tối cao/ Cha tạo hoá” cũng là chính ta, như đạo Phật luôn nói về Phật tánh tồn tại bên trong mỗi người vậy.

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger