Sống Tỉnh Thức
CÁCH ĐƯA NÃO BỘ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN
Trong đời sống hiện đại, khi áp lực công việc cùng những gánh nặng trách nhiệm ngày càng tăng thì chúng ta hay mặc định việc “sống chung với stress”. Rất nhiều nỗ lực đưa ra để cải thiện tình trạng này: nghỉ ngơi, thay đổi trạng thái, sử dụng chất kích thích….nhưng vấn đề vẫn chưa thể giải quyết triệt để do chúng ta không để ý đến nguyên nhân thực sự của mọi chuyện.
Vậy, làm thế nào để đưa não bộ vượt qua các trạng thái tinh thần khó khăn, khôi phục lại khả năng sáng tạo?
1. Khả năng thích ứng
Trong tất cả các loài sinh vật sống, con người có khả năng thích nghi với mọi dạng môi trường sống trên hành tinh: khí hậu khắc nghiệt nhất, chế độ ăn kiêng lạnh lùng nhất, bệnh tật tồi tệ và hàng tá những nguy cơ xảy ra cho tâm trí, ngay sau khi chúng ta chứng kiến những tai ương, mất mát đã diễn ra. Và chúng ta không mấy khi chú ý đến điều này trong cuộc sống của mình, mà thường gắn mình vào những thứ “khuôn mẫu” có sẵn. Đặc biệt là những kí ức về cú sốc, nỗi sợ trong quá khứ liên tục nhắc ta về những “giới hạn”
“Mình sẽ không thể làm được”.
Thực ra không có ai sinh ra chỉ toàn gặp những điều may mắn thuận lợi, cũng như không có ai sinh ra chỉ toàn là bất hạnh xui xẻo, mà đó chỉ là những biến cố sẽ đến vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời con người. Có điều, khi chia sẻ ra bên ngoài, người ta luôn muốn lảng tránh, giấu giếm những thứ được coi là “điểm yếu cốt tử” của bản thân mình.
Ta hãy xem tấm gương của Eistein – nhà thiên tài vĩ đại trong lịch sử đã tạo ra những bước tiến mới cho nhân loại trong lĩnh vực vật lý nói riêng và toàn bộ các lĩnh vực nói chung bằng thuyết tương đối. Nhưng để đạt được thành công ấy, trước hết là nhờ khả năng thích ứng siêu việt của ông trước thực tại, làm chủ suy nghĩ, đưa bộ não vào trạng thái thâm nhập những dòng thông tin bí ẩn của vũ trụ bằng khát khao hiểu biết. Có thể bạn sẽ nghĩ, ông sinh ra đã giỏi hơn người khác. Nhưng bạn chỉ đúng một phần, vì bộ não của ông không có gì khác so với bộ não của chúng ta, ngoại trừ số lượng liên kết nơ ron thần kinh khổng lồ - dấu vết của một hành trình sáng tạo tìm tòi không biết mệt mỏi.
Muốn thích ứng được với bất kỳ hoàn cảnh nào ở bên ngoài, trước hết, bạn cần có tâm thế chấp nhận. Chấp nhận lùi lại thay vì hơn thua ngay lúc ấy. Tập trung vào giải quyết vấn đề chứ không giải quyết cảm xúc, dù vấn đề có đang ở mức độ nào. Tập trung vào những thứ mình có thể làm được, xử lý vấn đề của chính mình, đừng lo nghĩ về người khác. Quan sát trạng thái căng thẳng để ngừng lại, quay đi khi nó vừa lên cao. Khi bình ổn hơn bạn có thể quay trở lại, chịu trách nhiệm với tất cả mọi chuyện quanh mình để có thể tiếp tục làm điều bạn nghĩ là đúng.
Hãy thử tưởng tượng: bạn vừa nhận được lời khiển trách của sếp, hoặc hợp đồng của bạn bị từ chối ở phút cuối. Dĩ nhiên, trong tình huống này làm sao mà vui được? Nhưng bạn chỉ cần bình ổn lại cảm xúc, chấp nhận những vấn đề ấy, nói lời xin lỗi/ cảm ơn một cách chân thành rồi lùi lại cho mình một khoảng để tìm ra vấn đề….Cứ vậy, bạn sẽ nhận ra rằng bạn không còn gắn cảm xúc của mình vào sự được mất nữa và vấn đề sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Trở lại với Eistein, tại sao ta nên học tập khả năng thích nghi của ông?
Vì bản thân ông đã có một quá trình điều phục bộ não gia tăng khả năng thích ứng quá tuyệt vời để đạt thành tựu tuyệt vời trong việc phát huy trí tuệ. Ông vốn là một thiên tài khoa học nhưng mang cảm giác là một người chồng và người cha thất bại. Ông li dị người vợ đầu tiên, Mileva vào năm 1919, đứa con gái ngoài giá thú biến mất khỏi tiểu sử của ông, một trong hai người con trai của ông bị tâm thần phân liệt và chết trong bệnh viện tâm thần; người con trai còn lại phải sống xa cha mình trong hai thập kỷ. Thực ra, ở người bình thường, nếu trải qua những nỗi đau day dứt tương tự, cũng rất dễ có xu hướng suy sụp, trầm cảm hoặc tổn thương ám ảnh. Điều này lại càng khó chấp nhận hơn đối với một thiên tài, theo cách nghĩ thông thường. Vậy thì Eistein làm thế nào để vượt qua?
Ông đã thích ứng bằng cách đối diện và chinh phục điều ông không biết. Cuộc sống luôn có những thử thách ngoài ý muốn, và để thích ứng với nó, ông xây dựng ba điểm mạnh và tránh ba chướng ngại:
- Ba điểm mạnh: bỏ qua, linh hoạt, thư giãn
- Ba chướng ngại vật: thói quen cũ, điều kiện, sự bế tắc.
Với quan điểm này, Eistein có thể bỏ qua những định kiến hay những phán xét về khả năng làm chồng, làm cha của chính mình. Ông thư giãn để giải pháp đến với mình từ tiếng nói của giấc mơ và trực giác. Ông tìm hiểu tất cả những gì mình có thể tìm hiểu về một vấn đề, sau đó từ bỏ những khả năng chưa biết. Nếu Isaac Newton nhìn nhận vũ trụ như một bộ máy khổng lồ với những phần có thể tìm hiểu và đo lường thì ông đơn giản chỉ xem nó là một bí ẩn; từ đó khám phá để tái phát minh lại những khái niệm cơ bản nhất trong hệ thống học thuyết Newton (trọng lực và không gian).
Vậy bạn có thể thấy mình thích nghi đúng hướng khi nào?
- Khi bạn có thể tự cười một mình
- Bạn thừa nhận tình huống có nhiều điểm nhìn, khía cạnh, vai trò hơn những gì bạn có thể biết.
- Bạn không còn muốn hơn thua, đúng sai hoặc ở vào thế đối kháng với người khác nữa mà bạn muốn khám phá, ghi nhận và sẵn lòng thương lượng, thỏa hiệp khi cần
- Bạn có thể thư giãn linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
- Bạn nhìn nhận sự việc theo cách khác so với trước đây và điều này làm bạn phấn khởi.
Tối đa hóa khả năng thích ứng của bộ não chính là cách để bạn gia tăng cơ hội thành công ở bất cứ lĩnh vực nào.
2. Khả năng hội nhập: tham gia một cách hồn nhiên, mở rộng thế giới…
Có bao giờ bạn từ hỏi vì đâu mà các em bé sơ sinh luôn tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc, ngay cả khi chúng được sinh ra trong tâm trạng tốt hoặc gặp toàn điều may mắn?
Mỗi tế bào cơ thể của em bé sơ sinh tràn đầy sức sống, niềm vui và sự háo hức khám phá thế giới. Lúc nào em bé cũng ở trong tâm thế đón chờ cái mới, rộng mở với mọi thứ. Não bộ của em bé liên tục vận động, tự định hình lại khi thế giới mở ra rộng hơn. Và trẻ cũng không từ bỏ hoặc bế tắc ở các điều kiện bất lợi như người lớn, cũng không từ chối hay áp đặt. Đơn giản trẻ khám phá mọi thứ, đưa ra phản hồi thích thú. Trẻ luôn muốn đi chơi thay vì ở trong phòng kín, luôn muốn tiếp xúc với thế giới một cách sống động nhất.
Là một người có đủ khả năng hội nhập nghĩa là ta có ba điểm mạnh phản ứng sự tiếp cận của trẻ sơ sinh và thế giới, tránh được ba chướng ngại làm phiền đến cuộc sống chúng ta:
- Ba điểm mạnh: giao tiếp, giữ thăng bằng, thấy những hình ảnh lớn lao
- Ba chướng ngại vật: cô lập, mâu thuẫn, đàn áp.
Rõ ràng, nếu bạn muốn được khỏe mạnh và hạnh phúc một cách tự nhiên, bạn chỉ cần học tập em bé sơ sinh: hòa mình vào các trải nghiệm thật trọn vẹn thay vì sống với sự tách biệt và mâu thuẫn.
Vậy bạn có thể hội nhập hơn khi nào?
- Khi bạn có thể tạo ra một nơi an toàn để có thể là chính mình và mời người khác tham gia vào mạng lưới an toàn tương tự của bạn để họ có thể là chính mình.
- Bạn khát khao tìm hiểu bản thân.
- Bạn chấp nhận được sự từ chối, khó khăn và đối diện thực tế.
- Bạn thừa nhận góc khuất của bạn như một phần cơ thể, không xem nó như một phần xấu xa, đáng xấu hổ…
- Bạn bắt đầu thấy mình được truyền cảm hứng, có thêm năng lượng để cùng làm một cách chân thành, nhiệt huyết.
3. Mở rộng tâm thức – xây dựng đức tin tâm linh
Chúng ta mở rộng bộ não với mục đích đầu tiên là để nhận thức. Và đích cao nhất của nhận thức chính là việc đạt tới lý tưởng. Bạn có thể tìm thấy những hình mẫu vươn tới tầm nhận thức này chính là Đức Phật hoặc các vị anh hùng trong tín ngưỡng của cộng đồng. Ngạn ngữ của Ấn Độ đã ví tâm thức với ngọn đèn sáng trên cánh cửa: thắp sáng cho ngôi nhà và thắp sáng cho cả thế giới bên ngoài: nhận thức bên trong và nhận thức bên ngoài không tách rời.
Mở rộng tâm thức là khi chúng ta thức tỉnh, nhận thức và cảnh giác cao hơn. Chúng ta có những câu hỏi và nhu cầu sống có ý nghĩa, bên cạnh những trách nhiệm hoặc những điều mà ai cũng phải làm, chúng ta hiểu được sự quý giá của bản thân mình thay vì trông chờ sự xác thực của người khác công nhận giá trị của chính mình. Thay vì chờ được giúp đỡ, chúng ta sẽ mở lòng giúp đỡ người khác tất cả những việc mà chúng ta có thể. Bạn cũng có thể hòa mình vào những không gian có tầng năng lượng của sự thăng hoa như âm nhạc, hội họa, tôn giáo. Mỗi người là một tiểu vũ trụ nên khi tập trung mở rộng nội tâm của chính mình, cánh cửa thế giới cũng mở ra với bạn!
Một trong những thứ khiến chúng ta tốn năng lượng và lãng phí công sức đó chính là hành xử thiếu chân thành!
Vì khi làm như thế, bạn vừa mất năng lượng trong việc thúc ép bản thân đi ngược với tự nhiên, vừa tạo ra những cảm giác mâu thuẫn áy náy nội tâm hoặc trạng thái tính toán không cần thiết.
Bạn có thể tham khảo ba điểm mạnh giúp bạn mở rộng tâm thức và tránh ba chướng ngại vật:
- Ba điểm mạnh: phát triển, mở rộng, được truyền cảm hứng
- Ba chướng ngại: sự tiêm nhiễm, ranh giới cố định, tuân thủ.
Khi tâm thức của bạn được mở rộng, các giới hạn cũng dần biết mất, và bạn sẽ thấy được khả năng tự chủ của chính mình thay vì bất lực trước hoàn cảnh. Từng bước một, khi tâm thức được mở rộng ra, bạn sẽ có các trải nghiệm bình an, cân bằng – điều tốt cho cả bộ não/ khả năng tư duy và chất lượng cuộc sống của bạn.
Bạn cảm thấy chủ động, thấu suốt, an toàn bất kể ngoại cảnh như thế nào, vì bạn hiểu thế giới đang là sự phản ánh cảm xúc của chính bạn, và bạn có thể điều chỉnh chúng, điều chỉnh thái độ để mình hạnh phúc hơn. Bạn cũng không thấy sợ hãi, cô đơn hay bị giới hạn nữa vì bạn đã biết nghe tiếng nói của chính mình, biết sống thật với lòng mình. Những thứ bạn chưa biết không còn là nguy cơ đáng sợ mà nó là điều tuyệt vời để khám phá. Cuộc sống trong mắt bạn không chỉ có hai gam màu đen trắng của đúng sai, mà chỉ là sự hài hòa của các trạng thái. Bạn quan sát mọi thứ, thừa nhận cảm xúc nhưng bình tâm hành động. Đó chính là những biểu hiện cho thấy tâm thức của bạn đang mở rộng ra.
Nhịp sống hiện đại khiến bạn như một người đang mang trên vai nhiều hòn đá tảng mang tên cơm áo gạo tiền, mối quan hệ, công việc sự nghiệp, gia đình, bản thân, xã hội…Nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc tập trung vào nâng cao thể lực của chính mình, hài hòa cân chỉnh vị trí của những phiến đá đó để bước đi nhẹ nhàng trên con đường thay vì nhìn sang gánh nặng của người khác để so sánh. Ngay cả việc bạn coi đó là những món quà quý trong cuộc sống cũng sẽ đem lại cảm giác tích cực hơn hẳn khi bạn nghĩ đó là những hòn đá nặng nề.
Một lần nữa, bạn không chọn được nơi sinh ra, không chọn được hoàn cảnh hay những điều kiện thực tế, nhưng bản thân bạn khi có mặt trên đời đã là một món quà của tạo hóa. Bạn có thể cải biến hoàn cảnh, tạo ra không gian và sống một cuộc sống ý nghĩa với sự hài lòng, hạnh phúc! Chính điều này cũng mang lại khả năng khai mở và phát triển thần kì cho não bộ của bạn!
Vashna Thiên Kim