CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH TẬT
11
12/2023

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH TẬT

Nếu coi cơ thể là một bào thai lớn, bệnh tật là một bào thai được nuôi dưỡng bên trong, thì từ lúc bắt đầu cho tới lúc nảy sinh bệnh tật, ta cũng trải qua các giai đoạn chính mà nếu xác định đúng được nó, sự can thiệp điều chỉnh sức khỏe sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

1.    Giai đoạn tích tụ

Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất với bất cứ vấn đề sức khỏe nào được manh nha. Các thầy thuốc có thể cảm nhận được sự mất cân bằng trong mạch đập của bạn. Và bạn có thể nhận ra dấu hiệu dư thừa, quá phát của một số dosha bên trong của mình: vata tích tụ gây nên chứng táo bón, chướng bụng; pitta tăng cao sẽ ảnh hưởng ở nước tiểu màu vàng, luôn thấy đói thèm đồ ngọt, còn kapha tích tụ thì cho cảm giác trì trệ, chán ăn.

Giai đoạn này bạn vẫn tương đối khỏe mạnh. Khi một dosha nào đó tích tụ thì trí thông minh cơ thể sẽ tạo ra trong bạn một mối ác cảm với yếu tố gây tích tụ đông thời phát sinh nhu cầu điều tiết với việc thèm các yếu tố đối nghịch.
Giai đoạn này thực sự cần sự lắng nghe cơ thể, tôn trọng cơ thể và tự điều chỉnh.

2.    Giai đoạn quá phát

Nếu các dosha tích tụ không được điều tiết, giai đoạn 1 chuyển qua giai đoạn 2: dosha lớn dần lên tại vùng khu trú đặc thù của nó. Cơ thể trở nên nhạy cảm và dễ phản ứng với các tác động bên ngoài. Chẳng hạn bạn thấy mình dễ bị ho sau khi ăn nặng bụng, ợ nóng, nôn mửa hoặc thấy đau nhức ở một số khu vực trên cơ thể.

Tuy nhiên, giai đoạn 2 này bạn vẫn có thể lắng nghe cơ thể để có thể tự đảo ngược tiến trình bệnh bằng việc vận dụng những hiểu biết thông thường để áp dụng “cái đối nhau thì triệt hạ nhau”. Đây cũng là cách mà chúng ta hay áp dụng mẹo dân gian vào trong ăn uống, điều trị những bệnh “tự khỏi”, tự chữa tại nhà như đau bụng, cảm lạnh…

3.    Giai đoạn phát tán

Đây là giai đoạn nghiêm trọng hơn, vì từ chốn trú ngụ ban đầu, dosha bị tích tụ bắt đầu phát tán ra bên ngoài, xâm nhập vào máu và hệ tuần hoàn chung để tìm kiếm điểm xâm nhập.

Đến lúc này, dosha tích tụ dư thừa trở nên nguy hiểm và cần được loại trừ ra khỏi cơ thể, chúng ta cần đến các chương trình thanh lọc (panchakarma) để đưa các dosha quay trở về khu vực khu trú tương ứng của chúng hoặc đào thảo chúng ra khỏi cơ thể.

4.    Giai đoạn lắng đọng hoặc xâm nhập

Nếu quá trình thanh lọc không diễn ra, dosha quá phát sẽ đi vào một cơ quan, một mô hay hệ thống yếu nào đó dưới tác động của một sang chấn, hay khuynh hướng di truyền…Khi xâm nhập vào nơi đó, dosha mới xuất hiện gây rối loạn trí thông minh tế bào của mô yếu và khiến nó bị biến đổi.  Tính chất của dosha bị quá phát sẽ kìm hãm tính chất của các mô bình thường, tạo nên sự thay đổi về cấu trúc và chức năng – các hạt mầm của bệnh tật.

Lúc này, bệnh chưa biểu hiện rõ bên ngoài nhưng đã có mầm mống bên trong. Người tỉnh táo có thể cảm nhận được sự thay đổi bên trong cơ thể họ để quyết định có can thiệp kịp thời hay không. Giai đoạn này là thời kì ủ bệnh.

5.    Giai đoạn biểu hiện

Hay còn gọi là giai đoạn mới phát bệnh: những biến đổi về tính chất trở nên rõ rệt. Những dấu hiệu triệu chứng của một căn bệnh thực sự biểu hiện rõ rệt ra ngoài, thể trạng bắt đầu đau ốm, suy yếu.

6.    Giai đoạn phát bệnh trọn vẹn: sự biến dạng của tế bào khiến cấu trúc méo mó.

Giờ đây, quá trình phát bệnh đã đạt đến độ hoàn chỉnh. Trong cấu trúc cơ thể xuất hiện biến đổi, tổn thương và biến chứng, bệnh phát ra trọn vẹn và cũng là giai đoạn khó chữa nhất. Lúc này là thời điểm phải có những can thiệp mạnh từ bên ngoài để điều chỉnh, tác động đến các yếu tố bên trong cơ thể.

Như vậy, ta có thể thấy việc điều trị - khôi phục sự cân bằng và hoạt động bình thường của cơ thể càng được tiến hành ở giai đoạn sớm thì cơ thể càng có khả năng phục hồi. Vì lẽ đó ta hướng đến phòng chống bệnh hơn chữa bệnh trong y học Ayurveda. Hi vọng với những hiểu biết mà Vashna Group cung cấp, các bạn sẽ đủ tỉnh táo để lắng nghe cơ thể và dành cho mình những lựa chọn sáng suốt để duy trì sức khỏe và bình an.

Vashna Thiên Kim

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger