ĂN UỐNG CHÁNH NIỆM
12
05/2023

ĂN UỐNG CHÁNH NIỆM

Thức ăn nó không chỉ là hợp chất cấu tạo nên nó. Mà còn là trường thông tin năng lượng tạo nên bản chất của nó, bởi vì vốn dĩ mọi thứ đều là năng lượng. Vậy làm thế nào để có thể hấp thu hoàn toàn những dinh dưỡng/năng lượng tốt vào trong cơ thể? Chúng ta cần một bước “Chuyển Hoá”

Thức ăn nó không chỉ là hợp chất cấu tạo nên nó. Mà còn là trường thông tin năng lượng tạo nên bản chất của nó, bởi vì vốn dĩ mọi thứ đều là năng lượng. Vậy làm thế nào để có thể hấp thu hoàn toàn những dinh dưỡng/năng lượng tốt vào trong cơ thể? Chúng ta cần một bước “Chuyển Hoá”
 

HÃY CHÁNH NIỆM KHI ĂN!

Ăn uống có chánh niệm bắt nguồn từ triết lý rộng lớn hơn về chánh niệm, được coi là một loại hình thực hành phổ biến đã có từ nhiều thế kỷ trước được sử dụng trong nhiều tôn giáo. Chánh niệm được hiểu là sự tập trung có chủ định vào suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác thể chất của một người ở thời điểm hiện tại. Mục tiêu của chánh niệm là nhận thức rõ hơn thay vì phản ứng với tình huống và lựa chọn của một người.
 
Ăn có chánh niệm nghĩa là việc sử dụng tất cả các giác quan thể chất và cảm xúc của mình để trải nghiệm và thưởng thức, lựa chọn món ăn, loại thực phẩm mà bản thân yêu thích. Điều này khiến bản thân mỗi người sẽ cảm nhận được sự trân trọng, biết ơn đối với thức ăn đã nuôi dưỡng từng tế bào cơ thể của mình. Ăn uống trong chánh niệm giúp mọi người đưa ra được những lựa chọn chế độ ăn thỏa mãn và bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nó không được khuyến khích “đánh giá” hành vi ăn uống của một người vì mỗi người đều có nhiều trải nghiệm ăn uống khác nhau. Khi nhận thức rõ hơn về thói quen ăn uống của mỗi người thì chúng ta mới có thể thực hiện các bước khác nhằm thay đổi, cải thiện những hành vi có lợi cho bản thân và môi trường.
 
Thực chất, ăn trong chánh niệm được xem xét từ những bước cơ bản nhất như thức ăn đó đến từ đâu, quá trình tiến hành chế biến món ăn như thế nào và những điều ảnh hưởng đến lượng thức ăn được ăn. Mỗi người khi ngồi vào bữa ăn cần để ý xem thức ăn trông như thế nào, mùi vị mỗi món ăn ra sao, có hương vị như thế nào và cảm nhận như thế nào trong cơ thể mỗi người khi học ăn, sau đó là quá trình thừa nhận cảm giác của cơ thể. Sau mỗi bữa ăn thì mỗi cá nhân đều bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng từng món ăn mà mình được thưởng thức bằng cách hít thở sâu hoặc thiền trước hoặc sau bữa ăn, xem xét và phản ánh những lựa chọn thực phẩm đó có ảnh hưởng đến môi trường hay không và đưa ra những ý kiến thay đổi, cải thiện cho những bữa ăn sau này. Tưởng chừng như đó là cả một quá trình dài trong bữa ăn và khó có thể thực hiện đầy đủ, thực hiện đúng tất cả các bước thực hiện ăn trong chánh niệm được nhưng khi bước vào thực hiện, các bước thực hiện sẽ theo cảm nhận tuần tự của mỗi người từ những bước đầu tiên cho đến khi kết thúc, dần dần tạo thành thói quen và dễ dàng thực hiện.
 

Cách Chuyển Hoá Thức Ăn Trước khi đưa vào cơ thể:

  • Đối với thức ăn dù là bạn ăn chay hay ăn mặn, trước khi đưa món ăn vào cơ thể, bạn hãy “chánh niệm” trong vòng vài phút, với ý niệm rằng: tôi và bạn là tình yêu thương, là sự đủ đầy, là sự biết ơn, hạnh phúc và bình an. Tôi rất biết ơn sự tồn tại của bạn, để giúp cho tôi có bữa ăn ngon tuyệt vời này, bạn cũng là tôi, sau khi đưa vào cơ thể bạn cũng là 1 phần của tôi… sau đó các bạn hãy nghĩ đến công dụng tuyệt vời mà món ăn đó sẽ giúp ích cho cơ thể bạn.
Ví dụ như bạn đang muốn uống nước ép bưởi để thải đi phần nào mỡ thừa trên cơ thể, thì bạn phải tương tác với nước bưởi nghĩ đến công dụng của nó khi vào cơ thể, nó chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ thật tốt với mọi thứ đã sẵn sàng trong các tế bào, cơ quan tiêu hoá của bạn. Hãy tương tác bên trong cơ thể mình với chính những món ăn mình dung nạp. Năng lượng vận hành rất thông minh cũng như cơ thể của ta rất thông minh, khi bạn ăn chánh niệm, trong vài phút "chánh niệm" đó, não phát ra tín hiệu chạy dọc trục năng lượng chính để báo hiệu cho hệ tiêu hoá biết chúng cần sẵn sàng để hấp thu thức ăn, mỗi bộ phận sẵn sàng thu nạp thức ăn vào, ví dụ bao tử sẽ tiết ra axit chua và co bóp để nghiền các thức ăn đầu vào... vậy nên nếu bạn vừa ăn vừa bấm điện thoại hoặc suy nghĩ lan man nhiều vấn đề, lúc đó bao tử sẽ không làm việc, hệ tiêu hoá cũng không nhận được tín hiệu để tiêu hoá lượng thức ăn vào, dẫn đến bị trào ngược dạ dày, ợ chua, đầy hơi...
 
Đối với trường hợp bạn ăn mặn: cũng hãy phát ra ý niệm với các bạn động vật ấy rằng: tôi xin lỗi, tôi cần thức ăn để duy trì sự sống, xin hãy tha thứ cho tôi, biết ơn bạn đã tồn tại và giúp đỡ, sau đó gửi thật nhiều năng lượng yêu thương để chuyển hoá nguồn năng lượng tiêu cực có trên từng thớ thịt của động vật (mình có chia sẻ về vấn đề năng lượng của động vật qua bài trước) , hãy nhớ là hạn chế sát sinh ít nhất có thể, vì năng lượng ai oán của món ăn đến từ động vật khi còn sống bị tước đoạt sẽ nặng nề hơn thức ăn đến từ đông lạnh và bạn chỉ gián tiếp ăn nó không phải vì bạn mà gây ra cái chết cho nó. Đây còn là về yếu tố nhân đạo.
 
Không cần nói ra thành lời, mọi thứ chỉ là ý nghĩ! Chỉ cần bạn thật sự để tâm và tương tác năng lượng như thế, thực hành chánh niệm trong bữa ăn bằng cách trên và sự biết ơn vô vàn gửi đến món ăn thì cũng đã đủ để chuyển hoá nguồn năng lượng từ thức ăn trước khi đưa vào cơ thể vì sức mạnh của sự biết ơn là vô cùng lớn, nếu bạn là người thường xuyên phải ăn mặn (vì bất đắc dĩ hoàn cảnh/gia đình/công việc) chưa thể thực hành ăn thuần chay, thì việc biết cách chuyển hoá nguồn năng lượng thức ăn trước khi nạp vào là vô cùng cần thiết cho bạn. Khi bạn đồng hóa bạn và thức ăn là những gì thuần khiết như tình yêu, bình an… thì bạn chính là tình yêu, bình an… và thức ăn đưa vào cơ thể bạn cũng sẽ là nguồn năng lượng đó.
 
Sức mạnh của sự biết ơn là vô cùng lớn, khi bạn biết ơn, bạn hài lòng với những gì bạn đang có và bạn thấy đủ đầy, bạn đang tiếp tục thu hút nguồn năng lượng trong tương lai tiếp tục có những bữa ăn thanh khiết đủ đầy như thế. Vũ trụ luôn vận hành qua Luật Hấp Dẫn.
 

Hãy ĂN CHẬM NHAI KỸ:

Ngoài ra, ăn trong chánh niệm được xem xét từ những bước cơ bản nhất như ĂN CHẬM xem thức ăn đó đến từ đâu, quá trình tiến hành chế biến món ăn như thế nào và những điều ảnh hưởng đến lượng thức ăn được ăn. Mỗi người khi ngồi vào bữa ăn cần để ý xem thức ăn trông như thế nào, mùi vị mỗi món ăn ra sao, có hương vị như thế nào và cảm nhận như thế nào trong cơ thể mỗi người khi học ăn, sau đó là quá trình thừa nhận cảm giác của cơ thể. Trong lúc này các cơ quan trong hệ tiêu hoá cũng được truyền tín hiệu nhận biết và làm việc, việc NHAI KỸ giúp cho hệ tiêu hoá cũng bớt làm việc quá sức.
 
Sau mỗi bữa ăn thì mỗi cá nhân đều bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng từng món ăn mà mình được thưởng thức bằng cách hít thở sâu hoặc thiền trước hoặc sau bữa ăn, xem xét và phản ánh những lựa chọn thực phẩm đó có ảnh hưởng đến môi trường hay không và đưa ra những ý kiến thay đổi, cải thiện cho những bữa ăn sau này, đây cũng chính là hành trình quán chiếu tâm, lắng nghe cơ thể, và trân trọng sự sống từ những điều nhỏ nhất.
 
Ăn chánh niệm giúp bạn hấp thu hoàn toàn lượng thức ăn nạp vào, chỉ hấp thụ những dưỡng chất tương thích và tốt cho cơ thể, giúp bạn truyền thông liền mạch giữa thân lẫn tâm, ăn chánh niệm là phương pháp để chuyển hoá tốt nhất nguồn thức ăn thành năng lượng để nạp vào cơ thể.
 
Bạn có thể tham gia vào Group Cộng đồng Vashna để có thêm cơ hội chia sẻ trao đổi: https://zalo.me/g/kdbrgz357
 

Bình luận: 0

Tin tức liên quan

0916.84.8888
  • Phone
  • Zalo
  • Messenger